SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
Tel: 0243 2011 747 Hotline: 097 211 8764

Trong khi ngành vận tải biển vẫn đang phục hồi sau cuộc khủng hoảng từ sự cố tàu Ever Given, Ai Cập thực hiện tăng phí tàu thuyền đi qua tuyến đường huyết mạch của thế giới thêm 6%. Hành động này dự kiến sẽ gây thêm áp lực và sức ép lên chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ảnh 1. Kênh đào Suez tăng phí quá cảnh từ tháng 2/2022, áp lực đặt lên chuỗi cung ứng toàn cầu (Ảnh minh họa). Hotline: + (84) 97 211 8764

Thực tiễn ngành vận tải biển:

Một loạt trở ngại đã xảy đến với ngành vận tải biển toàn cầu trong vòng một năm trở lại đây: khan hiếm container, tắc nghẽn đoạn huyết mạch trên biển tại kênh đào Suez. Ngành vận tải biển giờ đây lại đang đối mặt một rắc rối khác: Phong tỏa khu vực do bùng dịch Covid. Do vậy, dịch vụ các cảng biển quan trọng ở tỉnh bị gián đoạn, làm chậm tiến độ bốc dỡ hàng và đẩy chi phí gia tăng.

Sự kết hợp của rất nhiều thách thức khiến cuộc khủng hoảng của ngành vận tải biển toàn cầu trở nên vô cùng tồi tệ. Hệ quả trực tiếp từ cuộc khủng hoảng này là cước vận tải biển tăng vọt, nhiều công ty vừa và nhỏ đang phải đối mặt với một thực tế là cước vận tải biển thậm chí vượt quá cả lợi nhuận của những sản phẩm mà họ muốn vận chuyển đường biển.

Theo khảo sát, đường biển được sử dụng để vận chuyển 80% hàng hóa trên toàn cầu, sự leo thang giá cước này đang đe doạ đẩy cao giá mọi mặt hàng từ đồ chơi trẻ em, đồ gia dụng, linh kiện ô tô, cho tới cà phê và đường... Xu hướng này làm gia tăng áp lực lạm phát trên toàn cầu, giữa lúc các chỉ số lạm phát đã tăng mạnh.

Như vậy, việc  tăng phí quá cảnh của Cơ quan quản lý Kênh đào Suez có thể sẽ  đặt một bước sâu hơn cho nguy cơ lạm phát đến chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ra sức ép lớn cho các doanh nghiệp và ngành vận tải biển quốc tế.

=> Xem thêm: Thủ tục xin thay đổi cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Kênh đào Suez tăng phí quá cảnh lên 6% kể từ tháng 2 năm 2022 

Cơ quan quản lý Kênh đào Suez tìm cách tận dụng sự phục hồi trong thương mại hàng hóa bằng cách tăng phí quá cảnh (transit tolls) qua kênh lên 6% kể từ tháng 2 năm 2022, 11 tháng sau khi kênh đào bị chặn gần một tuần bởi tàu container Ever Given. Trên thực tế, khoảng 12% lưu lượng hàng hóa thương mại quốc tế đi qua kênh đào, đây là con đường hàng hải ngắn nhất giữa châu Á và châu Âu và có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tới khu vực châu Âu và kể cả một phần của khu vực miền đông nước Mỹ. Giới chức Ai Cập hồi tháng 7/2021 thông báo Kênh đào Suez đã đạt doanh thu kỷ lục 5,4 tỷ USD trong năm tài chính kết thúc vào cuối tháng 6/2021, bất chấp tác động của đại dịch COVID-19 đối với thương mại thế giới. Từ đầu năm đến nay, đã có gần 17.000 lượt tàu thuyền đã đi qua kênh đào này.

Cơ quan quản lý kênh đào Suez đã được hưởng lợi từ sự phục hồi của các nền kinh tế kể từ đợt dỡ bỏ đầu tiên của đợt phong tỏa do virus Corona. Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Tổ chức thương mại Thế giới được trích dẫn về dự báo rằng lưu lượng thương mại toàn cầu sẽ tăng 6,7% vào năm 2022, điều này có nghĩa là “lợi nhuận tốt” cho các công ty vận tải biển.

=> Xem thêm: Thủ tục hải quan đối với tàu biển quá cảnh

Ảnh 2. Tư vấn pháp luật miễn phí. Hotline: + (84) 97 211 8764

Tuy nhiên, phía tăng quá cảnh sẽ không áp dụng đối với các tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Các tàu du lịch cũng sẽ bị loại trừ vì lĩnh vực này đã trải qua một cú sốc sâu hơn các lĩnh vực khác từ đại dịch. 

Cơ quan quản lý kênh đào báo cáo doanh thu kỷ lục trong năm tài chính vừa qua tăng lên 5,84 tỷ USD trong 12 tháng tính đến ngày 30 tháng 6 do nhu cầu hàng hóa mạnh mẽ thúc đẩy thương mại phục hồi, mặc dù bị tắc nghẽn sáu ngày sau khi tàu Ever Given nặng 220.000 tấn mắc cạn vào tháng ba.

Theo George Lawrie, phó chủ tịch kiêm nhà phân tích chính của công ty nghiên cứu Forrester, ngành vận tải biển toàn cầu vẫn đang phục hồi sau sự gián đoạn do Ever Given gây ra. “Kể từ sau đại dịch, những thay đổi trong cách tiêu dùng và mua sắm, bao gồm cả sự gia tăng mạnh mẽ trong thương mại điện tử, đã làm tăng nhu cầu nhập khẩu đối với các chuyến tàu container hàng tiêu dùng đến Bắc Mỹ và châu Âu. Ngoài ra, các thị trường mới cho hàng hóa sản xuất tại châu Á cũng yêu cầu nhiều tàu hơn cho dịch vụ hàng tuần, do đó có nghĩa là sẽ có nhiều container trên biển hơn” ông nói trong tuần này.

Nói chung, việc cơ quan quản lý kênh đào Suez đưa ra chính sách tăng phí quá cảnh qua kênh lên 6% kể từ tháng 2 năm 2022 có nguy cơ gây áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu trong hoàn cảnh hoạt động vận tải biển được dự đoán sẽ ngày càng phát triển. Tuy nhiên, việc áp dụng tăng phí cũng được xem xét dựa trên tình hình thực tế hoạt động vận tải qua kênh cũng như sự phục hồi, phát triển của các nền kinh tế nói chung, các lĩnh vực kinh tế nói riêng.

Phòng Tổng hợp Kinh tế Xã hội – Công ty Luật TNHH TLK

Theo VnEconomy và Báo Lao Động

Kính thưa Quý bạn đọc, Công ty Luật TNHH TLK ngoài việc cung cấp tới Quý bạn đọc những thông tin tri thức hữu ích về đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, Chúng tôi còn là tổ chức cung cấp các dịch vụ Pháp lý; Kế toán - thuế và Xúc tiến thương mại chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm. 

Với mong muốn thực hiện trách nhiệm xã hội, theo đó trường hợp Quý bạn đọc cần tư vấn các vấn đề liên quan tới Pháp luật xin vui lòng liên hệ với Chúng tôi theo theo số Hotline: + (84) 97 211 8764 để được Luật sư tư vấn trực tiếp (tư vấn hoàn toàn miễn phí).

  
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

LIÊN HỆ SỬ DỤNG DỊCH VỤ LUẬT SƯ
(Vui lòng click vào nút dưới đây để chọn gói dịch vụ)

TƯ VẤN PHÁP LUẬT QUA VIDEO CỦA TLK

XEM THÊM
×
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
Giấy phép hoạt động số: 01021852/TP/ĐKHĐ cấp bởi Sở Tư pháp TP. Hà Nội
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7
GỌI NGAY: 097 211 8764
Vì trách nhiệm cộng đồng - Tư vấn hoàn toàn miễn phí
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
Tổng lượt truy cập: 9.605.425
Xem trong ngày: 3.452
Đang xem: 60
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo