SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
Tel: 0243 2011 747 Hotline: 097 211 8764

NGUYÊN TẮC MỚI VỀ GHI CHÉP TRÊN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

Ngày 15/11/2018, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 112/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 174/2015/TT-BTC ngày 10/11/2015 hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019.

Theo đó, Thông tư số 112/2018/TT-BTC đã sửa đổi, bổ sung quy định về lập, ký và lưu giữ chứng từ kế toán đối với hàng hó a xuất khẩu, nhập khẩu. Cụ thể quy định mới như sau:

1. Mọi phát sinh liên quan đến việc ghi sổ kế toán thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đều phải lập chứng từ kế toán.

2. Chứng từ kế toán phải lập theo nội dung quy định trên mẫu cho từng loại nghiệp vụ, phải bảo đảm đủ nội dung và bảo đảm tính pháp lý đối với từng loại chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định số 174/2016/NĐ-CP.

3. Ghi chép trên chứng từ kế toán

Việc ghi chép trên chứng từ phải đầy đủ, rõ ràng, kịp thời, chính xác theo quy định tại Điều 18 của Luật Kế toán và Nghị định số 174/2016/NĐ-CP; chữ viết trên chứng từ phải liên tục, không ngắt quãng, không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút bi hoặc bút mực; không viết bằng mực đỏ, bằng bút chì; số tiền viết bằng chữ phải đúng với số tiền viết bằng số. Chữ đầu tiên phải viết in hoa, những chữ còn lại viết thường; phải viết sát đầu dòng, chữ viết và chữ số phải viết liên tục không để cách quãng, ghi hết dòng mới xuống dòng khác, không viết chèn dòng, không viết đè lên chữ in sẵn; chỗ trống phải gạch chéo để không thể sửa chữa, thêm số hoặc thêm chữ. Chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai vào mẫu chứng từ in sẵn thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo chứng từ viết sai.

4. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên. Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau.

5. Chứng từ kế toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử phải tuân theo Điều 17, Điều 18, Điều 19 của Luật Kế toán và Nghị định số 174/2016/NĐ-CP.

6. Ký chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán phải được ký theo đúng quy định tại Điều 19 Luật Kế toán và Nghị định số 174/2016/NĐ-CP. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với mẫu chữ ký đã đăng ký; người lập, người duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán; người có trách nhiệm ký chứng từ kế toán chỉ được ký chứng từ khi đã ghi đầy đủ nội dung thuộc trách nhiệm của mình theo quy định.

Như vậy, bằng việc ban hành Thông tư số 112/2018/TT-BTC, Bộ Tài chính đã có những hướng dẫn chi tiết và cụ thể về lập, ký và lưu giữ chứng từ kế toán đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, qua đó tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức thực hiện hiện các hoạt động kế toán này được nhanh chóng, chính xác, đồng thời thắt chặt sự quản lý nhà nước đối với các hoạt động này.

ĐIỀU CHỈNH LƯƠNG HƯU CHO LAO ĐỘNG NỮ

Ngày 07/11/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 153/2018/NĐ-CP quy định chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ năm 2018 đến năm 2021 có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 06 tháng.

Mức điều chỉnh sẽ được tính bằng mức lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tại thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu nhân với tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và thời điểm hưởng lương hưu.

Cụ thể:

- Nếu nghỉ hưu năm 2018, tỷ lệ điều chỉnh cao nhất là 12,31%; thấp nhất là 1,08%, tùy thuộc vào thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

- Nếu nghỉ hưu năm 2019, tỷ lệ điều chỉnh cao nhất là 9,23%, thấp nhất là 0,81%, tùy thuộc vào thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

- Nếu nghỉ hưu năm 2020, tỷ lệ điều chỉnh cao nhất là 6,15%, thấp nhất là 0,64%, tùy thuộc vào thời gian đã đóng bảo hiểm xãhội.

- Nếu nghỉ hưu năm 2021, tỷ lệ điều chỉnh cao nhất là 3,08%, thấp nhất là 0,27%, tùy thuộc vào thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Nghị định này đã có hiệu lực từ ngày 24/12/2018.

NHỮNG LĨNH VỰC ĐƯỢC ƯU TIÊN SỬ DỤNG VỐN ODA

Nội dung này được thể hiện tại Nghị định 132/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 16/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. 

Cụ thể, những lĩnh vực được ưu tiên sử dụng vốn ODA bao gồm:

- Hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp), phát triển đô thị thông minh, thủy lợi;

- Nghiên cứu, xây dựng chính sách, thể chế và cải cách;

- Phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao tri thức và phát triển công nghệ;

- Giải quyết ô nhiễm và nâng cao chất lượng môi trường; phòng, chống giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh;

- Sử dụng làm nguồn vốn đầu tư của Nhà nước tham gia các dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP);

- Lĩnh vực ưu tiên khác theo quyết định của Thủ tướng.

Cũng theo Nghị định này, thời gian xử lý đơn rút vốn ODA, vốn vay ưu đãi tại Bộ Tài chính là 04 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Nghị định này đã được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/10/2018.

 

LIÊN HỆ CUNG CẤP DỊCH VỤ (Vui lòng click vào nút dưới đây để chọn gói dịch vụ)

CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
Giấy phép hoạt động số: 01021852/TP/ĐKHĐ cấp bởi Sở Tư pháp TP. Hà Nội
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7
GỌI NGAY: 097 211 8764
Vì trách nhiệm cộng đồng - Tư vấn hoàn toàn miễn phí
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
Tổng lượt truy cập: 9.605.425
Xem trong ngày: 3.452
Đang xem: 60
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo