SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
Tel: 0243 2011 747 Hotline: 097 211 8764

Để lưu giữ những “báu vật lịch sử” này của nhân loại, hàng triệu văn bản đã được cất trong các thư viện và tu viện trên khắp thế giới. Phần lớn bộ sưu tập được chia sẻ tới công chúng thông qua hình ảnh kỹ thuật số. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, có một lượng tài liệu “phi thường” chưa từng được đọc, được viết bằng ngôn ngữ cổ.

=> Xem thêm: Làn sóng xung kích lớn gấp 60 lần Dải Ngân hà

tri-tue-nhan-tao-giai-ma-ban-ghi-chep-co-dai

Ảnh 1. Trí tuệ nhân tạo giải mã bản ghi chép cổ đại

Giờ đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Notre Dame đang phát triển một mạng lưới thần kinh nhân tạo để đọc các chữ viết tay cổ phức tạp dựa trên nhận thức của con người. Walter Scheirer - Phó Giáo sư Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính tại Notre Dame, chia sẻ:

“Chúng tôi đang xử lý các tài liệu lịch sử có từ nhiều thế kỷ trước và bằng các ngôn ngữ như tiếng Latinh, hiếm khi được sử dụng ở hiện tại. Những gì chúng tôi đặt ra là tự động hóa phiên âm của trang sách, theo cách bắt chước nhận thức thông qua con mắt của người đọc chuyên nghiệp. Đồng thời, cung cấp khả năng đọc văn bản nhanh chóng, có thể tìm kiếm được”.

Trong nghiên cứu mới được công bố, Scheirer phác thảo cách nhóm của ông kết hợp các phương pháp học máy truyền thống với tâm sinh lý trực quan. Đây là một phương pháp đo lường mối liên hệ giữa các kích thích vật lý và hiện tượng tinh thần.

Nhóm của Scheirer đã nghiên cứu các bản viết tay bằng tiếng Latinh được số hóa. Bản này được viết bởi những người ghi chép ở Tu viện St. Gall vào thế kỷ thứ 9. Độc giả đã nhập các phiên âm thủ công của họ vào một giao diện phần mềm được thiết kế đặc biệt.

Sau đó, nhóm nghiên cứu đo thời gian phản ứng trong quá trình phiên âm để biết từ, ký tự và đoạn văn nào dễ hay khó. Ông Scheirer giải thích, phương pháp đó đã tạo ra một mạng lưới phù hợp hơn với hành vi của con người. Nhờ đó, giảm lỗi và cung cấp khả năng đọc văn bản chính xác, thực tế hơn.

tri-tue-nhan-tao-giai-ma-ban-ghi-chep-co-dai

Ảnh 2. Trí tuệ nhân tạo giải mã bản ghi chép cổ đại

“Đó là một chiến lược thường không được sử dụng trong học máy. Chúng tôi gắn nhãn dữ liệu thông qua các phép đo tâm sinh lý này. Chúng xuất phát trực tiếp từ các nghiên cứu tâm lý về nhận thức, bằng cách thực hiện các phép đo hành vi.

Sau đó, chúng tôi thông báo cho mạng lưới những khó khăn phổ biến và có thể sửa chữa dựa trên các phép đo đó”, ông Scheirer giải thích.

Tín hiệu đáng mừng là nhóm đã thành công điều chỉnh chương trình để phiên âm các văn bản tiếng Ethiopia. Sau đó, điều chỉnh nó sang một ngôn ngữ có bộ ký tự hoàn toàn khác. Đây được cho là bước đầu tiên để phát triển một chương trình có khả năng phiên âm và dịch thông tin cho người dùng.

=> Xem thêm: Ốc đảo hình trái tim kỳ lạ ở Ai Cập

Phòng Tổng hợp Kinh tế Xã hội – Công ty Luật TNHH TLK.

Theo Báo Khoa học.

Kính thưa Quý bạn đọc, Công ty Luật TNHH TLK ngoài việc cung cấp tới Quý bạn đọc những thông tin tri thức hữu ích về đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, Chúng tôi còn là tổ chức cung cấp các dịch vụ Pháp lý; Kế toán - thuế và Xúc tiến thương mại chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm.

Với mong muốn thực hiện trách nhiệm xã hội, theo đó trường hợp Quý bạn đọc cần tư vấn các vấn đề liên quan tới Pháp luật xin vui lòng liên hệ với Chúng tôi theo theo số tổng đài: 0972 118 764 để được Luật sư tư vấn trực tiếp (tư vấn hoàn toàn miễn phí).

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

LIÊN HỆ CUNG CẤP DỊCH VỤ (Vui lòng click vào nút dưới đây để chọn gói dịch vụ)

×
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
Giấy phép hoạt động số: 01021852/TP/ĐKHĐ cấp bởi Sở Tư pháp TP. Hà Nội
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7
GỌI NGAY: 097 211 8764
Vì trách nhiệm cộng đồng - Tư vấn hoàn toàn miễn phí
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
Tổng lượt truy cập: 9.605.425
Xem trong ngày: 3.452
Đang xem: 60
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo