Công ty Luật TNHH TLK là một trong những hãng luật uy tín tại Việt Nam, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trường hợp thay đổi nhà sản xuất một cách nhanh gọn - hiệu quả - tận tâm trên nền tảng của một biểu phí cạnh tranh nhất.
CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRƯỜNG HỢP THAY ĐỔI NHÀ SẢN XUẤT
CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Thông tư số: 21/2015/TT-BNNPTNT được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành ngày 08 tháng 06 năm 2015 quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
2. Các văn bản pháp luật khác hướng dẫn có liên quan.
HƯỚNG DẪN THỦ TỤC
Thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc. Pháp luật quy định khi có sự thay đổi về nhà sản xuất tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. Có phải cơ sở của Quý khách thay đổi nhà sản xuất nên muốn cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật? Và Quý khách đang cần tìm một tổ chức pháp lý uy tín để được tư vấn tận tình?
Nếu đúng như vậy thì bạn tìm tới Công ty Luật TNHH TLK là rất chính xác, bởi chúng tôi sẽ tư vấn, hướng dẫn và cung cấp tất cả các dịch vụ liên quan tới cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trường hợp thay đổi nhà sản xuất cho Quý khách thông qua bài viết dưới đây.
Ảnh 1. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trường hợp thay đổi nhà sản xuất_Hotline: 0972118764
I. QUY TRÌNH THỰC HIỆN CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRƯỜNG HỢP THAY ĐỔI NHÀ SẢN XUẤT
1. Các bước thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trường hợp thay đổi nhà sản xuất
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Cục Bảo vệ thực vật;
Bước 2: Cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận, kiểm tra và xử lý hồ sơ;
Bước 3: Cục Bảo vệ thực vật cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
Bước 4: Tiếp nhận kết quả từ Cục Bảo vệ thực vật.
=> Xem thêm: Trình tự thực hiện thủ tục cấp giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật?
2. Thành phần hồ sơ và quy trình giải quyết cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trường hợp thay đổi nhà sản xuất
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trường hợp thay đổi nhà sản xuất bao gồm một số giấy tờ sau:
1. Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
2. Bản chính hoặc bản sao chứng thực giấy tờ thỏa thuận chấm dứt uỷ quyền giữa nhà sản xuất được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật và tổ chức, cá nhân được ủy quyền đăng ký;
3. Bản chính hoặc bản sao chứng thực văn bản xác nhận là nhà sản xuất thuốc bảo vệ thực vật của nhà sản xuất mới do cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước sở tại cấp (đối với nhà sản xuất nước ngoài);
4. Bản chính giấy ủy quyền đăng ký của nhà sản xuất mới cho tổ chức, cá nhân đăng ký (trường hợp ủy quyền đứng tên đăng ký). Giấy ủy quyền của nhà sản xuất nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
5. Tài liệu kỹ thuật thuốc bảo vệ thực vật;
6. Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã cấp.
7. Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện);
8. Bản sao có chứng thực Giấy tờ pháp lý cá nhân (Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, Hộ chiếu còn hiệu lực) của người thực hiện thủ tục;
9. Các giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Cục Bảo vệ thực vật.
- Nộp trực tiếp đến Cục Bảo vệ thực vật; hoặc,
- Nộp bằng cách sử dụng dịch vụ bưu chính; hoặc,
- Nộp trực tuyến đến Cục Bảo vệ thực vật.
Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
=> Xem thêm: Hiệu lực của giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật?
Ảnh 2. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trường hợp thay đổi nhà sản xuất_Hotline: 0972118764
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ QUAN TRỌNG LIÊN QUAN TỚI CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRƯỜNG HỢP THAY ĐỔI NHÀ SẢN XUẤT
1. Nguyên tắc chung về đăng ký thuốc bảo vệ thực vật là gì?
Căn cứ Thông tư số: 21/2015/TT-BNNPTNT, nguyên tắc chung về đăng ký thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:
(1) Tất cả thuốc bảo vệ thực vật dùng để phòng trừ sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng cây trồng; bảo quản thực vật; khử trùng kho; trừ mối hại công trình xây dựng và đê điều; trừ cỏ trên đất không trồng trọt; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng (có tên thương phẩm riêng) phải được đăng ký vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam (sau đây gọi là Danh mục).
(2) Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài (có văn phòng đại diện, công ty, chi nhánh công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đang được phép hoạt động tại Việt Nam) sản xuất hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật (sau đây gọi là hoạt chất), thuốc bảo vệ thực vật kỹ thuật hoặc thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm từ thuốc kỹ thuật được trực tiếp đứng tên đăng ký thuốc bảo vệ thực vật do mình sản xuất.
(3) Tổ chức, cá nhân sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc thuốc thành phẩm không trực tiếp đứng tên đăng ký được ủy quyền cho duy nhất 01 tổ chức, cá nhân đủ điều kiện quy định Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật đứng tên đăng ký mỗi loại thuốc bảo vệ thực vật của mình.
(4) Mỗi tổ chức, cá nhân được ủy quyền đứng tên đăng ký được nhận ủy quyền duy nhất của 01 nhà sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc thuốc thành phẩm cho mỗi loại hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc thuốc thành phẩm.
(5) Tổ chức, cá nhân đứng tên thực hiện đăng ký theo quy định tại Thông tư số: 21/2015/TT-BNNPTNT;
(6) Sau 05 năm kể từ ngày tổ chức, cá nhân đăng ký đầu tiên được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chính thức cho thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất chưa có trong Danh mục, các tổ chức, cá nhân khác mới được nộp hồ sơ đăng ký bổ sung tên thương phẩm mới cho thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất đó.
(7) Thuốc bảo vệ thực vật có thành phần hoạt chất là hỗn hợp của các chất hóa học và sinh học được quản lý như thuốc hóa học.
2. Những yêu cầu về nội dung trong tài liệu kỹ thuật thuốc bảo vệ thực vật quy định như thế nào?
Theo Thông tư số: 21/2015/TT-BNNPTNT, những yêu cầu về nội dung của tài liệu kỹ thuật thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:
(1) Nội dung tài liệu kỹ thuật thuốc bảo vệ thực vật phải phù hợp và trình bày đầy đủ các mục theo quy định quy định tại Thông tư số: 21/2015/TT-BNNPTNT. Trường hợp mục nào không có nghiên cứu phù hợp, ghi “không phù hợp” ví dụ: chất rắn không bay hơi nên không có áp suất hóa hơi. Mục không có thông tin, ghi “chưa có thông tin”;
(2) Tóm tắt các nghiên cứu độc học, độc môi trường thể hiện đầy đủ các nội dung: Loài sinh vật, đường dùng, thời gian dùng, nêu ngắn gọn về phương pháp nghiên cứu, nhấn mạnh các kết quả quan trọng như bản chất, liều gây độc, các liều không ghi nhận tác dụng gây hại, mức độ nguy hiểm của chất nghiên cứu;
(3) Phương pháp và quy trình phân tích chất lượng: nêu chi tiết phương pháp phân tích hàm lượng hoạt chất, tạp chất độc hại, bao gồm: nguyên tắc, dụng cụ, thuốc thử, các bước tiến hành, điều kiện thiết bị, tính toán kết quả;
(4) Phương pháp và quy trình phân tích dư lượng phải nêu chi tiết phương pháp phân tích dư lượng bao gồm: nguyên tắc, dụng cụ, thuốc thử, các bước tiến hành, điều kiện thiết bị, tính toán kết quả, giới hạn xác định (LOQ), hiệu suất thu hồi (R);
(5) Chỉ tiêu chất lượng: phải đạt tiêu chuẩn Việt Nam hoặc hướng dẫn của FAO nếu các tiêu chuẩn của Việt Nam chưa được xây dựng;
(6) Độc tính của thuốc thành phẩm do phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP hoặc ISO 17025:2005 thực hiện, có báo cáo thử nghiệm kèm theo được tổ chức thực hiện xác nhận. Trong báo cáo phải ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email của phòng thí nghiệm; họ tên, chức vụ người phụ trách thực hiện các thử nghiệm tại phòng thí nghiệm đó;
(7) Đối với thuốc bảo vệ thực vật hóa học (đăng ký chính thức, đặt tên thương phẩm) phải nộp 02 (hai) gam (g) chất chuẩn cho mỗi hoạt chất của thuốc đăng ký cho Cục Bảo vệ thực vật khi nhận Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật. Chất chuẩn phải có giấy chứng nhận phân tích của phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO hoặc tương đương và có thời hạn sử dụng từ 02 (hai) năm trở lên.
Tài liệu kỹ thuật là một trong những giấy tờ bắt buộc để thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trường hợp thay đổi nhà sản xuất vì vậy việc chuẩn bị đầy đủ nội dung trong tài liệu kỹ thuật là vô cùng cần thiết. Nội dung của tài liệu phải đầy đủ các mục như đã phân tích ở trên
3. Việc thẩm định hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trường hợp thay đổi nhà sản xuất được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Thông tư số: 21/2015/TT-BNNPTNT, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện như sau: Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ:
(1) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đáp ứng được các quy định của Thông tư số: 21/2015/TT-BNNPTNT, Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
(2) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đáp ứng được quy định của Thông tư số: 21/2015/TT-BNNPTNT, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;
(3) Trường hợp không gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
=> Xem thêm: Trình tự thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật?
III. BẠN NÊN LỰA CHỌN MỘT TỔ CHỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT?
Một tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý chất lượng và uy tín cần có một số tiêu chí như sau:
Thứ nhất: Phải là tổ chức pháp lý chính thống, có giấy phép hoạt động hợp pháp;
Thứ hai: Có Ban lãnh đạo phải là luật sư, giàu kinh nghiệm và có học vị cao thì càng tốt;
Thứ ba: Có đội ngũ luật sư, hệ thống nhân sự bài bản, chuyên nghiệp, được đào tạo kỹ lưỡng;
Thứ tư: Thân thiện, tận tâm và nỗ lực hết sức vì lợi ích của khách hàng. Coi sự hài lòng của khách hàng, chất lượng công việc là danh dự của chính mình;
Thứ năm: Quy trình cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, chu đáo, linh hoạt và logic để tối ưu hóa hiệu suất công việc, đồng thời tiết kiệm tối đa thời gian của khách hàng;
Thứ sáu: Giá dịch vụ hợp lý, cạnh tranh;
Thứ bảy: Dịch vụ phong phú cả về lĩnh vực cung cấp tới các gói dịch vụ trong cùng một lĩnh vực để khách hàng lựa chọn gói dịch vụ phù hợp, cũng như có thể hỗ trợ toàn diện cho khách hàng trong suốt quá trình hoạt động;
Thứ tám: Có năng lực Kết nối – Xúc tiến quan hệ thương mại cho khách hàng nếu khách hàng có nhu cầu,…
Việc tìm kiếm cho mình một tổ chức tư vấn pháp lý toàn diện, chuyên nghiệp và uy tín là điều mà bất cứ khách hàng nào cũng mong muốn. Bởi không ai muốn bị rủi ro thiệt hại cả về tài chính lẫn thời gian mà kết quả lại không đạt được như kỳ vọng. Tuy nhiên để tìm được tổ chức như vậy thì không phải là điều dễ dàng bởi số lượng đơn vị cấp dịch vụ tại thị trường Việt Nam hiện nay là rất nhiều với chất lượng khác nhau.
Một gợi ý cho bạn rằng, Công ty Luật TNHH TLK của chúng tôi tuy không dám nhận là công ty cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất thị trường nhưng Chúng tôi thỏa mãn tất cả các tiêu chí nêu trên và còn nhiều hơn thế, chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn tốt cho Quý vị.
=> Xem thêm: Thủ tục hải quan đối với tàu biển quá cảnh
IV. MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN TỚI CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRƯỜNG HỢP THAY ĐỔI NHÀ SẢN XUẤT
Câu hỏi 1: Thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục trong những trường hợp nào?
Trả lời:
Căn cứ Thông tư số: 21/2015/TT-BNNPTNT, Thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục trong các trường hợp sau:
(1) Thuốc bảo vệ thực vật thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có bằng chứng khoa học về thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường;
- Thuốc bảo vệ thực vật hiệu lực thấp đối với sinh vật gây hại;
- Thuốc bảo vệ thực vật của các tổ chức, cá nhân đăng ký tự nguyện rút khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam
- Phát hiện giấy tờ giả, thông tin không trung thực trong hồ sơ đã đăng ký;
- Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm mà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
(2) Thuốc bảo vệ thực vật trong Phụ lục III của Công ước Rotterdam, cảnh báo bởi Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO), Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Câu hỏi 2: Các loại thuốc bảo vệ thực vật không được phép đăng ký ở Việt Nam là gì?
Trả lời:
Theo Thông tư số: 21/2015/TT-BNNPTNT, các loại thuốc bảo vệ thực vật không được phép đăng ký ở Việt Nam bao gồm:
(1) Thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam;
(2) Thuốc thành phẩm hoặc hoạt chất trong thuốc thành phẩm có độc cấp tính loại I, II theo phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS), trừ thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật dùng để xông hơi khử trùng, thuốc trừ chuột; thuốc trừ mối hại công trình xây dựng, đê điều; thuốc bảo quản lâm sản mà lâm sản đó không dùng làm thực phẩm và dược liệu.
(3) Thuốc bảo vệ thực vật có nguy cơ cao ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường;
(4) Thuốc bảo vệ thực vật trùng tên thương phẩm với tên hoạt chất hoặc tên thương phẩm của thuốc bảo vệ thực vật khác trong Danh mục.
(5) Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất methyl bromide.
(6) Thuốc bảo vệ thực vật đăng ký để phòng trừ các loài sinh vật không phải là sinh vật gây hại thực vật ở Việt Nam.
(7) Thuốc bảo vệ thực vật được sáng chế ở nước ngoài nhưng chưa được phép sử dụng ở nước ngoài.
=> Xem thêm: Thủ tục xin cấp lại giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật?
Trên đây là một số nội dung tổng hợp tư vấn mà Chúng tôi xin dành tới Quý Khách hàng. với tư cách là đơn vị cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn thấu hiểu và sẵn sàng đồng hành giải quyết những nhu cầu cũng như những khó khăn mà Quý Khách hàng đang gặp phải. Nếu còn vướng mắc hoặc cần tư vấn chuyên sâu hơn, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ tới số tổng đài: 0972118764 để được luật sư tư vấn trực tiếp (tư vấn hoàn toàn miễn phí).
Xin chân thành cảm ơn Quý vị!
Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư – Công ty Luật TNHH TLK
PHÍ DỊCH VỤ
Liên hệ TLK để biết thêm thông tin chi tiết.
THỜI GIAN THỰC HIỆN
12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI
1. Hỗ trợ cho Quý Khách hàng trong việc kết nối – xúc tiến thương mại trong quá trình hoạt động.
2. Chiết khấu % phí dịch vụ khi Quý Khách hàng sử dụng dịch vụ lần thứ hai.
3. Chăm sóc tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật doanh nghiệp trong một năm (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).
4. Chăm sóc, tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật thuế - kế toán cho doanh nghiệp trong vòng một năm (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).
5. Cung cấp hệ thống quản trị nội bộ doanh nghiệp (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI MỚI NHẤT TẠI ĐÂY
Chúng tôi luôn sẵn sàng làm người bạn đồng hành, tận tâm và là điểm tựa pháp lý vững chắc cho Quý Khách hàng.
Kính chúc Quý Khách hàng sức khỏe cùng sự phát triển thịnh vượng!
Trong trường hợp có nhu cầu cần tư vấn, sử dụng dịch vụ Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
- ĐT: +(84) 243 2011 747 Hotline: +(84) 97 211 8764
- Email: info@tlklawfirm.vn Website: tlklawfirm.vn