Các nội dung được sửa đổi |
QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH
(LUẬT ĐẤT ĐAI 2013) |
DỰ THẢO SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI |
1. Về người sử dụng đất |
Điều 5 Luật Đất đai 2013 không quy định người sử dụng đất là cá nhân nước ngoài thuộc trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở. |
Sửa đổi, bổ sung Điều 5 Luật đất đai 2013 theo hướng:
=> Bổ sung người sử dụng đất là cá nhân nước ngoài thuộc trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở. |
2. Về phân loại đất |
Đất tôn giáo, đất tín ngưỡng, đất nông nghiệp khác, đất phi nông nghiệp khác chưa được liệt kê tại Điều 10 Luật Đất đai 2013. |
Sửa đổi, bổ sung Điều 10 về phân loại đất theo hướng=> Quy định nội dung giao Chính phủ quy định các loại đất tôn giáo, đất tín ngưỡng, đất nông nghiệp khác, đất phi nông nghiệp khác. |
3. Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất |
Điều 36 Luật Đất đai 2013 quy định hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các cấp độ như: cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, đất quốc phòng, đất an ninh |
Sửa đổi, bổ sung Điều 36 theo hướng:
=> Sửa đổi, bổ sung hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo hướng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đến cấp xã; Bổ sung nội dung về quy hoạch cấp vùng.
=> Bổ sung các điều kiện điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất vào Điều 46 của Luật Đất đai 2013 |
4. Về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất |
Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 đang quy định 7 trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Điều 118 của Luật Đất đai 2013 quy định các trường hợp đấu giá hay không phải đấu giá quyền sử dụng đất để Nhà nước giao đất, cho thuê đất. |
Sửa đổi, bổ sung Điều 57 theo hướng
=> Bổ sung thêm các trường hợp cụ thể về chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Sửa đổi, bổ sung Điều 118 theo hướng.
=> chỉ quy định các trường hợp phải đấu giá quyền sử dụng đất (còn lại không phải đấu giá) hoặc các trường hợp không phải đấu giá (còn lại phải đấu giá) để nhà nước giao đất, cho thuê đất, |
5. Về thu hồi đất |
Theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật đất đai 2013 quy định cụ thể các trường hợp Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất nhằm mục đích quốc phòng, an ninh và để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và theo hướng thu hẹp các trường hợp Nhà nước thu hồi đất so với trước đây.
Khoản 4 Điều 16 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật đất đai hướng dẫn chi tiết Điều 73 Luật đất đai 2013 quy định:
=> Chủ đầu tư được phép thỏa thuận mua tài sản gắn liền với đất của người đang sử dụng đất, Nhà nước thực hiện thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cho chủ đầu tư thuê đất để thực hiện dự án. Tuy nhiên, chưa quy định xử lý đối với trường hợp giữa hai bên không đạt được thỏa thuận. |
Sửa đổi, bổ sung Điều 62 theo hướng
=> Quy định cụ thể cơ chế thu hồi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để tạo quỹ đất;
=> Bổ sung một số trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng:
+ Thu hồi đất của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước trong trường hợp rà soát, sắp xếp đất đai, đặc biệt là tại các vị trí có lợi thế và khả năng sinh lợi cao;
+ Thu hồi đất theo phương án di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các trụ sở cơ quan ra khỏi đô thị; ...
=> Cho phép các trường hợp thuộc diện thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng để giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng nếu có nhu cầu thì được thực hiện theo cơ chế tự thỏa thuận với người sử dụng đất.
Sửa đổi, bổ sung Điều 73 theo hướng
=> Bổ sung cơ chế để xử lý đối với trường hợp chủ đầu tư không thỏa thuận được với chủ sử dụng đất đối với toàn bộ diện tích đất để thực hiện dự án. |
7. Về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất |
Điều 74 Luật Đất đai 2013 quy định về việc bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất là bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi hoặc bồi thường bằng tiền theo giá đất. |
Sửa đổi Khoản 2 của Điều 74 như sau:
=> Bồi thường khi thu hồi đất bằng việc giao đất có cùng mục đích hoặc khác mục đích đất thu hồi nhưng ngang bằng về giá trị bồi thường đất. |
8. Về giá đất |
Khoản 3 Điều 114 Luật Đất đai 2013 quy định: UBND cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể trong việc giao đất, cho thuê đất và tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. |
Sửa đổi Khoản 3 Điều 114 Luật đất đai theo hướng
=> Giao thẩm quyền quyết định giá đất cụ thể cho Ủy ban nhân dân cấp huyện trong trường hợp thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân; bổ sung đại diện người có đất thu hồi vào thành phần Hội đồng định giá đất |
9. Về chế độ sử dụng đất |
Khoản 1 Điều 130 Luật Đất đai 2013 quy định:
Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân. |
Bãi bỏ Điều 130, bỏ hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp
=> Nhằm giải quyết được việc đảm bảo cho hộ gia đình, cá nhân có quyền nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo nhu cầu và năng lực của mình mà không lo bị giới hạn hạn mức sử dụng đất
|
10. Về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất |
Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định tổ chức kinh tế; hộ gia đinh, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa. |
Sửa đổi, bổ sung Điều 191 theo hướng mở rộng đối tượng được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa:
=> Cho phép hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp; tổ chức kinh tế được quyền nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa nhưng với điều kiện là phải sử dụng đúng mục đích |
11. Giải quyết tranh chấp đất đai |
Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định nếu có tranh chấp về đất đai thì trước tiên phải được tổ chức hòa giải tại UBND các cấp. Trường hợp hòa giải không thành thì giải quyết như sau:
+ Thẩm quyền của giải quyết tranh chấp đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì thẩm quyền giải quyết là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu không đồng ý thì có thể khởi kiện ra tòa hoặc đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
+ Đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu không đồng ý thì có thể khởi kiện ra tòa hoặc đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giải quyết
=> Thực tế thẩm quyền giải quyết như trên rất mất thời gian và việc kiện tụng tranh chấp kéo dài không có hồi kết. |
Sửa đổi, bổ sung Điều 203 theo hướng:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp chỉ giải quyết ở 01 cấp:
+ Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết;
+ Tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
=> Việc giải quyết tranh chấp trong thời hạn quy định nếu các bên không đồng ý với quyết định giải quyết thì khởi kiện luôn ra Tòa án chứ không kiến nghị lên cấp trên như quy định cũ. |
BÌNH LUẬN:
lê Văn Vinh Trả lời
tốt
23/02/2023