Ngày 18/05/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 56/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 07 năm 2011 của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế. Theo đó, Nghị định quy định mới về chức năng, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước.
=> Xem thêm: Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm 2024
Ảnh 1: Chức năng, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định 56/2024 _ Hotline: 097 211 8764
Cụ thể, Nghị định 56/2024/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước như sau:
(1) Chủ trì, phối hợp với các bộ phận có liên quan tư vấn, giúp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến nội bộ của doanh nghiệp:
- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc góp ý điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp;
- Soạn thảo các loại mẫu hợp đồng; có ý kiến về mặt pháp lý đối với dự thảo các hợp đồng, dự thảo thỏa thuận do các bộ phận khác của doanh nghiệp soạn thảo trước khi trình Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp; tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng, thỏa thuận của doanh nghiệp;
- Phổ biến, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp;
- Tư vấn, thuê tư vấn pháp luật đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá rủi ro môi trường đầu tư, kinh doanh đối với các dự án đầu tư của doanh nghiệp ra nước ngoài; có ý kiến về mặt pháp lý đối với các quyết định về tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động của doanh nghiệp;
- Tham gia giải quyết tranh chấp, yêu cầu về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp; tham gia tố tụng với tư cách người đại diện theo ủy quyền của Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp hoặc tham mưu thuê luật sư tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
(2) Chủ trì, phối hợp với các bộ phận có liên quan tư vấn, giúp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp tổ chức thực hiện pháp luật có liên quan đến doanh nghiệp:
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động của doanh nghiệp;
- Góp ý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, tổ chức gửi xin ý kiến; tổng kết, đánh giá pháp luật liên quan đến tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động của doanh nghiệp;
- Phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật; tổng kết, đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của người lao động trong doanh nghiệp.
(3) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước tại Nghị định 55/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi theo Nghị định 56/2024/NĐ-CP.
Nghị định 56/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2024.
=> Xem thêm: Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ Tài chính năm 2024
Ảnh 2. Tư vấn pháp luật miễn phí _ Hotline: 097 211 8764
Phòng Tổng hợp Kinh tế Xã hội – Công ty Luật TNHH TLK
Kính thưa Quý bạn đọc , Công ty Luật TNHH TLK ngoài việc cung cấp tới Quý bạn đọc những thông tin tri thức hữu ích về đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, Chúng tôi còn là tổ chức cung cấp các dịch vụ Pháp lý; Kế toán - thuế và Xúc tiến thương mại chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm.
Với mong muốn thực hiện trách nhiệm xã hội, theo đó trường hợp Quý bạn đọc cần tư vấn các vấn đề liên quan tới Pháp luật xin vui lòng liên hệ với Chúng tôi theo theo số hotline: 097 211 8764 để được Luật sư tư vấn trực tiếp (tư vấn hoàn toàn miễn phí).