Nghiên cứu cho thấy vi sinh vật này có khả năng quang hợp và thải ra chất giàu carbon có thể "bẫy" các vi sinh vật khác trước khi chìm xuống đáy biển.
=> Xem thêm: Cá koi Nhật Bản và những điều cần biết
Ảnh 1. Phát hiện vi khuẩn có khả năng hấp thụ carbon tự nhiên
Một nhóm các nhà khoa học thuộc trường Đại học Công nghệ Sydney (UTS) của Australia đã phát hiện ra một loài vi khuẩn mới có khả năng hấp thụ carbon một cách tự nhiên.
Họ hy vọng loài vi khuẩn này sẽ trở thành một "đồng minh" trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Phát hiện vi sinh vật biển đơn bào có tên khoa học là Prorocentrum cf. balticum đã được công bố trong một bài báo đăng trên tạp chí Nature Communications ngày 14/3.
Bà Martina Doblin - một tác giả của nghiên cứu cho biết: "Đây là một loài hoàn toàn mới". Nghiên cứu cho thấy vi sinh vật này có khả năng quang hợp và thải ra chất giàu carbon có thể "bẫy" các vi sinh vật khác trước khi chìm xuống đáy biển.
Vi sinh vật trên hoạt động như một "máy bơm carbon sinh học," theo đó kết hợp quá trình hấp thụ cacbon từ khí quyển thông qua chu trình tuần hoàn của chất hữu cơ, sau khi chìm xuống đáy đại dương bị chôn vùi hàng nghìn năm.
Bà Doblin cho biết: “Quá trình này cho thấy có khả năng có nhiều carbon chìm trong đại dương hơn chúng ta nghĩ, và có lẽ tiềm năng sẽ còn lớn hơn nếu để đại dương thu được nhiều cacbon hơn một cách tự nhiên”.
Dựa trên các nghiên cứu được thực hiện ngoài khơi Sydney, các nhà nghiên cứu ước tính loài vi khuẩn vừa được phát hiện này có khả năng hấp thụ 0,02-0,15 gigatons carbon hằng năm xét trên toàn cầu.
Để đáp ứng các mục tiêu khí hậu trong tương lai, các nhà khoa học ước tính mỗi năm thế giới cần loại bỏ khỏi bầu khí quyển 10 gigatons carbon dioxide, cho đến năm 2050.
Ảnh 2. Phát hiện vi khuẩn có khả năng hấp thụ carbon tự nhiên
Nhiều quá trình tuần hoàn và các vi khuẩn khác cũng tham gia quá trình hấp thụ carbon dưới biển, bao gồm cả thực vật phù du, nhưng Prorocentrum cf. balticum còn có khả năng chống axit hóa và sự ấm lên của đại dương.
Tác giả chính của nghiên cứu trên - nhà sinh vật học biển Michaela Larsson cho biết khả năng chống chịu của loài vi khuẩn này đối với sự ấm lên toàn cầu sẽ giúp thu giữ carbon tự nhiên trong tương lai, nhưng sẽ cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu hơn nữa nếu trực tiếp sử dụng chúng.
Bà nêu rõ: "Ở giai đoạn này, có ít tiềm năng ứng dụng quá trình này để đáp ứng các mục tiêu khí hậu, chúng tôi cần thực hiện một số nghiên cứu quan trọng trước khi có thể thực hiện dự án trên quy mô lớn".
=> Xem thêm: Khủng Long Scotland tuyệt đẹp là hóa thạch lớn nhất cùng loài
Phòng Tổng hợp Kinh tế Xã hội – Công ty Luật TNHH TLK.
Theo Báo Khoa học.
Kính thưa Quý bạn đọc, Công ty Luật TNHH TLK ngoài việc cung cấp tới Quý bạn đọc những thông tin tri thức hữu ích về đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, Chúng tôi còn là tổ chức cung cấp các dịch vụ Pháp lý; Kế toán - thuế và Xúc tiến thương mại chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm.
Với mong muốn thực hiện trách nhiệm xã hội, theo đó trường hợp Quý bạn đọc cần tư vấn các vấn đề liên quan tới Pháp luật xin vui lòng liên hệ với Chúng tôi theo theo số tổng đài: 0972 118 764 để được Luật sư tư vấn trực tiếp (tư vấn hoàn toàn miễn phí).