MẪU HỢP ĐỒNG KHOÁN VIỆC MỚI NHẤT
Trước khi sử dụng biểu mẫu hợp đồng khoán việc, ta cần hiểu một số khái niệm và đặc điểm cơ bản về hợp đồng.
I. KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG
Hợp đồng là gì?
Hợp đồng là một thỏa thuận pháp lý giữa hai hoặc nhiều bên, trong đó các bên cam kết thực hiện hoặc không thực hiện một hành động nhất định. Hợp đồng có thể được lập bằng văn bản hoặc bằng lời nói, nhưng để đảm bảo tính khả thi và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, hợp đồng bằng văn bản thường được khuyến khích. Các yếu tố cơ bản để một hợp đồng có hiệu lực bao gồm: sự đồng ý của các bên, đối tượng hợp đồng hợp pháp, và mục đích hợp đồng không trái với quy định của pháp luật. Hợp đồng đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ thương mại, bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia. Việc hiểu rõ về hợp đồng giúp các cá nhân và tổ chức thực hiện các giao dịch một cách an toàn và hiệu quả.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG KHOÁN VIỆC
1. Đặc điểm chung của hợp đồng khoán việc
Về khái niệm, Hợp đồng khoán việc được hiểu là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của bên nhận khoán việc và bên khoán việc về nội dung công việc được khoán. Theo đó, bên nhận khoán việc có trách nhiệm hoàn thành một khối lượng công việc nhất định, đảm bảo yêu cầu của bên giao khoán. Ngược lại, bên khoán việc sẽ nghiệm thu kết quả công việc và có trách nhiệm thanh toán thù lao cho bên nhận khoán theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Trong hợp đồng khoán việc, bên giao khoán chỉ cung cấp công việc và nhận kết quả theo hợp đồng, không quan tâm đến việc người nhận khoán việc thực hiện công việc như thế nào. Thông thường, hợp đồng khoán việc được áp dụng cho những công việc thời vụ, diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định.
2. Các loại hợp đồng khoán việc
Hiện nay, có thể phân chia hợp đồng khoán việc thành 02 loại: hợp đồng đồng khoán việc toàn bộ và hợp đồng khoán việc từng phần. Cụ thể:
- Hợp đồng khoán việc toàn bộ: Bên giao khoán sẽ giao toàn bộ công việc, các chi phí cần thiết để bên nhận khoán việc hoàn thành công việc. Do đó, phần thù lao mà người nhận khoán việc nhận được sẽ bao gồm tiền công lao động và chi phí khác để hoàn thành công việc được giao.
- Hợp đồng khoán việc từng phần: Bên giao khoán chỉ giao 1 phần công việc, bên nhận khoán việc sẽ tự lo công cụ, vật tư và trang thiết bị để hoàn thành công việc. Khi trả thù lao công việc, ngoài tiền công lao động, bên nhận giao khoán sẽ nhận thêm thêm 1 khoản coi là giá trị khấu hao của công cụ lao động.
Mặc dù không được quy định trong Bộ luật lao động 2019, nhưng hợp đồng khoán việc thường được áp dụng trong lĩnh vực xây dựng, gia công may mặc, khoán dạy học partime ở các trung tâm tin học, ngoại ngữ, lắt đặt điều hoà, sửa chữa nhà...
3. Hợp đồng khoán việc có phải đóng thuế TNCN không?
Căn cứ Theo điểm i, khoản 1, điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 08 năm 2013 về hướng dẫn luật thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) quy định như sau:
“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.”
Theo đó, người lao động là các cá nhân ký hợp đồng partime hoặc lao động ký hợp đồng lao động dưới 3 (ba) tháng là các đối phải phải thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo mức 10% trên tổng thu nhập trước khi trả cho cá nhân nếu có thu nhập từ 2.000.000 đồng/ lần chi trả. Do vậy, với các đối tượng người lao động này, đối với từng lần chi trả, Công ty thực hiện khấu trừ tiền thuế TNCN bằng 10% thu nhập trước khi chi trả cho người lao động để nộp về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
4. Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không?
Theo quy định tại Điều 2, Luật bảo hiểm xã hội 2014 về các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, người ký hợp đồng khoán việc không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Do đó, khi tham gia hợp đồng khoán việc, cả người nhận khoán và người khoán việc đều không phải tham gia BHXH bắt buộc. Nếu muốn tham gia BHXH, người nhận khoán việc hoặc người khoán việc chỉ có thể tham gia BHXH tự nguyện.
Như vậy, hợp đồng khoán việc không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, việc ký kết loại hợp đồng này chỉ áp dụng với những công việc ngắn hạn, không mang tính chất thường xuyên, ổn định, chỉ phát sinh trong một khoảng thời gian ngắn.
5. Mẫu hợp đồng khoán việc
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG KHOÁN VIỆC, GIAO KHOÁN
Số: …/HĐKV
Căn cứ Bộ Luật dân sự năm 2015 số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;
Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên trong hợp đồng;
Hôm nay, ngày … tháng … năm ….., tại … chúng tôi gồm có:
Bên sử dụng dịch vụ (Bên giao khoán việc, sau đây gọi tắt là bên A):
Tên doanh nghiệp/ Tên cá nhân: ……………………………
Địa chỉ: …………………………
Mã số doanh nghiệp/ CCCD: …………………
Người đại diện theo pháp luật (bỏ qua phần nếu là cá nhân khoán việc): …
Chức vụ (bỏ qua phần nếu là cá nhân khoán việc): …………………………………
Điện thoại: ………………………………
Email: ……………………………………
Bên cung ứng dịch vụ (Bên nhận khoán việc, sau đây gọi tắt là bên B):
Tên tổ chức/ Cá nhân: ………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………
Mã số doanh nghiệp/ CCCD: ……………………………………
Người đại diện theo pháp luật (bỏ qua phần nếu là cá nhân nhận khoán việc): ……………
Chức vụ (bỏ qua phần nếu là cá nhân nhận khoán việc): …………………………………………………
Điện thoại: ………………………………………………
Email: …………………………………………………
Hai bên cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận và đồng ý ký kết hợp đồng khoán việc với các điều khoản như sau:
Điều 1. Nội dung công việc
Bên A đang có nhu cầu.....(làm gì đó với nội dung công việc, chất lượng công việc, khối lượng công việc ra sao...)
Bên B là bên có năng lực để thực hiện nhu cầu công việc trên của bên A. Theo đó, bằng hợp đồng khoán việc này, hai bên đồng thống nhất thoả thuận và ký kết hợp đồng với nhau với các điều khoản sau:
Điều 2. Thời hạn thực hiện hợp đồng
Hợp đồng này được thực hiện kể từ ngày … / …/ …
Thời gian dự kiến hoàn thành: là … ngày, kể từ ngày …/ …/ …
Bên B có trách nhiệm thực hiện, hoàn thành công việc và bàn giao cho bên B theo đúng các nội dung công việc đã được ghi nhận tại Điều 1 hợp đồng này..
Điều 3. Quyền, nghĩa vụ của bên A
1. Quyền của Bên A:
- Yêu cầu bên B thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm thỏa thuận tại hợp đồng này.
- Trường hợp bên B vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2. Nghĩa vụ của bên A:
- Cung cấp cho bên B thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi.
- Thanh toán theo đúng số tiền và thời hạn thanh toán theo quy định tại hợp đồng này cho bên B.
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Hợp đồng này và quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của bên B:
1. Quyền của bên B
- Yêu cầu bên A cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc, được cấp phát vật tư, công cụ, dụng cụ để thực hiện công việc (nếu có).
- Được trả phí dịch vụ/ lương theo quy định của hợp đồng này.
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Hợp đồng này và quy định của pháp luật hiện hành.
2. Nghĩa vụ của bên B:
- Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm thỏa thuận tại hợp đồng này.
- Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của bên A.
- Bảo quản và phải giao lại cho bên A tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc (nếu có).
- Báo ngay cho bên A về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không đảm bảo chất lượng để hoàn thành công việc.
- Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc.
- Hoàn thành công việc đúng thời hạn đã ghi tại hợp đồng khoán việc.
Điều 5. Tiền dịch vụ và phương thức thanh toán:
1. Tiền dịch vụ:
2. Phương thức thanh toán: …
3. Thời hạn thanh toán
4. Nghĩa vụ thuế TNCN (nếu có):
Tiền lương khoán nêu trên đã bao gồm tiền thuế thu nhập cá nhân. Bên B có trách nhiệm tự nộp tiền thuế TNCN theo quy định của pháp luật.
Hoặc:
Tiền lương khoán nêu trên chưa bao gồm tiền thuế thu nhập cá nhân. Bên A có trách nhiệm nộp tiền thuế thu nhập cá nhân thay cho bên B theo quy định pháp luật.
Điều 6. Chi phí khác
Chi phí khác hai bên thỏa thuận bổ sung chi tiết nếu xét thấy cần thiết và đúng quy định của pháp luật.
Điều 7. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ
1. Trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên A thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên B biết trước … ngày. Bên A phải trả tiền dịch vụ theo phần dịch vụ mà bên B đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.
2. Trường hợp bên A vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên B có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Điều 8. Phương thức giải quyết tranh chấp
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề phát sinh cần giải quyết, thì hai bên tiến hành thỏa thuận và thống nhất giải quyết kịp thời, hợp tình và hợp lý. Trường hợp không thỏa thuận được thì một trong các bên có quyền khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Các thỏa thuận khác
Bên A và bên B đồng ý đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này.
Hợp đồng khoán việc này sẽ tự động được thanh lý ngay sau khi bên B hoàn thành xong công việc và bên A đã thanh toán đầy đủ theo hợp đồng cho bên B.
Hoặc: Hợp đồng khoán việc này sẽ được thanh lý sau khi hai bên xác nhận khối lượng công việc hoàn thành bàn giao và ký kết các biên bản để thanh lý.
Bên A và bên B đồng ý thực hiện theo đúng các điều khoản trong hợp đồng này và không có thêm điều kiện gì khác.
Hợp đồng này được lập thành … bản, mỗi bản gồm … trang, có giá trị pháp lý như nhau và được giao cho bên A … bản, bên B … bản để làm căn cứ thực hiện.
BÊN A |
BÊN B |
III. DỊCH VỤ HỖ TRỢ XÂY DỰNG HỢP ĐỒNG CHUYÊN NGHIỆP
Mẫu hợp đồng khoán việc trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn cần được hỗ trợ soạn thảo Hợp đồng khoán việc hoặc các Hợp đồng khác theo đúng quy định pháp luật và đảm bảo được tối đa quyền lợi của mình trong các giao dịch, bạn vui lòng liên hệ Luật TLK để được hỗ trợ nhé.
Chúng tôi luôn sẵn sàng làm người bạn đồng hành, tận tâm và là điểm tựa pháp lý vững chắc cho Quý Khách hàng.
Kính chúc Quý Khách hàng sức khỏe cùng sự phát triển thịnh vượng!
Trong trường hợp có nhu cầu cần tư vấn, sử dụng dịch vụ Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
- ĐT: +(84) 243 2011 747 Hotline: (+84) 97 211 8764
- Email: info@tlklawfirm.vn Website: tlklawfirm.vn/ en.tlklawfirm.vn