Bộ Công Thương đã ra Công điện 2755/CĐ-BCT nhằm tăng cường giám sát, kiểm tra thị trường và xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, đặc biệt là thuốc giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
=> Xem thêm: Từ 22/04/2025, thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên được quy định như thế nào
Ảnh 1. Bộ Công thương yêu cầu tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi phát ngôn, quảng cáo sai sự thật_ Hotline: 097 211 8764
Thời gian gần đây lực lượng chức năng liên tiếp kiểm tra, phát hiện một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, quảng cáo, phân phối nhiều loại sữa giả; thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả tại một số địa phương. Đáng lưu ý là hoạt động sản xuất, buôn bán các loại hàng giả này đã kéo dài nhiều năm gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người dân.
Nhằm tăng cường trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc quản lý, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, đặc biệt là sản phẩm sữa, thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Phó trưởng Ban chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện các nội dung sau:
- Bám sát diễn biến của thị trường, kịp thời tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương về tình hình biến động của thị trường hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, đặc biệt là những mặt hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương rà soát, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ sở kinh doanh thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn, thu hồi các loại thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả đã được phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Chỉ đạo cơ quan chức năng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc hậu kiểm về tự công bố sản phẩm/đăng ký bản công bố sản phẩm, sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo, lấy mẫu kiểm nghiệm các sản phẩm/nhóm sản phẩm tại Phụ lục II Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ.
Xây dựng kế hoạch hậu kiểm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, tập trung kiểm soát bảo đảm an toàn thực phẩm, hậu kiểm việc chấp hành quy định về an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe (trên báo, đài và Internet); cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo sản phẩm thực phẩm bổ sung và sản phẩm dinh dưỡng công thức dùng cho trẻ nhỏ. Chỉ đạo các lực lượng chức năng liên quan, tăng cường công tác lấy mẫu, đề kiểm tra chất lượng hàng hóa đối với các đoàn kiểm tra tại các địa bàn.
- Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi phát ngôn, quảng cáo sai sự thật, đặc biệt đối với những mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đàng, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm; kịp thời thông tin các chuỗi cung cấp nông sản thực phẩm an toàn, chất lượng cao cũng như các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn thực phẩm.
Như vậy, Việc Bộ Công Thương ban hành Công điện 2755/CĐ-BCT thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của cơ quan quản lý trong việc siết chặt kiểm tra, giám sát thị trường và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là phát ngôn, quảng cáo sai sự thật về các sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân như thuốc, sữa và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Đây là bước đi cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo đảm an toàn thực phẩm, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và toàn xã hội trong công tác phòng, chống hàng giả, hàng kém chất lượng. Các địa phương, đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội, cần khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp nêu trong công điện để góp phần ổn định thị trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tạo dựng niềm tin của người dân vào công tác quản lý nhà nước.
Công điện 2755/CĐ-BCT ban hành ngày 18/04/2025.
=> Xem thêm: 06 thủ tục hành chính mới về an toàn giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an
Ảnh 2. Tư vấn pháp luật miễn phí_ Hotline: 097 211 8764
Phòng Tổng hợp Kinh tế Xã hội – Công ty Luật TNHH TLK
Kính thưa Quý bạn đọc , Công ty Luật TNHH TLK ngoài việc cung cấp tới Quý bạn đọc những thông tin tri thức hữu ích về đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, Chúng tôi còn là tổ chức cung cấp các dịch vụ Pháp lý; Kế toán - thuế và Xúc tiến thương mại chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm.
Với mong muốn thực hiện trách nhiệm xã hội, theo đó trường hợp Quý bạn đọc cần tư vấn các vấn đề liên quan tới Pháp luật xin vui lòng liên hệ với Chúng tôi theo số hotline: 097 211 8764 để được Luật sư tư vấn trực tiếp (tư vấn hoàn toàn miễn phí).