Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã dành nhiều chính sách pháp luật áp dụng riêng đối với người lao động nữ nhằm bảo đảm sự công bằng, bình đẳng trong quan hệ xã hội nói chung và quan hệ lao động nói riêng. Các chính sách này được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luật Hôn nhân gia đình 2014, Bộ luật Lao động 2019.
=> Xem thêm: Người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2023 sẽ được tính lương như thế nào?
1. Các đặc quyền của lao động nữ được Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:
- Được ưu tiên nuôi con khi ly hôn: con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con;
- Được kết hôn sớm hơn lao động nam 02 tuổi: độ tuổi kết hôn được quy định ở nam là từ đủ 20 tuổi trở lên và ở nữ là từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp khi ly hôn: luật quy định bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
2. Đặc quyền của lao động nữ được Bộ luật Lao động 2019 quy định:
- Không phải làm thêm giờ hoặc đi công tác xa: nếu lao động nữ đang mang thai từ tháng 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở những nơi đặc biệt như vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, hải đảo; hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì doanh nghiệp không được phép cử làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa;
- Được chuyển làm công việc nhẹ nhàng hơn: lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
- Không bị kỷ luật lao động trong một số trường hợp: Khi lao động có vi phạm, phía sử dụng lao động có thể đưa ra hình thức kỷ luật, nhưng không được xử lý kỷ luật với các lao động nữ đang có thai; nghỉ thai sản; hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Các hình thức kỷ luật dù là khiển trách, cách chức hay sa thải đều vi phạm nguyên tắc xử lý kỷ luật theo đúng luật. Tuy nhiên, khi hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đã hết thì được kéo dài thời hiệu nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
Ảnh 1: Những đặc quyền chỉ dành riêng cho lao động nữ_Hotline: 0972118764
- Không bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động: doanh nghiệp không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng;
- Được nghỉ trong giờ làm việc: lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
- Được nghỉ ngơi trong thời gian hành kinh: lao động nữ có đặc quyền riêng trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng, thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động và thời gian nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;
- Được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần báo trước: lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động mà không cần báo trước. Tuy nhiên, lao động nữ vẫn phải phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
3. Các đặc quyền được Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định
- Nghỉ khám thai vẫn được hưởng lương 100%: lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định;
- Được nghỉ 06 tháng để chăm con: lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
=> Xem thêm: Quy định mới về mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài
Ảnh 2: Tư vấn pháp luật miễn phí_Hotline: 0972118764
Phòng Tổng hợp Kinh tế Xã hội – Công ty Luật TNHH TLK
Kính thưa Quý bạn đọc, Công ty Luật TNHH TLK ngoài việc cung cấp tới Quý bạn đọc những thông tin tri thức hữu ích về đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, Chúng tôi còn là tổ chức cung cấp các dịch vụ Pháp lý; Kế toán - thuế và Xúc tiến thương mại chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm.
Với mong muốn thực hiện trách nhiệm xã hội, theo đó trường hợp Quý bạn đọc cần tư vấn các vấn đề liên quan tới Pháp luật xin vui lòng liên hệ với Chúng tôi theo theo số hotline: 097 211 8764 để được Luật sư tư vấn trực tiếp (tư vấn hoàn toàn miễn phí).