SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
Tel: 0243 2011 747 Hotline: 097 211 8764

Ngày 23/3/2022, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 07/2022/TT-BCT hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của Việt Nam trong quá trình tham gia Hiệp định. 

=> Xem thêm: Bộ Công thương ban hành Thông tư số 14/2021/TT-BCT Hướng dẫn thực hiện Hiệp định UKFTA về phòng vệ thương mại.

quy-dinh-huong-dan-moi-ve-thuc-hien-cac-bien-phap-phong-ve-thuong-mai-trong-hiep-dinh-doi-tac-kinh-te-toan-dien-khu-vuc

Ảnh 1. Hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực _ Hotline: + (84)97 211 8764

Hiệp định RCEP được 10 quốc gia thành viên ASEAN và 5 nước đối tác là Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand ký vào ngày 15 tháng 11 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2022. Hiệp định RCEP đã tạo nên một thị trường rộng lớn với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng trên toàn cầu.

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, sau khi RCEP có hiệu lực, Việt Nam sẽ là nước có mức tăng trưởng thương mại và thu nhập cao nhất trong số các thành viên của Hiệp định.

Theo đó, Bộ Công thương ban hành Thông tư số 07/2022/TT-BCT đưa ra các quy định để thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại trong RCEP. Điều này nhằm hướng dẫn về lĩnh vực phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP được nêu tại Chương 7, trong đó, có một số vấn đề kỹ thuật phức tạp để bảo vệ cho Việt Nam khi tham gia vào RCEP.

Cụ thể về một số nội dung hướng dẫn như sau: 

(1) Biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp

- Phương pháp tính toán biên độ bán phá giá : quy định cấm áp dụng phương pháp tính toán quy về 0 (Zeroing).

Khi tính toán biên độ bán phá giá, Cơ quan điều tra phải tính gộp tất cả các biên độ riêng lẻ (dù có kết quả dương hay âm) vào biên độ chung của mỗi nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài. Quy định này không hạn chế quyền của Cơ quan điều tra trong việc tính toán biên độ bán phá giá theo quy định;

- Xử lý thông tin mật : nghĩa vụ công bố các dữ kiện trọng yếu và xử lý thông tin mật trong điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp.

(2) Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp

- Về nguyên tắc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp:

+ Tại cùng một thời điểm, không áp dụng đồng thời biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp và biện pháp tự vệ theo quy định đối với cùng một hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định RCEP;

+ Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp không được áp dụng ngoài giai đoạn chuyển tiếp.

- Về căn cứ tiến hành điều tra:

Việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp được thực hiện khi có Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp của tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu áp dụng biện pháp. Hồ sơ cung cấp bằng chứng về việc hàng hóa được nhập khẩu quá mức từ các nước Thành viên vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

- Về vấn đề bồi thường:

+ Việc thực hiện thủ tục bồi thường khi Việt Nam điều tra, áp dụng, gia hạn biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp thực hiện theo quy định;

+ Thẩm quyền thực hiện thủ tục bồi thường thực hiện theo quy định.

=> Xem thêm: Thủ tục khai báo nhập khẩu đối với hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Thông tư 07/2022/TT-BCT do Bộ Công thương ban hành ngày 23 tháng 3 năm 2022 hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 5 năm 2022.

quy-dinh-huong-dan-moi-ve-thuc-hien-cac-bien-phap-phong-ve-thuong-mai-trong-hiep-dinh-doi-tac-kinh-te-toan-dien-khu-vuc

Ảnh 2. Tư vấn pháp luật_Hotline: + (84)97 211 8764

Phòng Tổng hợp Kinh tế Xã hội – Công ty Luật TNHH TLK

Kính thưa Quý bạn đọc , Công ty Luật TNHH TLK ngoài việc cung cấp tới Quý bạn đọc những thông tin tri thức hữu ích về đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, Chúng tôi còn là tổ chức cung cấp các dịch vụ Pháp lý; Kế toán - thuế và Xúc tiến thương mại chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm.

Với mong muốn thực hiện trách nhiệm xã hội, theo đó trường hợp Quý bạn đọc cần tư vấn các vấn đề liên quan tới Pháp luật xin vui lòng liên hệ với Chúng tôi theo theo số Hotline: + (84)97 211 8764 để được Luật sư tư vấn trực tiếp (tư vấn hoàn toàn miễn phí).

  
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

LIÊN HỆ SỬ DỤNG DỊCH VỤ LUẬT SƯ
(Vui lòng click vào nút dưới đây để chọn gói dịch vụ)

TƯ VẤN PHÁP LUẬT QUA VIDEO CỦA TLK

XEM THÊM
×
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
Giấy phép hoạt động số: 01021852/TP/ĐKHĐ cấp bởi Sở Tư pháp TP. Hà Nội
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7
GỌI NGAY: 097 211 8764
Vì trách nhiệm cộng đồng - Tư vấn hoàn toàn miễn phí
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
Tổng lượt truy cập: 9.605.425
Xem trong ngày: 3.452
Đang xem: 60
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo