SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
Tel: 0243 2011 747 Hotline: 097 211 8764

Công ty Luật TNHH TLK là một trong những hãng luật uy tín tại Việt Nam, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện quy trình Tái cơ cấu đối với các giai đoạn phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp một cách nhanh gọn- hiệu quả- tận tâm trên nền tảng của một biểu phí cạnh tranh nhất.

TÁI CƠ CẤU ĐỐI VỚI CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI CỦA DOANH NGHIỆP

CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Luật doanh nghiệp số: 59/2020/QH14 do Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2020;

2. Luật đầu tư số: 61/2020/QH14 do Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 06 năm 2020;

3. Các văn bản pháp luật hướng dẫn khác có liên quan.

NỘI DUNG TÁI CƠ CẤU ĐỐI VỚI CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI CỦA DOANH NGHIỆP

I. MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI CỦA DOANH NGHIỆP

Quá trình phát triển sản phẩm mới có 12 giai đoạn. Mục đích của từng giai đoạn là quyết định xem có nên tiếp tục triển khai ý tưởng đó nữa không hay hủy bỏ. Công ty muốn giảm đến mức tối thiểu khả năng để cho những ý tưởng kém lọt lưới còn những ý tưởng hay thì lại bị từ chối. Các giai đoạn phát triển sản phẩm mới bao gồm:

1. Hình thành ý tưởng: Những ý tưởng thực sự hay đều nảy sinh từ nguồn cảm hứng, sự lao động cật lực và những phương pháp. Có một số phương pháp sáng tạo có thể giúp các cá nhân hay tập thể hình thành những ý tưởng tốt hơn.

2. Liệt kê thuộc tính: Phương pháp này đòi hỏi phải liệt kê những thuộc tính chủ yếu của một sản phẩm hiện có rồi sau đó cải tiến từng thuộc tính để tìm ra một sản phẩm cải tiến.

3. Phát hiện nhu cầu/vấn đề: Những phương pháp sáng tạo trên không đòi hỏi thông tin từ người tiêu dùng để hình thành ý tưởng. Mặt khác, việc phát hiện nhu cầu/vấn đề lại bắt đầu từ người tiêu dùng được hỏi về nhu cầu, vấn đề. Ví dụ họ có thể được hỏi về những vấn đề khi sử dụng một sản phẩm hay một loại sản phẩm cụ thể.

4. Thảo luận nhóm: Có thể kích thích nhóm sáng tạo bằng phương pháp động não do Alex Osborn đưa ra. Nhóm động não thường từ 6-10 người. Vấn đề được đặt ra cụ thể, các buổi họp chỉ kéo dài khoảng 1 giờ. Để cho cuộc họp có hiệu quả tối đa, Osborn đưa ra 4 ý kiến chỉ đạo sau: không phê phán, tự do thoải mái, khuyến khích số lượng, khuyến khích kết hợp và phát triển ý tưởng.

5. Sàng lọc ý tưởng: Mục đích của giai đoạn hình thành ý tưởng là sáng tạo ra thật nhiều ý tưởng. Mục đích của các giai đoạn tiếp theo là giảm bớt số ý tưởng xuống còn vài ý tưởng hấp dẫn và có tính thực tiễn. Giai đoạn loại bớt ý tưởng đầu tiên là giai đoạn sàng lọc. Khi sàng lọc các ý tưởng công tư phải tránh hai kiểu sai lầm. Bỏ sót sai lầm xảy ra khi công ty gạt bỏ một ý tưởng hay. Việc dễ nhất có thể làm được là tìm ra những thiếu sót trong các ý tưởng của người khác.

Sai lầm để lọt lưới xảy ra khi công ty để cho một ý tưởng tồi đi vào giai đoạn phát triển và thương mại hóa. Ta có thể phân biệt ba kiểu thất bại của sản phẩm. Thất bại tuyệt đối của sản phẩm là mất tiền; tiền bán nó không đủ để trang trải chi phí biến đổi. Thất bại một phần của sản phẩm là mất tiền nhưng tiền bán nó đủ để trang trải toàn bộ chi phí biến đổi và phần chi phí cố đinh. Thất bại tương đối của sản phẩm có đem lại lợi nhuận nhưng thấp hơn tỷ suất lợi nhuận mục tiêu của công ty.

Mục đích của việc sàng lọc là loại bỏ những ý tưởng tồi càng sớm càng tốt. Lý do là chi phí phát triển sản phẩm tăng lên đáng kể qua mỗi giai đoạn phát triển tiếp theo. Khi sản phẩm bước vào những giai đoạn cuối, ban lãnh đạo cảm thấy rằng mình đã đầu tư quá nhiều vào việc phát triển sản phẩm đó nên phải tung nó ra bán để gỡ lại một phần vốn đầu tư. Nhưng như vậy có nghĩa là thả những đồng tiền trong túi mình ra để rồi đuổi bắt những đồng tiền còn chưa thấy bóng dáng nó ở đâu nên giải pháp thực tế là không được để cho những ý tưởng yếu kém được tiếp tục triển khai.

6.  Phát triển quan niệm và thử nghiệm: Những ý tưởng hấp dẫn phải được xác định chi tiết thành những quan niệm về sản phẩm có thể thử nghiệm được. Ta có thể phân biệt ý tưởng sản phẩm, quan niệm sản phẩm và hình ảnh sản phẩm. Ý tưởng sản phẩm là một sản phẩm mà công ty có thể cung ứng cho thị trường. Quan niệm sản phẩm là một cách giải thích ý tưởng bằng ngôn ngữ mà người tiêu dùng hiểu được. Hình ảnh sản phẩm là bức tranh cụ thể của một sản phẩm thực tế hay tiềm ẩn mà người tiêu dùng có được.

7. Hoạch định chiến lược marketing: Lúc này người quản trị sản phẩm mới phải hoạch định một chiến lược marketing để tung sản phẩm đó ra thị trường. Chiến lược marketing này sẽ được xác định chi tiết hơn trong những giai đoạn tiếp sau.

8. Phân tích tình hình kinh doanh: Sau khi ban lãnh đạo đã xây dựng được quan niệm sản phẩm và chiến lược marketing thì họ có thể đánh giá tính hấp dẫn của dự án kinh doanh. Ban lãnh đạo cần chuẩn bị những dự đoán về định mức tiêu thụ, chi phí và lợi nhuận để xác định xem chúng có thỏa mãn những mục tiêu của công ty hay không. Nếu chúng thỏa mãn thì quan niệm sản phẩm đó sẽ được chuyển sang giai đoạn phát triển sản phẩm. Khi có những thông tin mới thì tiến hành phân tích lại tình hình kinh doanh.

9. Ước tính mức tiêu thụ: Ban lãnh đạo cần ước tính xem mức tiêu thụ có đủ lớn để đem lại lợi nhuận thỏa đáng không.

10. Phát triển sản phẩm: Nếu quan niệm sản phẩm đó qua được thử nghiệm kinh doanh thì nó sẽ đi tiếp sang giai đoạn nghiên cứu và phát triển để thành sản phẩm vật chất. Cho đến lúc này nó mới chỉ ở dạng mô tả bằng lời, một hình vẽ hay mô hình phác thảo. Bước này đòi hỏi phải có một sự nhảy vọt về vốn đầu tư, số tiền cần thiết sẽ lớn gấp bội so với chi phí đánh giá ý tưởng phát sinh trong những giai đoạn trước. Giai đoạn này sẽ trả lời ý tưởng sản phẩm đó, xét về mặt kỹ thuật và thương mại, có thể biến thành một sản phẩm khả thi không. Nếu không, thì những chi phí tích lũy của đề án mà Công ty đã chi ra sẽ mất trắng, chỉ trừ những thông tin hữu ích đã thu được trong quá trình đó. Phòng nghiên cứu và phát triển sẽ phát triển một hay nhiều dạng mẫu vật chất của quan niệm sản phẩm. Họ hi vọng rằng sẽ tìm được một nguyên mẫu mà người tiêu dùng thấy rằng nó có đủ những thuộc tính then chốt được mô tả trong quan niệm sản phẩm, hoạt động an toàn trong điều kiện sử dụng bình thường và có thể sản xuất trong phạm vi chi phí sản xuất đã dự toán.

11. Thử nghiệm trên thị trường: Việc thử nghiệm với người tiêu dùng có thể thực hiện theo một số hình thức khác nhau, từ việc đưa người tiêu dùng đến phòng thí nghiệm đến việc cho họ mẫu hàng đem về nhà dùng thử. Việc thử nghiệm sản phẩm tại nhà được áp dụng phổ biến đối với những sản phẩm khác nhau, từ hương vị đến những thiết bị mới. Khi hãng Du Ppnt phát triển loại thảm mới bằng vật liệu tổng hợp, Công ty đã cung cấp thảm miễn phí để trải sàn ở một số nhà với điều kiện là chủ nhà sẵn sàng cho nhận xét về những điểm thích và không thích đối với thảm tổng hợp. Việc trắc nghiệm sở thích của người tiêu dùng sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như xếp hạng, so sánh từng cặp và cho điểm, mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm của nó.

12. Thương mại hóa: Thử nghiệm trên thị trường gần như đã cung cấp đủ thông tin để ban lãnh đạo quyết định xem xét các sản phẩm mới ra. Công ty sẽ phải ký hợp đồng sản xuất hay xây dựng một cơ sở sản xuất có quy mô tương xứng. Công ty có thể xây dựng một nhà máy nhỏ hơn so với yêu cầu của dự báo mức tiêu thụ để cho an toàn hơn.

II. MỘT SỐ NỘI DUNG TÁI CƠ CẤU THUỘC DỊCH VỤ CUNG CẤP CỦA TLK

1. Tái cơ cấu sở hữu doanh nghiệp;

2. Tái cơ cấu hệ thống quản lý doanh nghiệp;

3. Tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp;

4. Tái cơ cấu về nhân sự và quản lý lao động;

5. Tái cơ cấu hệ thống sản xuất kinh doanh;

6. Tái cơ cấu hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm;

7. Tái cơ cấu chiến lược và thị trường đầu tư;

8. Tái cơ cấu văn hóa doanh nghiệp.

           Kính thưa Quý Khách hàng, với tư cách là đơn vị cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn thấu hiểu và sẵn sàng đồng hành giải quyết những nhu cầu cũng như những khó khăn mà Quý Khách hàng đang gặp phải. Bởi vậy, trong suốt quá trình hoạt động của mình, chúng tôi xác định giá dịch vụ cạnh tranh, chất lượng công việc và sự hài lòng của khách hàng luôn là mục tiêu quan trọng nhất. Điều đó không chỉ được thể hiện cụ thể thông qua quy trình xử lý chuyên nghiệp, chất lượng công việc mà còn thể hiện ở những cam kết và ưu đãi mà chúng tôi dành tặng Quý Khách hàng.

PHÍ DỊCH VỤ

Liên hệ TLK để biết thêm thông tin chi tiết.

THỜI GIAN THỰC HIỆN

Căn cứ vào nhu cầu của Quý Khách hàng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

1. Tái cơ cấu về quy trình phân phối, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

2. Tái cơ cấu đối với các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp

3. Tái cơ cấu đối với các phương thức phát triển sản phẩm mới

CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI

1. Hỗ trợ cho Quý khách hàng trong việc kết nối – xúc tiến thương mại trong quá trình hoạt động.

2. Chiết khấu 12% phí dịch vụ khi Quý khách hàng sử dụng dịch vụ lần thứ hai.

3. Chăm sóc tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật doanh nghiệp trong một năm (nếu Quý khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).

4. Chăm sóc, tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật thuế - kế toán cho doanh nghiệp trong vòng một năm (nếu Quý khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).

5. Cung cấp hệ thống quản trị nội bộ doanh nghiệp (nếu Quý khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).

CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI MỚI NHẤT TẠI ĐÂY

CAM KẾT CỦA TLK LAWFIRM TẠI ĐÂY

Chúng tôi luôn sẵn sàng làm người bạn đồng hành, tận tâm và là điểm tựa pháp lý vững chắc cho Quý khách hàng.

Kính chúc Quý khách sức khỏe cùng sự phát triển thịnh vượng!

Trong trường hợp có nhu cầu cần tư vấn, sử dụng dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY LUẬT TNHH TLK

- ĐT: +(84) 243 2011 747                       Hotline: +(84) 97 211 8764

- Email: info@tlklawfirm.vn                    Website: tlklawfirm.vn

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

LIÊN HỆ CUNG CẤP DỊCH VỤ (Vui lòng click vào nút dưới đây để chọn gói dịch vụ)

×
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
Giấy phép hoạt động số: 01021852/TP/ĐKHĐ cấp bởi Sở Tư pháp TP. Hà Nội
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7
GỌI NGAY: 097 211 8764
Vì trách nhiệm cộng đồng - Tư vấn hoàn toàn miễn phí
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
Tổng lượt truy cập: 9.605.425
Xem trong ngày: 3.452
Đang xem: 60
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo