Từ ngày 10/12/2024, ngân hàng thương mại sẽ xem xét bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai cho chủ đầu tư. Theo đó để được bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai phải đáp ứng các điều kiện sau:
=> Xem thêm: Sau bão số 3 (Yagi), những chính sách nào được ban hành để khắc phục hậu quả?
Ảnh 1: Điều kiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai _Hotline: 0972118764
Ngày 25/10/2024, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 49/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 11/2022/TT-NHNN. Trong đó, Thông tư đã có một số quy định mới về việc bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai.
Để được các ngân hàng xem xét cấp bảo lãnh, chủ đầu tư không chỉ cần đáp ứng đủ các yêu cầu tại Điều 11 của Thông tư (trừ trường hợp bảo lãnh đối ứng) mà còn phải nhận được văn bản từ cơ quan quản lý cấp tỉnh trả lời về nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua. Cụ thể, chủ đầu tư phải:
+ Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
+ Nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp;
+ Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh đánh giá có khả năng hoàn trả lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông tư 49/2024/TT-NHNN, Chủ đầu tư để được cấp bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai còn cần có văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản cấp tỉnh trả lời cho chủ đầu tư về nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua thay vì đáp ứng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh như trước đây.
(Trong khi đó, Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định chỉ ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai khi:
- Trong giấy phép thành lập và hoạt động hoặc tại văn bản sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng thương mại có quy định nội dung hoạt động bảo lãnh ngân hàng;
- Không bị cấm, hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai).
Bên cạnh đó, Thông tư 49/2024/TT-NHNN cũng thay đổi trình tự bảo lãnh. Cụ thể, khi chủ đầu tư hoặc bên bảo lãnh đối ứng đề nghị, ngân hàng sẽ xem xét, thẩm định và quyết định cấp bảo lãnh, sau đó ký thỏa thuận với chủ đầu tư.
Căn cứ thỏa thuận này, ngân hàng sẽ phát hành văn bản cam kết bảo lãnh để chủ đầu tư gửi bản sao cho bên mua khi ký hợp đồng.
Sau khi hợp đồng mua, thuê mua được ký, trong đó có nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư, chủ đầu tư gửi hợp đồng cho ngân hàng để yêu cầu phát hành thư bảo lãnh cho bên mua.
Ngoài ra, Thông tư 49/2024/TT-NHNN cũng bãi bỏ một số quy định tại Điều 34 Thông tư 11/2022/TT-NHNN, như việc Ngân hàng Nhà nước công bố danh sách ngân hàng thương mại đủ năng lực cấp bảo lãnh và trách nhiệm giám sát của Cục Công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro công nghệ.
Thông tư 49/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 10/12/2024.
=> Xem thêm: Nhà đầu tư nước ngoài có cần ký quỹ 100% khi giao dịch mua cổ phiếu hay không?
Ảnh 2: Tư vấn pháp luật miễn phí_ Hotline: 097 211 8764
Phòng Tổng hợp Kinh tế Xã hội – Công ty Luật TNHH TLK
Kính thưa Quý bạn đọc, Công ty Luật TNHH TLK ngoài việc cung cấp tới Quý bạn đọc những thông tin tri thức hữu ích về đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, Chúng tôi còn là tổ chức cung cấp các dịch vụ Pháp lý; Kế toán - thuế và Xúc tiến thương mại chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm.
Với mong muốn thực hiện trách nhiệm xã hội, theo đó trường hợp Quý bạn đọc cần tư vấn các vấn đề liên quan tới Pháp luật xin vui lòng liên hệ với Chúng tôi theo theo số hotline: 097 211 8764 để được Luật sư tư vấn trực tiếp (tư vấn hoàn toàn miễn phí)