BẮT BUỘC CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG SÁNG CHẾ LÀ GÌ? CĂN CỨ BẮT BUỘC CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG SÁNG CHẾ? |
|
CÂU HỎI: |
Thưa Luật sư, Luật sư cho tôi hỏi: Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế là gì? Căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế? Tôi xin cảm ơn! |
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: |
1. SINH VIÊN CÓ ĐƯỢC PHOTO TÀI LIỆU GIÁO TRÌNH CỦA NHÀ TRƯỜNG HAY KHÔNG? 2. GIÁ ĐỀN BÙ ĐỐI VỚI QUYỀN SỬ DỤNG SÁNG CHẾ BỊ CHUYỂN GIAO THEO QUYẾT ĐỊNH BẮT BUỘC 3. BẰNG BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG BỊ HỦY BỎ HIỆU LỰC TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO? TRÌNH TỰ, THỜI GIAN GIẢI QUYẾT? |
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật TNHH TLK, trên cơ sở quy định pháp luật và thực tiễn giải quyết, chúng tôi xin gửi tới bạn nội dung tư vấn như sau: |
CƠ SỞ PHÁP LÝ: |
1. Luật Sở hữu trí tuệ số: 50/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005; 2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ số: 36/2009/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2009; 3. Nghị định số: 103/2006/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; 4. Nghị định số: 122/2010/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; 5. Thông tư số: 01/2007/TT-BKHCN do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2017 quy định hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; 6. Thông tư số: 16/2016/TT-BKHCN được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 30 tháng 6 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 07 năm 2010, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22 tháng 07 năm 2011 và Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20 tháng 02 năm 2013; 7. Các văn bản pháp luật hướng dẫn khác có liên quan. |
NỘI DUNG TƯ VẤN: |
Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế (BBCGQSDSC) là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của một quốc gia – trên cơ sở quy định của pháp luật – ra quyết định cưỡng chế, buộc người nắm độc quyền phải chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho Chính phủ hoặc cá nhân, tổ chức khác sử dụng thông qua hợp đồng bằng văn bản, với những điều kiện cơ bản đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế mà không cần được sự đồng ý của người nắm độc quyền, với mục đích ngăn chặn sự lạm dụng độc quyền được xác lập. Luật Sở hữu trí tuệ ghi nhận bốn căn cứ mà bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có đủ điều kiện (theo luật định) cũng có thể nộp đơn đến cơ quan có thẩm quyền để xin cấp phép sử dụng sáng chế bắt buộc, bao gồm: Thứ nhất, sử dụng sáng chế vì mục đích công cộng, phi thương mại. Mục đích này có thể hiểu là để nhằm phục vụ quốc phòng, an ninh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội. Đây chính là những nội dung cơ bản thuộc chức năng đối nội của một nhà nước. Do đó, để khai thác sáng chế với mục đích bảo vệ cộng đồng như vậy, các cơ quan nhà nước sẽ trực tiếp là Bên nhận chuyển giao quyền sử dụng sáng chế bắt buộc thuộc lĩnh vực mình quản lý. Và theo điểm a, khoản 1 Điều 145, khi ở vào trường hợp này, bất chấp tư cách pháp lý của chủ sở hữu là có vi phạm nghĩa vụ sử dụng sáng chế hay không, việc BBCGQSDSC vẫn được tiến hành. Thứ hai, người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế: Mặc dù không có nhu cầu sử dụng sáng chế vì mục đích công cộng, phi thương mại, nhưng nếu chủ sở hữu hay bên được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền đã không sử dụng sáng chế thì đây cũng được coi là căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền. Nói cách khác, tư cách pháp lý của người nắm độc quyền trong trường hợp này là chủ thể vi phạm nghĩa vụ sử dụng sáng chế. Thứ ba, người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế, mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thỏa đáng. Điều này có nghĩa rằng, trước khi được cấp phép sử dụng sáng chế bắt buộc, người có nhu cầu đã cố gắng thiết lập hợp đồng với chủ sở hữu nhưng không thành công. Theo quy định tại điểm c, có thể nhận thấy quan điểm chủ quan của nhà làm luật xác định kết quả đó là một cơ sở độc lập với những căn cứ còn lại và cũng được xem là một căn cứ để BBCGQSDSC. Thứ tư, người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh. Căn cứ này thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa Luật cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ trong quá trình bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Thông qua việc cấp cho chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế, nhà nước đã công nhận cho chủ thể này các độc quyền đối với sáng chế. Ngược lại, áp dụng Luật cạnh tranh tức là nhà nước sử dụng các công cụ đặc thù để kiểm soát, hạn chế độc quyền của chủ sở hữu. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất trong quá trình thực thi quyền độc quyền sử dụng sáng chế là làm sao ngăn chặn được hành vi lạm dụng của chủ sở hữu gây thiệt hại cho xã hội. Kính thưa Quý khách hàng, với tư cách là đơn vị cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn thấu hiểu và sẵn sàng đồng hành giải quyết những nhu cầu cũng như những khó khăn mà Quý Khách hàng đang gặp phải. Bởi vậy, trong suốt quá trình hoạt động của mình, chúng tôi xác định giá dịch vụ cạnh tranh, chất lượng công việc và sự hài lòng của khách hàng luôn là mục tiêu quan trọng nhất. Điều đó không chỉ được thể hiện cụ thể thông qua quy trình xử lý chuyên nghiệp, chất lượng công việc mà còn thể hiện ở những cam kết và ưu đãi mà chúng tôi dành tặng Quý Khách hàng. |
CÔNG VIỆC LUẬT TLK THỰC HIỆN: |
1. Tư vấn cho Quý khách hàng tất cả các vấn đề pháp lý liên quan tới đời sống xã hội, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư; 2. Cung cấp tới Quý Khách hàng, đại diện thực hiện tất cả các dịch vụ pháp lý liên quan tới đời sống xã hội, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư. |
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI: |
1. Hỗ trợ cho Quý khách hàng trong việc kết nối – xúc tiến thương mại trong quá trình hoạt động. 2. Chiết khấu 12% phí dịch vụ khi quý khách hàng sử dụng từ lần thứ 2. 3. Chăm sóc tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật doanh nghiệp trong một năm (nếu Quý khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp). 4. Chăm sóc, tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật thuế - kế toán cho doanh nghiệp trong vòng một năm (nếu Quý khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp). 5. Cung cấp hệ thống quản trị nội bộ doanh nghiệp (nếu Quý khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp). |
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI MỚI NHẤT TẠI ĐÂY CAM KẾT CỦA TLK LAWFIRM TẠI ĐÂY Chúng tôi luôn sẵn sàng làm người bạn đồng hành, tận tâm và là điểm tựa pháp lý vững chắc cho Quý khách hàng. Kính chúc Quý khách sức khỏe cùng sự phát triển thịnh vượng! Trong trường hợp có nhu cầu cần tư vấn và sử dụng dịch vụ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây: CÔNG TY LUẬT TNHH TLK - ĐT: +(84) 243 2011 747 Hotline: +(84) 97 211 8764 - Email: info@tlklawfirm.vn Website: tlklawfirm.vn |