Thành lập công ty nước ngoài với nhà đầu tư Việt Nam là một trong những dịch vụ trọng tâm và cốt lõi của Công ty Luật TNHH TLK (sau đây xin gọi tắt là “TLK; Chúng tôi”) cung cấp tới Quý Khách hàng là doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi toàn quốc. Trong nhiều năm liền Chúng tôi được Hệ thống khách hàng đánh giá là “Thương hiệu uy tín” không chỉ bởi do chất lượng dịch vụ hay đội ngũ nhân sự có trình độ cao, phí dịch vụ hợp lý, cùng quy trình xử lý công việc chuyên nghiệp, hiệu quả mà còn bởi Chúng tôi đã đồng bộ hóa được toàn bộ các sản phẩm, dịch vụ liên quan tới Dự án/doanh nghiệp để cung cấp tới khách hàng có nhu cầu, hỗ trợ khách hàng có sự an tâm tuyệt đối trong quá trình gây dựng và phát triển Dự án/doanh nghiệp.
THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY NƯỚC NGOÀI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM
CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Luật Đầu tư số: 61/2020/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 06 năm 2020;
2. Nghị định số: 31/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 26 tháng 3 năm 2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
3. Các văn bản pháp luật khác hướng dẫn có liên quan (nếu có).
HƯỚNG DẪN THỦ TỤC
Tại Việt Nam, với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thì không thể phủ nhận sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trong thành phần kinh tế. Những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng kinh tế trong khu vực nên thu hút được rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều nhà đầu tư khi thực hiện thủ tục thành lập công ty nước ngoài với nhà đầu tư Việt Nam thường gặp phải không ít những vướng mắc, trong đó phải kể đến vướng mắc về quy trình, thành phần hồ sơ, cơ quan giải quyết, và một số lưu ý quan trọng khi thực hiện thủ tục.
Vậy việc thành lập công ty nước ngoài với nhà đầu tư Việt Nam được tiến hành như thế nào, trình tự thực hiện thủ tục ra sao? Quý Khách tìm tới Công ty Luật TNHH TLK là rất chính xác, bởi chúng tôi sẽ tư vấn, hướng dẫn và cung cấp các thông tin liên quan tới thủ tục Thành lập công ty nước ngoài với nhà đầu tư Việt Nam qua bài viết dưới đây:
I. QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY NƯỚC NGOÀI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM
1. Các bước Thành lập công ty nước ngoài với nhà đầu tư Việt Nam
TLK hỗ trợ dịch vụ thành lập dự án và công ty nước ngoài với nhà đầu tư Việt Nam cho Quý Khách hàng với các bước thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1. Tiếp nhận thông tin, yêu cầu của Quý Khách hàng và tư vấn dự án tiền khả thi;
Bước 2. Soạn hồ sơ về dự án đầu tư gửi cho Quý Khách hàng ký;
Bước 3. Thay mặt Quý Khách hàng làm việc trực tiếp với cơ quan nhà nước đến khi ra kết quả;
Bước 4. Soạn hồ sơ về thành lập doanh nghiệp gửi cho Quý Khách hàng ký;
Bước 5. Bàn giao kết quả Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Quý Khách hàng;
Bước 6. Tư vấn các nghĩa vụ báo cáo; Kế toán – Thuế…vv cho Quý Khách hàng. Đồng thời, TLK sẽ tiếp tục triển khai các công việc quan trọng tiếp theo nếu Quý Khách hàng có nhu cầu làm dịch vụ thuế, chữ ký số, hóa đơn, dấu công ty, biển hiệu công ty, thông báo tài khoản ngân hàng, Kế toán – thuế...;
Bước 7. Hoàn thiện tất cả các thủ tục và bàn giao toàn bộ kết quả công việc cho Quý Khách hàng.
2. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty nước ngoài với nhà đầu tư Việt Nam
2.1. Chuẩn bị hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư
Để thành lập công ty nước ngoài với nhà đầu tư Việt Nam, trước hết nhà đầu tư phải có dự án đầu tư. Đối với những dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm:
(1) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
(2) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
(3) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
(4) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
(5) Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
(6) Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
(7) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
(8) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
Lưu ý: Cơ quan giải quyết đối với bước thực hiện này được xác định như sau:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; dự án đầu tư được thực hiện đồng thời ở cả trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế; dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
- Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tiếp nhận hồ sơ đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
2.2. Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Về việc xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư thì theo quy định: trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư. Nghĩa là, trong trường hợp này Qúy Khách hàng không cần chuẩn bị thêm bộ hồ sơ nào vì sau khi nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư và có Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư thì cơ quan đăng ký đầu tư sẽ tự động cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Qúy Khách hàng trong thời hạn nêu trên.
Về việc xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm các nội dung quy định tại mục (2.1) nêu trên đến cơ quan đăng ký đầu tư, cụ thể:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư, hoặc:
- Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
2.3. Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (thành lập công ty nước ngoài với nhà đầu tư Việt Nam)
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bước tiếp theo trong quy trình thành lập công ty nước ngoài với nhà đầu tư Việt Nam đó là làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Qúy Khách hàng cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:
(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
(2) Điều lệ công ty;
(3) Danh sách thành viên/ Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
(4) Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân;
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền;
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
(5) Các tài liệu khác có liên quan theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
Lưu ý: Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nêu trên, Qúy Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
II. MỘT SỐ NỘI DUNG QUAN TRỌNG LIÊN QUAN ĐẾN THÀNH LẬP CÔNG TY NƯỚC NGOÀI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM
1. Công ty nước ngoài là gì? Thế nào là thành lập công ty nước ngoài với nhà đầu tư Việt Nam?
Về bản chất, công ty nước ngoài là do nhà đầu tư nước ngoài thành lập và thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Từ khái niệm này, có thể thấy công ty nước ngoài mang các đặc điểm sau:
- Công ty được thành lập có thể do một hoặc nhiều cá nhân, tổ chức nước ngoài cùng đầu tư vốn thành lập tại Việt Nam để thực hiện hoạt động kinh doanh;
- Là chủ thể pháp lý độc lập, bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;
- Chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư cũng như pháp luật khác có liên quan của Việt Nam;
- Tài sản của doanh nghiệp nước ngoài thuộc quyền sở hữu của một hoặc nhiều tổ chức cá nhân nước ngoài.
- Công ty do tổ chức, cá nhân nước ngoài tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh.
Dựa trên những phân tích về công ty nước ngoài, có thể hiểu Thành lập công ty nước ngoài với nhà đầu tư Việt Nam là hoạt động đầu tư có sự tham gia của nhiều bên gồm: nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam, các chủ thể này cùng nhau thành lập dự án đầu tư (thành lập công ty) để tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, trong khoảng thời gian xác định.
2. Vì sao nên thành lập công ty nước ngoài với nhà đầu tư Việt Nam?
2.1. Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, có tay nghề
Việt Nam có khoảng trên 50% dân số từ 25 tuổi trở xuống. Sở hữu những người lao động trẻ, có tay nghề cao với tinh thần làm việc tốt và tỷ lệ biết chữ hơn 90%. Chính phủ luôn ưu tiên phát triển hệ thống đào tạo và giáo dục có chất lượng, do đó người dân được trang bị trình độ học vấn và sẵn sàng phục vụ trong các ngành đòi hỏi kỹ năng cao như công nghệ thông tin, dược phẩm, tài chính, v.v… với chi phí cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực.
2.2. Việt Nam là thị trường tiềm năng, vị trí địa lý thuận lợi
Việt Nam sở hữu đường bờ biển phía đông kéo dài, giúp tiếp cận trực tiếp với Vịnh Thái Lan và Biển Đông. Không những thế, đường biển đẹp dài của Việt Nam còn là điều kiện lý tưởng để phát triển ngành hàng hải, thương mại, du lịch nói riêng và vươn lên trở thành trung tâm vận tải biển của thế giới nói chung. Cấu trúc địa lý đa dạng cùng với các vùng đồi núi, cao nguyên và ven biển thích hợp cho các vùng kinh tế tổng hợp.
2.3. Môi trường pháp lý Việt Nam thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước
Hệ thống quản lý của Việt Nam được đánh giá cao bởi chính sách đầu tư minh bạch, cùng với các ưu đãi dựa trên lợi nhuận thuận lợi cho doanh nghiệp. Ví dụ, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2020 là những luật cơ bản điều chỉnh việc thành lập và hoạt động của các công ty tại Việt Nam. Các luật này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, cũng như giảm bớt một loạt các rắc rối hành chính cho các doanh nghiệp, quy đinh tại các văn bản này được kỳ vọng sẽ làm cho hoạt động kinh doanh tại Việt Nam bớt gánh nặng hơn và mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
2.4. Việt Nam là nơi đầu tư an toàn và ổn định
Thời gian gần đây, Việt Nam được các nhà đầu tư coi là điểm sáng trong ASEAN nhờ chính trị ổn định, tăng trưởng kinh tế bền vững, hội nhập quốc tế sâu rộng, ưu đãi cạnh tranh, cộng với vị trí địa lý ở trung tâm Đông Nam Á. Nằm trong khu vực nơi mà một số quốc gia dễ bị bất ổn chính trị và kinh tế, tuy nhiên nhờ môi trường chính trị ổn định, Việt Nam được đánh giá là địa điểm lý tưởng để đầu tư vốn. Chính phủ luôn cam kết đảm bảo môi trường chính trị - xã hội ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI.
2.5. Việt Nam luôn tích cực hội nhập toàn cầu
Việt Nam thực hiện các cam kết về hàng hóa (thuế quan, hạn ngạch và trần trợ cấp nông nghiệp) và dịch vụ (các điều khoản tiếp cận các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài và các điều kiện liên quan), và thực hiện các thỏa thuận về sở hữu trí tuệ (TRIPS), các biện pháp đầu tư (TRIMS), định giá hải quan, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại, các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật, các điều khoản cấp phép nhập khẩu, các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp, và các quy tắc xuất xứ… Các cam kết của Việt Nam giúp tăng khả năng tiếp cận thị trường đối với xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của các thành viên tham gia, ký kết; đồng thời thiết lập sự minh bạch hơn trong các hoạt động thương mại cũng như tạo một sân chơi bình đẳng hơn giữa các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài.
3. Đối tượng thành lập công ty nước ngoài với nhà đầu tư Việt Nam
Đối tượng thành lập công ty nước ngoài với nhà đầu tư Việt Nam thường là tổ chức, cá nhân, pháp nhân nước ngoài (sau đây gọi là Nhà đầu tư nước ngoài) và tổ chức, cá nhân, pháp nhân Việt Nam (sau đây gọi là Nhà đầu tư Việt Nam), cụ thể:
- Đối với thành viên là tổ chức, cá nhân, pháp nhân Việt Nam
Các nhà đầu tư là tổ chức thường là những công ty lớn, mọi quyết định đầu tư phải thông qua hội đồng trước khi thực hiện. Để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí vận hành và quản lý dự án, các tổ chức đầu tư thường thuê các chuyên gia tài chính để giám sát gần như tất cả các khía cạnh của việc quản lý danh mục đầu tư hàng ngày của họ. Các tổ chức đầu tư thường đầu tư với quy mô lớn nên mức phí cho các trung gian tài chính thấp hơn so với nhà đầu tư cá nhân.
Ngược lại so với tổ chức, các nhà đầu tư là cá nhân thường tự đưa ra quyết định đầu tư, do đó họ sẽ phản ứng khá nhanh trước những chuyển động của thị trường đầu tư.
Đối với thành viên là pháp nhân Việt Nam thì với tư cách là pháp nhân mang quốc tịch Việt Nam, các doanh nghiệp liên doanh có vôn đầu tư nưốc ngoài, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng có quyền hợp tác đầu tư với các nhà đầu tư nước ngoài.
- Đối với thành viên là tổ chức, cá nhân, pháp nhân nước ngoài
Theo Luật Đầu tư năm 2020: Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Mặc dù không quy định cụ thể, nhưng pháp luật Việt Nam không có sự phân biệt đối xử giữa các tổ chức, cá nhân của các nước; khẳng định các nhà đầu tư nước ngoài bất kể quốc tịch, đều được đối đãi công bằng và thoả đáng; mọi nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cả cá nhân và pháp nhân đều được hoan nghênh và khuyến khích. Nói cách khác, các nhà đầu tư được khuyến khích đầu tư vào Việt Nam thuộc mọi quốc tịch và mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả các tổ chức quốc tế. Và khi đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài được tự do lựa chọn đối tác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Về pháp nhân nước ngoài thì đây là tổ chức có tư cách pháp nhân và được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài. Pháp nhân đó được công nhận là có quốc tịch nước ngoài và được hưởng tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật nước ngoài. Tuy nhiên, khi đến Việt Nam thực hiện hoạt đồng đầu tư kinh doanh thì pháp nhân nước ngoài phải thực hiện theo khuôn khổ pháp luật của Việt Nam, mà điển hình là theo Luật Đầu tư, Luật thương mại,… và các văn bản hướng dẫn thi hành của Việt Nam.
4. Các giai đoạn thành lập dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Để thành lập mới công ty nước ngoài với nhà đầu tư Việt Nam, nhà đầu tư phải lập dự án đầu tư tại Việt Nam. Theo đó, việc lập dự án đầu tư được thực hiện như sau:
4.1. Giai đoạn chuẩn bị
- Nghiên cứu, đánh giá môi trường đầu tư, bao gồm: môi trường chính trị, tự nhiên, quốc tế, kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, tài chính, văn hoá xã hội, lao động, pháp lý;
- Xác định sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư: dựa trên các tiêu chí: dung lượng của thị trường, chu kỳ sống của sản phẩm, kinh nghiệm của nhà đầu tư đối với các dự án tương tự, năng lực về vốn và khả năng quản lý của nhà đầu tư, triển vọng mở rộng sản xuất kinh doanh của dự án, khả năng huy động vốn, tiến độ thu hồi vốn và nguy cơ rủi ro trong hoạt động đầu tư;
- Lựa chọn hình thức đầu tư: căn cứ vào tư cách pháp lý, năng lực tài chính của nhà đầu tư; điều kiện chủ thể tham gia loại hình đầu tư; dự kiến quy mô của dự án; nguồn vốn đầu tư, nhu cầu huy động vốn; kinh nghiệm và khả năng quản lý của nhà ĐT; mức độ hoà nhập hay hợp tác của chủ ĐT; nguy cơ rủi ro trong quá trình triển khai dự án ĐT
- Tiến hành khảo sát và lựa chọn địa điểm ĐT dựa trên các yếu tố: sự thuận lợi về điều kiện tự nhiên; điều kiện hạ tầng cơ sở; chi phí địa điểm; khả năng giải phóng mặt bằng, di dời dân cư ra khỏi vùng sản xuất; khả năng cung ứng lao động tại chỗ; mức độ ô nhiễm môi trường; các quy định về thủ tục hành chính, bảo vệ môi trường và ưu đãi ĐT của chính quyền địa phương; mức độ phù hợp với quy hoạch không gian kiến trúc, quy hoạch phát triển KTXH, quy hoạch của địa phương…
Có thể thấy, chuẩn bị đầu tư là giai đoạn khởi đầu của một dự án đầu tư, nó ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả và giá thành của dự án đó. Bởi vậy, nếu giai đoạn này chuẩn bị tốt thì sẽ quyết định rất lớn đến sự thành công của dự án. Việc có sự tư vấn, nghiên cứu, đánh giá của tổ chức cung cấp dịch vụ uy tín sẽ giúp nhà đầu tư hoàn tất giai đoạn này nhanh hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí để tiến tới các giai đoạn tiếp theo của hoạt động đầu tư.
4.2. Lập dự án đầu tư
Sau khi hoàn tất các công việc nghiên cứu thị trường, môi trường đầu tư, xác định sự cần thiết và quy mô dự án, chọn hình thức và địa điểm đầu tư... nhà đầu tư phải lập hoặc thuê các tổ chức tư vấn lập các văn kiện của dự án đầu tư. Nội dung các văn kiện này thể hiện đầy đủ các khía cạnh về pháp lý, kinh tế - xã hội, kỹ thuật, tài chính của dự án đầu tư. Thông thường có hai loại văn kiện mà nhà đầu tư phải lập trong dự án đầu tư là Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi.
+ Lập báo cáo tiền khả thi: đánh giá sơ bộ về các nội dung của dự án, làm cơ sở để chủ đầu tư nghiên cứu, lựa chọn phương án ĐT phù hợp, tránh những rủi ro, thiệt hại cho việc nghiên cứu khả thi và trên cơ sở đó làm căn cứ để xây dựng báo cáo khả thi của dự án. Báo cáo tiền khả thi sẽ cung cấp các thông tin tổng quan về dự án, làm căn cứ để lựa chọn phương án đầu tư tốt nhất trong các phương án được đưa ra.
+ Lập báo cáo khả thi: tập hợp các số liệu, dữ liệu phân tích, đánh giá, đề xuất chính thức về các nội dung của dự án theo phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn, làm cơ sở đề người có thẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tư.
Chủ đầu tư cần lưu ý: Khi tiến hành lập báo cáo trong giai đoạn này, nên nhờ đến sự hỗ trợ của cơ quan chuyên môn, các chuyên gia tư vấn để có được báo cáo khả thi có chất lượng tốt nhất.
III. ƯU ĐIỂM THÀNH LẬP CÔNG TY NƯỚC NGOÀI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM (DỊCH VỤ TRỌN GÓI CỦA CÔNG TY LUẬT TNHH TLK)
1. Dịch vụ nhanh chóng, tiết kiệm, uy tín, toàn diện: Tư vấn, thực hiện và cung cấp đồng bộ tới Quý Khách hàng tất cả các thủ tục pháp lý, Tài chính – Kế toán – Thuế, các công cụ quản lý Dự án/doanh nghiệp….vv thuộc nghĩa vụ mà Nhà đầu tư/doanh nghiệp cần phải thực hiện kể từ khi thành lập Dự án đến khi ổn định hoạt động và phát triển;
2. Miễn phí tư vấn tất cả các vấn đề pháp lý, Tài chính – Kế toán – Thuế trong và sau khi thành lập Dự án: TLK hiểu rằng, việc thành lập một dự án đầu tư không chỉ là một ý tưởng mà đó là một chiến lược kinh doanh bài bản và chi tiết. Do đó, trước khi tiến hành thủ tục thành lập dự án, TLK sẽ hỗ trợ Quý Khách hàng trong việc “Đánh giá dự án tiền khả thi” bao gồm một số nội dung như: Pháp luật đầu tư của Việt Nam hiện tại; các chính sách liên quan tới đầu tư; hình thức dự án; ưu đãi đầu tư; các quyền và nghĩa vụ của Chủ đầu tư; đánh giá các triển vọng mục tiêu của dự án; quy trình triển khai dự án; địa điểm thực hiện dự án; các vấn đề pháp lý liên quan tới doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp (tổ chức thực hiện dự án)…..vv để từ đó xây dựng một kế hoạch triển khai phù hợp và hiệu quả nhất cho dự án. Sau khi hoàn thành thủ tục xin Giấy phép hoạt động cho dự án, chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý Khách hàng thành lập doanh nghiệp “Tổ chức thực hiện dự án đầu tư” (Trừ dự án BCC và các dạng dự án không thành lập tổ chức thực hiện dự án). Bên cạnh đó Chúng tôi sẽ tư vấn tới Quý Khách hàng về các cấu trúc quan trọng của doanh nghiệp, cụ thể như sau: cấu trúc sở hữu, cấu trúc quản trị nội bộ, cấu trúc tài chính, cấu trúc chất lượng sản phẩm, cấu trúc lao động, cấu trúc văn hóa doanh nghiệp...vv;
3. Được hỗ trợ đặt dấu tròn công ty, dấu chức danh, biển hiệu công ty... theo quy định: Đây là một trong số rất nhiều những nghĩa vụ mà Quý Khách hàng cần phải thực hiện và TLK sẽ là tổ chức đại diện Quý vị thực hiện các nghĩa vụ này;
4. Quà tặng và chương trình khuyến mại: Bên cạnh việc luôn tận tâm, đồng hành hỗ trợ Quý Khách hàng thì mặt khác Chúng tôi luôn dành những ưu đãi đặc biệt về giảm giá cho Quý vị nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng dịch vụ và mua các sản phẩm là công cụ phục vụ cho hoạt động doanh nghiệp như: hóa đơn, chữ ký số (token), phần mềm BHXH...vv. Bên cạnh đó, Quý Khách hàng sẽ được hỗ trợ các dịch vụ: đăng ký thuế ban đầu, đăng ký tài khoản thuế điện tử, thiết kế mẫu hóa đơn theo nhu cầu, hỗ trợ thủ tục phát hành hóa đơn qua mạng...vv.
5. Miễn phí khai thuế 01 (một) quý đầu tiên cho Quý Khách hàng ký hợp đồng dịch vụ kế toán có thời hạn từ 01 (một) năm trở lên;
6. Hỗ trợ Quý Khách hàng trong việc kết nối – xúc tiến thương mại trong quá trình hoạt động.
PHÍ DỊCH VỤ
GỔM 2 PHẦN CHÍNH:
Phần 1: Dịch vụ thành lập dự án đầu tư: Phí dịch vụ từ 450 USD đối với các dự án đơn giản.
Phần 2: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp (tổ chức thực hiện dự án đầu tư): Quý Khách hàng xem chi tiết tại đây: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói.
TLK sẽ tư vấn cụ thể để Quý Khách hàng lựa chọn gói dịch vụ phù hợp để đảm bảo quá trình hoạt động.
HƯỚNG DẪN SAU THÀNH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ DOANH NGHIỆP
Để giúp Quý Khách hàng hoàn toàn yên tâm khi bước vào hoạt động, TLK sẽ gửi đến Quý Khách hàng các hướng dẫn sau thành lập dự án đầu tư và sau thành lập doanh nghiệp như sau:
1. Các hướng dẫn sau thành lập doanh nghiệp (xem tại đây)
2. Các báo cáo định kỳ của dự án đầu tư: Báo cáo tình hình hoạt động dự án đầu tư, Báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài, báo cáo các khoản vay nợ nước ngoài…vv
Trên đây là một số lưu ý mà Quý Khách hàng cần thực hiện sau khi hoàn thành việc thành lập Dự án đầu tư và thành lập doanh nghiệp để đi vào hoạt động ổn định. Trường hợp có nhu cầu tư vấn và sử dụng dịch vụ, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ tới TLK theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết và phục vụ.
Công ty Luật TNHH TLK
Địa chỉ: Tầng 23 tòa nhà Vinaconex 9, đường Phạm Hùng - phường Mễ Trì - quận Nam Từ Liêm - TP. Hà Nội.
Văn phòng giao dịch: P306, tòa nhà CT3-2, KĐT Mễ Trì (đối diện Keangnam), đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì - quận Nam Từ Liêm - TP. Hà Nội.
Hotline:
- TS. Luật sư Dương Văn Thực - 0972 118 764
- Phòng chuyên môn: 0969 760 195
Điện thoại: 0243 2011 747
Email: info@tlklawfirm.vn
Website: tlklawfirm.vn
Ghi chú:
Công ty Luật TNHH TLK là một trong những tổ chức kết nối - xúc tiến thương mại, chúng tôi mong được kết nối hợp tác với các tổ chức, cá nhân để cùng thúc đẩy các triển vọng công việc trong tương lai. Đồng thời các tổ chức, cá nhân xúc tiến công việc cho TLK đều sẽ nhận được sự tri ân “đặc biệt” từ chương tri ân của TLK.
Chúng tôi rất mong sẽ nhận được sự hợp tác từ Quý vị để cùng thúc đẩy sự phát triển của các bên trong tương lai.
MỘT SỐ NỘI DUNG QUAN TRỌNG KHÁC CÓ THỂ QUÝ KHÁCH HÀNG QUAN TÂM
- Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp trọn gói
- Dịch vụ Tư vấn pháp lý thường xuyên