STT |
Nội dung |
Bộ luật lao động số: 45/2019/QH14 |
Bộ luật lao động số: 10/2012/QH13 |
1 |
Về hình thức |
Gồm 17 Chương, 220 Điều |
Gồm 17 Chương, 242 Điều |
2 |
Về hợp đồng lao động |
Điều 13. Hợp đồng lao động
=> Tất cả các dạng hợp đồng có thỏa nội dung lao động, cho dù dưới bất cứ tên gọi nào thì đều được coi là hợp đồng lao động. |
Điều 15. Hợp đồng lao động
=> Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. |
3 |
Hình thức hợp đồng lao động |
Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động
=> Ngoài quy định theo BLLĐ 2012 còn ghi nhận hình thức hợp đồng lao động điện tử: Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản. |
Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động
=> Giới hạn hình thức hợp đồng lao động có thể bằng văn bản hoặc bằng lời nói. |
4 |
Về loại hợp đồng lao động |
Điều 20. Dự thảo quy định về loại hợp đồng lao động
=> Dự thảo không đề cập đến hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng trong phần quy định về loại hợp đồng lao động. |
Điều 22. Loại hợp đồng lao động
=> Có thừa nhận hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. |
|
Thời giờ làm việc bình thường |
Điều 105. Thời giờ làm việc bình thường
=> Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo các quy chuẩn kỹ thuật có liên quan. |
Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường
=> Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành. |
5 |
Làm thêm giờ |
Điều 107. Làm thêm giờ
=> Một trong những yêu cầu khi người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 40 giờ trong 01 tháng;
=> Cụ thể hóa các trường hợp Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc các trường hợp cụ thể khác. |
Điều 106. Làm thêm giờ
=> Một trong những yêu cầu khi người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá không quá 30 giờ trong 01 tháng. |
6 |
Đối thoại tại nơi làm việc |
Điều 63. Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
=> Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong những trường hợp sau đây:
- Định kỳ ít nhất một năm một lần;
- Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;
- Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36; các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của dự thảo BLLĐ. |
Điều 65. Tiến hành đối thoại tại nơi làm việc
=> Đối thoại tại nơi làm việc được tiến hành định kỳ 03 tháng một lần hoặc theo yêu cầu của một bên. |
7 |
Về thử việc |
Điều 24. Thử việc
=> Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Điều 25. Thời gian thử việc
=> Đề cập thời gian thử việc không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; |
Điều 26. Thử việc
=> Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.
Điều 27. Thời gian thử việc
=> Chưa đề cập thời gian thủ việc đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp |
8 |
Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của người lao động |
Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
=> Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần báo trước trong một số trường hợp (ngoại trừ một số ngoại lệ của từng trường hợp), cụ thể:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận;
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn;
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của dự thảo Bộ luật lao động;
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động. |
Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
=> Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước. |
BÌNH LUẬN:
phương Trả lời
Cho nhận xét về sự khác biệt giữa Bộ Luật Lao Động 2012 và Bộ Luật Lao Động 2019
17/10/2021