Tính đến tối ngày 16/01/2022 (theo giờ Việt Nam), hệ thống liên lạc với Vương quốc Tonga vẫn chưa thể nối lại sau khi núi lửa phun trào gây ra sóng thần nhấn chìm nhiều ngôi làng ở quần đảo phía Nam Thái Bình Dương này.
Dưới đây là những tổng hợp của chúng tôi về những ảnh hưởng mà sóng thần gây ra tại khu vực này:
1. Thiệt hại lớn về tài sản
Theo thông tin của người dân tại vùng đất này kể lại: “Sóng thần gây ra những tiếng nổ rất lớn làm rung chuyển mặt đất, nhà của chúng tôi cũng rung lắc. Em trai tôi tưởng bom nổ gần đó. Và rồi những cơn sóng ập đến. Tôi biết ngay đó là sóng thần. Tiếng la hét ở khắp nơi, mọi người gọi nhau chạy đến các vùng cao hơn".
Ảnh 1: Sóng thần bất thường ở Thái Bình Dương
Tại Chanaral (Chile), cách đó hơn 10.000km, ghi nhận những con sóng đến 1,74m. Sóng nhỏ hơn cũng được ghi nhận tại những nơi khác như Alaska (Mỹ), Mexico, Nhật Bản. Tại California (Mỹ), sóng thần gây ngập lụt tại thành phố Santa Cruz, trong khi Peru đã đóng cửa 22 cảng để phòng ngừa.
Hơn 105.000 dân của quốc gia này hầu như mất liên lạc với thế giới từ chiều 15-1 (giờ địa phương). Thủ tướng Ardern nói rằng đường dây liên lạc bị ngắt do mất điện. Trong khi đó, Hãng viễn thông Southern Cross, do New Zealand sở hữu một phần, cho rằng tuyến cáp nối Tonga với thế giới bên ngoài có thể đã bị đứt.
2. Vì sao tiếng nổ vang xa bất thường?
Theo giới chuyên gia, vụ phun trào có thể sánh với núi lửa ở Tonga là khi ngọn núi Mount Pinatubo "thức giấc" ở Philippines hồi năm 1991. Trước mắt, các chuyên gia lo ngại nguy cơ sóng thần do núi lửa có thể kéo dài hơn so với động đất do các chấn động dưới nước sau đợt phun trào có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm. Sóng thần do núi lửa phun trào gây ra là một quá trình phức tạp hơn khi nó đi kèm các vụ nổ ngầm, khí được giải phóng, dòng chảy dung nham và lở đất.
Ảnh 2: Sóng thần bất thường ở Thái Bình Dương
Về lâu dài, nhà khoa học môi trường Nerolie Abram của Úc cho biết đợt phun trào của Hunga Tonga-Hunga Ha Apai có thể gây ảnh hưởng lớn lên khí hậu trong nhiều năm tới.
Tuy nhiên, việc dự đoán hoạt động núi lửa đến nay vẫn là một thách thức lớn mặc dù thế giới có hệ thống theo dõi núi lửa vô cùng phức tạp. "Có rất nhiều thứ diễn ra với núi lửa (khi phun trào nổ). Có nhiều quá trình vật lý nên rất khó để thực sự biết nước sẽ hoạt động như thế nào và chúng ta sẽ được chứng kiến những gì", Nathan Wood, nhà địa lý nghiên cứu giám sát tại Trung tâm khoa học địa lý phương Tây thuộc Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS), nhận định trên báo Mercury News.
Các núi lửa khó dự đoán hơn nhiều khi chúng nằm im. Còn với những ngọn núi chìm dưới mặt nước, nơi không thể lắp đặt các cảm biến theo dõi như trên bờ, việc dự báo gần như bất khả thi, theo ông Wood.
Phòng Tổng hợp Kinh tế Xã hội – Công ty Luật TNHH TLK
Theo Báo Tuổi trẻ.
Kính thưa Quý bạn đọc, Công ty Luật TNHH TLK ngoài việc cung cấp tới Quý bạn đọc những thông tin tri thức hữu ích về đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, Chúng tôi còn là tổ chức cung cấp các dịch vụ Pháp lý; Kế toán - thuế và Xúc tiến thương mại chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm.
Với mong muốn thực hiện trách nhiệm xã hội, theo đó trường hợp Quý bạn đọc cần tư vấn các vấn đề liên quan tới Pháp luật xin vui lòng liên hệ với Chúng tôi theo theo số tổng đài: 0972 118 764 để được Luật sư tư vấn trực tiếp (tư vấn hoàn toàn miễn phí).