Ngày 31/03/2024 Chính phủ ban hành Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa. Trong đó, quy định cụ thể về điều kiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông đường bộ có hiệu lực từ 15/5/2024.
=> Xem thêm: Quy định của Luật Đất đai có hiệu lực từ 01/04/2024
Cụ thể, tại Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện giao thông đường bộ như sau:
(1) Điều kiện đối với người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
Theo Nghị định 34/2024/NĐ-CP, người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông đường bộ phải đảm bảo các điều kiện như sau:
- Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải đảm bảo có đủ các điều kiện điều khiển phương tiện và được huấn luyện, cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại Nghị định 34/2024/NĐ-CP;
- Người áp tải, người thủ kho, người xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm phải được huấn luyện an toàn và cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn về loại hàng hóa nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho.
Ảnh 1. Quy định về điều kiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông đường bộ từ 15/5/2024_ Hotline: 097 211 8764
(2) Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường bộ phải đảm bảo các điều kiện được quy định tại Nghị định 34/2024/NĐ-CP bao gồm:
- Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.
Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành.
- Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó.
Vị trí dán biểu trưng ở hai bên, phía trước và phía sau của phương tiện đảm bảo dễ quan sát, nhận biết.
- Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Đơn vị vận tải, người điều khiển phương tiện có trách nhiệm làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện khi không tiếp tục vận chuyển loại hàng hóa nguy hiểm đó.
Như vậy, điều kiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông đường bộ cần đáp ứng các điều kiện về người tham gia vận chuyển và phương tiện vận chuyển hàng hóa được nêu trên.
Nghị định 34/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/5/2024.
=> Xem thêm: Bảng giá tính lệ phí trước bạ ô tô từ ngày 20/03/2024
Ảnh 2. Tư vấn pháp luật miễn phí_ Hotline: 097 211 8764
Phòng Tổng hợp Kinh tế Xã hội – Công ty Luật TNHH TLK
Kính thưa Quý bạn đọc , Công ty Luật TNHH TLK ngoài việc cung cấp tới Quý bạn đọc những thông tin tri thức hữu ích về đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, Chúng tôi còn là tổ chức cung cấp các dịch vụ Pháp lý; Kế toán - thuế và Xúc tiến thương mại chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm.
Với mong muốn thực hiện trách nhiệm xã hội, theo đó trường hợp Quý bạn đọc cần tư vấn các vấn đề liên quan tới Pháp luật xin vui lòng liên hệ với Chúng tôi theo theo số hotline: 097 211 8764 để được Luật sư tư vấn trực tiếp (tư vấn hoàn toàn miễn phí).