Ngày 09 tháng 03 năm 2023, Tòa án Nhân dân Tối cao đã ban hành Thông tư số: 01/2023/TT-TANDTC quy định chi tiết điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên tại Điều 10 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020.
=> Xem thêm: Quy định mới về bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính
Trước hết, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về điều kiện bổ nhiệm hòa giải viên như sau:
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Công, hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Hòa giải viên:
1. Đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Viện kiểm sát, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên; luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn khác có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác; người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư;
2. Có kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải, đối thoại;
3. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;
4. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại do cơ sở đào tạo của Tòa án nhân dân tối cao cấp, trừ người đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án ngạch Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp, Thư ký Tòa án ngạch Thư ký viên chính, Thư ký viên cao cấp, Kiểm sát viên, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên.
Ảnh 1. Quy định mới nhất về điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên_Hotline: 0972118764
Với các quy định trên, Thông tư 01/2023/TT-TANDTC đã làm rõ chi tiết hơn một số điểm dưới đây:
Thứ nhất, chuyên gia, nhà chuyên môn khác có thể được bổ nhiệm làm hòa giải viên là người được đào tạo chuyên sâu, có kỹ năng thực hành công việc, có kinh nghiệm thực tiễn, lý luận chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể.
Ví dụ như, chuyên gia tâm lý học, chuyên gia tài chính, chuyên gia sở hữu trí tuệ,...
Thứ hai, người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư có thể được bổ nhiệm làm hòa giải viên là người hiểu biết về văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán, dân tộc; có mối liên hệ chặt chẽ và có ảnh hưởng trong dòng họ, dân tộc và cộng đồng dân cư; có khả năng quy tụ, tập hợp đồng bào trong phạm vi nhất định, được người dân trong cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo.
Chẳng hạn như, già làng, trưởng bản,... tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là người có uy tín, có hiểu biết phong tục tập quán trong cộng đồng dân cư.
=> Xem thêm: Không quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2023 có bị phạt?
Thông tư 01/2023/TT-TANDTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2023.
Ảnh 2. Tư vấn pháp luật miễn phí_ Hotline: 097 211 8764
Phòng Tổng hợp Kinh tế Xã hội – Công ty Luật TNHH TLK
Theo xaydungchinhsach.chinhphu.vn
Kính thưa Quý bạn đọc, Công ty Luật TNHH TLK ngoài việc cung cấp tới Quý bạn đọc những thông tin tri thức hữu ích về đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, Chúng tôi còn là tổ chức cung cấp các dịch vụ Pháp lý; Kế toán - thuế và Xúc tiến thương mại chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm.
Với mong muốn thực hiện trách nhiệm xã hội, theo đó trường hợp Quý bạn đọc cần tư vấn các vấn đề liên quan tới Pháp luật xin vui lòng liên hệ với Chúng tôi theo theo số hotline: 097 211 8764 để được Luật sư tư vấn trực tiếp (tư vấn hoàn toàn miễn phí).