SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
Tel: 0243 2011 747 Hotline: 097 211 8764

Ngày 08/08/2019, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 48/2019/TT-BTC hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại DN. Theo đó, Thông tư này có một số điểm cần lưu ý như sau:

Quy định về dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

  • Đối tượng lập dự phòng gồm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, hàng mua đang đi đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa kho bảo thuế, thành phẩm mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện: có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng hợp lý khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho; Là hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
  • Mức trích lập dự phòng tính theo công thức:

    Mức trích dự phòng = Lượng hàng tồn kho thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm X (Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho).

Quy định về dự phòng nợ phải thu khó đòi:

  • Đối tượng lập dự phòng là các khoản nợ phải thu (bao gồm cả các khoản DN đang cho vay và khoản trái phiếu chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán mà DN đang sở hữu) đã quá hạn thanh toán và các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng DN không thu hồi được đúng hạn. Đồng thời, phải đảm bảo một số điều kiện như: phải có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả; có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi.
  • Mức trích lập đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, như sau: 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm. 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
  • Đối với các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng DN thu thập được các bằng chứng xác định tổ chức kinh tế đã phá sản, đã mở thủ tục phá sản, đã bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh; đối tượng nợ đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đang mắc bệnh hiểm nghèo (có xác nhận của bệnh viện) hoặc đã chết hoặc khoản nợ đã được DN yêu cầu thi hành án nhưng không thể thực hiện được do đối tượng nợ bỏ trốn khỏi nơi cư trú; khoản nợ đã được DN khởi kiện đòi nợ nhưng bị đình chỉ giải quyết vụ án thì DN tự dự kiến mức tổn thất không thu hồi được (tối đa bằng giá trị khoản nợ đang theo dõi trên sổ kế toán) để trích lập dự phòng.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10/10/2019 và áp dụng từ năm tài chính 2019.

  
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

LIÊN HỆ CUNG CẤP DỊCH VỤ (Vui lòng click vào nút dưới đây để chọn gói dịch vụ)

CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
Giấy phép hoạt động số: 01021852/TP/ĐKHĐ cấp bởi Sở Tư pháp TP. Hà Nội
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7
GỌI NGAY: 097 211 8764
Vì trách nhiệm cộng đồng - Tư vấn hoàn toàn miễn phí
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
Tổng lượt truy cập: 9.605.425
Xem trong ngày: 3.452
Đang xem: 60
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo