Công ty Luật TNHH TLK là một trong những hãng luật uy tín tại Việt Nam, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện Thủ tục cấp giấy phép thành lập và hoạt động tổ chức tín dụng phi ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một cách nhanh gọn - hiệu quả - tận tâm trên nền tảng của một biểu phí cạnh tranh nhất.
THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TÍN DỤNG PHI NGÂN HÀNG TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN |
CƠ SỞ PHÁP LÝ |
1. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số: 46/2010/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010; 2. Luật Các tổ chức tín dụng số: 47/2010/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010; 3. Nghị định số: 16/2017/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 17 tháng 02 năm 2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; 4. Nghị định số: 39/2014/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 07 tháng 5 năm 2014 về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính; 5. Thông tư số: 30/2015/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 25 tháng 12 năm 2015 quy định việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; 6. Thông tư số: 01/2019/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 01 tháng 02 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số: 30/2015/TT-NHNN; 7. Các văn bản pháp luật hướng dẫn khác có liên quan. |
HƯỚNG DẪN THỦ TỤC |
A. Thành phần hồ sơ: Thủ tục cấp giấy phép thành lập và hoạt động tổ chức tín dụng phi ngân hàng trách nhiệm hữu hạn được quy định tại Thông tư số: 30/2015/TT-NHNN, cụ thể như sau: 1. Thành phần “Hồ sơ chung đề nghị cấp Giấy phép” bao gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy phép do các cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập ký; - Dự thảo Điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng đã được Hội nghị thành lập thông qua hoặc chủ sở hữu phê duyệt; - Đề án thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng đã được Hội nghị thành lập thông qua hoặc chủ sở hữu phê duyệt; - Tài liệu chứng minh năng lực của bộ máy quản trị, kiểm soát, điều hành dự kiến; - Biên bản Hội nghị thành lập thông qua hoặc văn bản của chủ sở hữu phê duyệt dự thảo Điều lệ, đề án thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng, danh sách các chức danh quản trị, kiểm soát, điều hành dự kiến và lựa chọn Ban trù bị, Trưởng Ban trù bị. 2. Danh sách các thành viên sáng lập, thành viên góp vốn thành lập. 3. Hợp đồng liên doanh có các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật và phải có tối thiểu các nội dung sau đây: - Tên, địa chỉ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh; - Tên, địa chỉ của các bên tham gia liên doanh và người đại diện theo pháp luật của các bên liên doanh; - Thời hạn hoạt động của liên doanh; - Vốn điều lệ, tỷ lệ góp vốn, mức vốn góp của mỗi bên, phương thức góp vốn, tiến độ góp vốn điều lệ; - Quyền và nghĩa vụ của các bên liên doanh; - Số lượng và tỷ lệ thành viên Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát và Ban Giám đốc của các bên trong liên doanh; - Dự kiến số phòng ban và số lượng cán bộ, nhân viên thời gian đầu của mỗi bên (số người mang quốc tịch Việt Nam, số người mang quốc tịch nước ngoài); - Các nguyên tắc về hạch toán, kế toán, báo cáo, lập và sử dụng các quỹ; việc phân chia lợi nhuận và xử lý lỗ trong kinh doanh; - Thủ tục giải quyết những tranh chấp giữa các bên phát sinh từ việc thực hiện hợp đồng liên doanh, thủ tục thanh lý, giải thể, sáp nhập và hợp nhất của tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh; - Các điều kiện để sửa đổi, bổ sung hợp đồng liên doanh; 4. Hợp đồng thỏa thuận góp vốn giữa các thành viên sáng lập đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng trách nhiệm hữu hạn. 5. Hồ sơ đối với chủ sở hữu, thành viên sáng lập là ngân hàng thương mại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam: - Hồ sơ quy định tại điểm d khoản 3 Điều 15 Thông tư này, trừ Đơn mua cổ phần; - Báo cáo quá trình thành lập, hoạt động và định hướng phát triển của chủ sở hữu, thành viên sáng lập cho đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép. 6. Hồ sơ đối với chủ sở hữu, thành viên sáng lập là tổ chức tín dụng nước ngoài: - Hồ sơ quy định tại khoản 5 Điều này, trừ điểm c(ii), c(ix), c(x) khoản 3 Điều 15 Thông tư này; - Văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nước nguyên xứ cho phép tổ chức tín dụng nước ngoài thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh và tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp pháp luật nước nguyên xứ quy định cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không có chức năng cấp văn bản này thì phải có bằng chứng xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nước nguyên xứ hoặc văn bản pháp luật của nước nguyên xứ quy định về vấn đề này, được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang tiếng Việt và được chứng thực theo quy định của pháp luật; - Văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước nguyên xứ cung cấp thông tin về tổ chức tín dụng nước ngoài; - Văn bản hoặc tài liệu của tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức tín dụng nước ngoài trong thời hạn 06 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép; - Văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước nguyên xứ cam kết bảo đảm khả năng giám sát hợp nhất theo thông lệ quốc tế đối với hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài; - Văn bản cam kết của chủ sở hữu, các thành viên sáng lập về việc: +) Sẵn sàng hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị, điều hành, hoạt động cho tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài; +) Bảo đảm duy trì giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng trách nhiệm hữu hạn không thấp hơn mức vốn pháp định và đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 7. Sau khi nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc, Ban trù bị phải nộp hồ sơ bổ sung để được xem xét cấp Giấy phép sau đây: - Điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng đã được Hội đồng thành viên thông qua; - Văn bản của một ngân hàng thương mại Việt Nam nơi Ban trù bị mở tài khoản góp vốn xác nhận số tiền góp vốn của chủ sở hữu, các thành viên sáng lập; - Văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp địa điểm đặt trụ sở chính; - Các quy định nội bộ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng đã được Hội đồng thành viên thông qua; - Báo cáo của ngân hàng thương mại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam về việc tuân thủ các quy định từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đến thời điểm nộp hồ sơ bổ sung để được xem xét cấp Giấy phép; - Văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nước nguyên xứ đánh giá tổ chức tín dụng nước ngoài từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đến thời điểm nộp hồ sơ bổ sung để được xem xét cấp Giấy phép; - Ngoài các thành phần hồ sơ quy định tại các mục nêu ở trên, Ban trù bị thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải nộp bổ sung các văn bản sau đây: +) Quyết định của chủ sở hữu về việc bổ nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng; +) Biên bản họp Ban kiểm soát về việc bầu chức danh Trưởng ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát chuyên trách; - Ngoài các thành phần hồ sơ quy định tại các mục nêu ở trên, Ban trù bị thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải nộp bổ sung các văn bản sau đây: +) Biên bản và Nghị quyết của Đại hội thành lập về việc thông qua Điều lệ, bầu, bổ nhiệm các chức danh thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát; +) Biên bản họp Hội đồng thành viên thông qua các nội dung về việc bầu chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên; Biên bản họp Ban kiểm soát về việc bầu chức danh Trưởng ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát chuyên trách; +) Quyết định của Hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng; 8. Các tài liệu khác có liên quan theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có). B. Cơ quan giải quyết: Ngân hàng Nhà nước. C. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính. D. Kết quả thực hiện: Ngân hàng Nhà nước tiến hành cấp Giấy phép theo quy định. Trường hợp không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do không cấp Giấy phép. |
PHÍ DỊCH VỤ |
Liên hệ TLK để biết thêm thông tin chi tiết. |
THỜI GIAN THỰC HIỆN |
215 ngày làm việc nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép. |
BÀI VIẾT LIÊN QUAN |
2. Thủ tục chấp thuận thành lập chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã 3. Thủ tục thay đổi người đại diện theo ủy quyền của hộ gia đình vay vốn ngân hàng chính sách xã hội |
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI |
1. Hỗ trợ cho Quý Khách hàng trong việc kết nối - xúc tiến thương mại trong quá trình hoạt động. 2. Chiết khấu 12% phí dịch vụ khi Quý Khách hàng sử dụng dịch vụ lần thứ hai. 3. Chăm sóc tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật doanh nghiệp trong một năm (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp). 4. Chăm sóc, tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật thuế - kế toán cho doanh nghiệp trong vòng một năm (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp). 5. Cung cấp hệ thống quản trị nội bộ doanh nghiệp (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp). |
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI MỚI NHẤT TẠI ĐÂY CAM KẾT CỦA TLK LAWFIRM TẠI ĐÂY Chúng tôi luôn sẵn sàng làm người bạn đồng hành, tận tâm và là điểm tựa pháp lý vững chắc cho Quý Khách hàng. Kính chúc Quý Khách hàng sức khỏe cùng sự phát triển thịnh vượng! Trong trường hợp có nhu cầu cần tư vấn, sử dụng dịch vụ Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây: CÔNG TY LUẬT TNHH TLK - ĐT: +(84) 243 2011 747 Hotline: +(84) 97 211 8764 - Email: info@tlklawfirm.vn Website: tlklawfirm.vn |