SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
Tel: 0243 2011 747 Hotline: 097 211 8764

QUY ĐỊNH TÍNH ĐẦY ĐỦ CỦA BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN

Ngày 28/12/2019, Tổng kiểm toán Nhà nước đã ban hành Quyết định số 03/2018/QĐ-KTNN Hướng dẫn về bằng chứng kiểm toán. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 11/02/2019.

Theo đó, Quyết định số 03/2018/QĐ-KTNN quy định tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán gồm:

  • Là tiêu chuẩn đánh giá về số lượng bằng chứng kiểm toán. Số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập chịu ảnh hưởng bởi đánh giá của Kiểm toán viên nhà nước (KTVNN) về rủi ro có sai sót trọng yếu và chất lượng của những bằng chứng kiểm toán đó;
  • Tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán không đặt ra một số lượng cụ thể mà phụ thuộc vào xét đoán chuyên môn của KTVNN, tức là KTVNN phải đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính đầy đủ như đánh giá được rủi ro có sai sót trọng yếu và chất lượng của bằng chứng kiểm toán thu thập. Rủi ro có sai sót trọng yếu được đánh giá ở mức độ càng cao thì thường cần càng nhiều bằng chứng kiểm toán, chất lượng của mỗi bằng chứng kiểm toán càng cao thì có thể cần ít bằng chứng kiểm toán hơn;
  • Tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán yêu cầu KTVNN phải thu thập số lượng bằng chứng cần thiết đảm bảo đủ căn cứ hỗ trợ cho KTVNN đưa ra đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán;
  • Bằng chứng kiểm toán phải đạt được tính đầy đủ để một KTVNN có kinh nghiệm nhưng không có bất kỳ thông tin nào trước về cuộc kiểm toán có thể hiểu được kết quả của các thủ tục kiểm toán đã thực hiện, hiểu được căn cứ hình thành đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán.

Có thể thấy, Quyết định số 03/2018/QĐ-KTNN đã có những hướng dẫn cụ thể về tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán, qua đó góp phần giúp cho việc thu thập, chứng minh và tổng hợp các bằng chứng này sẽ được thực hiện đầy đủ, chính xác, công khai và minh bạch.

Ngày 28/12/2018, Chính phủ đã ban hành Thông tư số 135/2018/TT-BTC quy định việc quản lý đối với tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý tạm gửi, tạm giữ do kho bạc nhà nước nhận bảo quản. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2019.

Theo đó, Thông tư số 135/2018/TT-BTC có nội dung nổi bật như sau:

  • Các đơn vị trong hệ thống Kho bạc Nhà nước, các tổ chức, cơ quan Nhà nước có liên quan trong việc giao, nhận tài sản gửi bảo quản với các đơn vị Kho bạc Nhà nước là đối tượng áp dụng các quy định tại thông tư.
  • Kho bạc Nhà nước nhận bảo quản tài sản theo hòm/túi/gói đã được niêm phong của đơn vị gửi tài sản; trên niêm phong đóng dấu của đơn vị gửi, chữ ký của người niêm phong.
  • Trường hợp đơn vị gửi tài sản bảo quản là tiền mặt hoặc ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý của đơn vị thực hiện như sau:

a) Đối với tiền mặt nộp tại Kho bạc Nhà nước: Kho bạc Nhà nước kiểm đếm xác định giá trị tài sản và hạch toán vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý của đơn vị tại Kho bạc Nhà nước theo quy định.

b) Đối với tiền mặt và ngoại tệ tiền mặt (các loại ngoại tệ mà Kho bạc Nhà nước có tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ tại Ngân hàng) nộp tại Ngân hàng: Đơn vị nộp trực tiếp tại Ngân hàng thương mại để chuyển vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước. Đơn vị thực hiện nộp tiền theo hướng dẫn của Ngân hàng thương mại. Kho bạc Nhà nước hạch toán vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý của đơn vị tại Kho bạc Nhà nước theo quy định.

Như vậy, Thông tư số 135/2018/TT-BTC đã hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục giao nhận tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý tạm gửi, tạm giữ cho kho bạc nhà nước, qua đó góp phần giúp các hoạt động này được thực hiện chính xác, đảm bảo tính công khai, minh bạch và hiệu quả.

 

QUY ĐỊNH VIỆC QUẢN LÝ ĐỐI VỚI TIỀN MẶT, GIẤY TỜ CÓ GIÁ, TÀI SẢN QUÝ TẠM GỬI, TẠM GIỮ DO KHO BẠC NHÀ NƯỚC NHẬN BẢO QUẢN

Ngày 28/12/2018, Chính phủ đã ban hành Thông tư số 135/2018/TT-BTC quy định việc quản lý đối với tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý tạm gửi, tạm giữ do kho bạc nhà nước nhận bảo quản. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2019.

Theo đó, Thông tư số 135/2018/TT-BTC có nội dung nổi bật như sau:

  • Các đơn vị trong hệ thống Kho bạc Nhà nước, các tổ chức, cơ quan Nhà nước có liên quan trong việc giao, nhận tài sản gửi bảo quản với các đơn vị Kho bạc Nhà nước là đối tượng áp dụng các quy định tại thông tư.
  • Kho bạc Nhà nước nhận bảo quản tài sản theo hòm/túi/gói đã được niêm phong của đơn vị gửi tài sản; trên niêm phong đóng dấu của đơn vị gửi, chữ ký của người niêm phong.
  • Trường hợp đơn vị gửi tài sản bảo quản là tiền mặt hoặc ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý của đơn vị thực hiện như sau:

a) Đối với tiền mặt nộp tại Kho bạc Nhà nước: Kho bạc Nhà nước kiểm đếm xác định giá trị tài sản và hạch toán vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý của đơn vị tại Kho bạc Nhà nước theo quy định.

b) Đối với tiền mặt và ngoại tệ tiền mặt (các loại ngoại tệ mà Kho bạc Nhà nước có tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ tại Ngân hàng) nộp tại Ngân hàng: Đơn vị nộp trực tiếp tại Ngân hàng thương mại để chuyển vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước. Đơn vị thực hiện nộp tiền theo hướng dẫn của Ngân hàng thương mại. Kho bạc Nhà nước hạch toán vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý của đơn vị tại Kho bạc Nhà nước theo quy định.

Như vậy, Thông tư số 135/2018/TT-BTC đã hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục giao nhận tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý tạm gửi, tạm giữ cho kho bạc nhà nước, qua đó góp phần giúp các hoạt động này được thực hiện chính xác, đảm bảo tính công khai, minh bạch và hiệu quả.

 

LIÊN HỆ CUNG CẤP DỊCH VỤ (Vui lòng click vào nút dưới đây để chọn gói dịch vụ)

CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
Giấy phép hoạt động số: 01021852/TP/ĐKHĐ cấp bởi Sở Tư pháp TP. Hà Nội
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7
GỌI NGAY: 097 211 8764
Vì trách nhiệm cộng đồng - Tư vấn hoàn toàn miễn phí
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
Tổng lượt truy cập: 9.605.425
Xem trong ngày: 3.452
Đang xem: 60
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo