SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
Tel: 0243 2011 747 Hotline: 097 211 8764

Công ty Luật TNHH TLK là một trong những hãng luật uy tín tại Việt Nam, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện quy trình Tái cơ cấu về nguồn vốn và các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp một cách nhanh gọn- hiệu quả- tận tâm trên nền tảng của một biểu phí cạnh tranh nhất.

TÁI CƠ CẤU VỀ NGUỒN VỐN VÀ CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Luật doanh nghiệp số: 59/2020/QH14 do Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2020;

2. Luật đầu tư số: 61/2020/QH14 do Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 06 năm 2020;

3. Các văn bản pháp luật hướng dẫn khác có liên quan.

NỘI DUNG TÁI CƠ CẤU VỀ NGUỒN VỐN VÀ CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

I. MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ NGUỒN VỐN VÀ CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

     Vốn là điều kiện không thể thiếu được để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong mọi loại hình doanh nghiệp, vốn phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Trong quản lý tài chính, các doanh nghiệp luôn chú trọng quản lý việc huy động và sự luân chuyển của vốn, sự ảnh hưởng qua lại của các nguồn, dòng tiền của doanh nghiệp.

       Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp:

       1. Vốn góp ban đầu:

       Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải có một số vốn ban đầu nhất định do các cổ đông - chủ sở hữu góp. Khi nói đến nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao giờ cũng phải xem xét hình thức sở hữu của doanh nghiệp đó, vì hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của bản thân doanh nghiệp.

      Đối với doanh nghiệp Nhà nước, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của Nhà nước. Chủ sở hữu của các doanh nghiệp Nhà nước là Nhà nước. Hiện nay, cơ chế quản lý tài chính nói chung và quản lý vốn của doanh nghiệp Nhà nước nói riêng đang có những thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế.

      Đối với các doanh nghiệp khác, theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, chủ doanh nghiệp phải có một số vốn ban đầu cần thiết để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp. Trong thực tế, vốn tự có của chủ doanh nghiệp thường lớn hơn nhiều so với vốn pháp định, nhất là sau một thời gian hoạt động và mở rộng kinh doanh.

     2. Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia:

       Quy mô số vốn ban đầu của chủ doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên, thông thường số vốn này cần được tăng theo quy mô phát triển của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợi để tăng trưởng nguồn vốn. Nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận không chia là bộ phận lợi nhuận được sử dụng tái đầu tư, mở rộng sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

     Tự tài trợ bằng lợi nhuận không chia - nguồn vốn nội bộ là một phương thức tạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn của các doanh nghiệp vì doanh nghiệp giảm được chi phí, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài. Rất nhiều doanh nghiệp coi trọng chính sách tái đầu tư từ lợi nhuận để lại, họ đặt ra mục tiêu phải có một khối lượng lợi nhuận để lại đủ lớn để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng.

        Nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận để lại chỉ có thể thực hiện được nếu như doanh nghiệp đã và đang hoạt động và có lợi nhuận, được phép tiếp tục đầu tư. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước thì việc tái đầu tư phụ thuộc không chỉ vào khả năng sinh lợi của bản thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào chính sách khuyến khích tái đầu tư của Nhà nước.

       Tuy nhiên, đối với các công ty cổ phần thì việc để lại lợi nhuận liên quan đến một số yếu tố rất nhạy cảm. Khi công ty để lại một phần lợi nhuận trong năm cho tái đầu tư, tức là không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần, các cổ đông không được nhận tiền lãi cổ phần (cổ tức) nhưng bù lại, họ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lên của công ty.

         Như vậy, giá trị ghi sổ của các cổ phiếu sẽ tăng lên cùng với việc tự tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ. Điều này một mặt, khuyến khích cổ đông giữ cổ phiếu lâu dài, nhưng mặt khác, dễ làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong thời kỳ trước mắt (ngắn hạn) do cổ đông chỉ nhận được một phần cổ tức nhỏ hơn. Nếu tỷ lệ chi trả cổ tức thấp, hoặc số lãi ròng không đủ hấp dẫn thì giá cổ phiếu có thể bị giảm sút.

         Khi giải quyết vấn đề cổ tức và tái đầu tư, chính sách phân phối cổ tức của công ty cổ phần phải lưu ý đến một số yếu tố có liên quan như:

        -  Tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ;

        -   Mức chia lãi trên một cổ phiếu của các năm trước;

       Sự xếp hạng cổ phiếu trên thị trường và tính ổn định của trị giá cổ phiếu của công ty, tâm lý và đánh giá của công chúng về cổ phiếu đó;

        -   Hiệu quả của việc tái đầu tư.

      3. Phát hành cổ phiếu:

        Trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp có thể tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu mới.

II. MỘT SỐ NỘI DUNG TÁI CƠ CẤU THUỘC DỊCH VỤ CUNG CẤP CỦA TLK

1. Tái cơ cấu sở hữu doanh nghiệp;

2. Tái cơ cấu hệ thống quản lý doanh nghiệp;

3. Tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp;

4. Tái cơ cấu về nhân sự và quản lý lao động;

5. Tái cơ cấu hệ thống sản xuất kinh doanh;

6. Tái cơ cấu hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm;

7. Tái cơ cấu chiến lược và thị trường đầu tư;

8. Tái cơ cấu văn hóa doanh nghiệp.

         Kính thưa Quý Khách hàng, với tư cách là đơn vị cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn thấu hiểu và sẵn sàng đồng hành giải quyết những nhu cầu cũng như những khó khăn mà Quý Khách hàng đang gặp phải. Bởi vậy, trong suốt quá trình hoạt động của mình, chúng tôi xác định giá dịch vụ cạnh tranh, chất lượng công việc và sự hài lòng của khách hàng luôn là mục tiêu quan trọng nhất. Điều đó không chỉ được thể hiện cụ thể thông qua quy trình xử lý chuyên nghiệp, chất lượng công việc mà còn thể hiện ở những cam kết và ưu đãi mà chúng tôi dành tặng Quý Khách hàng.

PHÍ DỊCH VỤ

Liên hệ TLK để biết thêm thông tin chi tiết.

THỜI GIAN THỰC HIỆN

Căn cứ vào nhu cầu của Quý Khách hàng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

1. Tái cơ cấu về hình thái sở hữu liên kết không hình thành pháp nhân trong doanh nghiệp

2. Tái cơ cấu về hình thái sở hữu không liên kết trong doanh nghiệp

3. Tái cơ cấu về các hình thái cấu trúc sở hữu trong doanh nghiệp

CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI

1. Hỗ trợ cho Quý khách hàng trong việc kết nối – xúc tiến thương mại trong quá trình hoạt động.

2. Chiết khấu 12% phí dịch vụ khi Quý khách hàng sử dụng dịch vụ lần thứ hai.

3. Chăm sóc tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật doanh nghiệp trong một năm (nếu Quý khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).

4. Chăm sóc, tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật thuế - kế toán cho doanh nghiệp trong vòng một năm (nếu Quý khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).

5. Cung cấp hệ thống quản trị nội bộ doanh nghiệp (nếu Quý khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).

CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI MỚI NHẤT TẠI ĐÂY

CAM KẾT CỦA TLK LAWFIRM TẠI ĐÂY

Chúng tôi luôn sẵn sàng làm người bạn đồng hành, tận tâm và là điểm tựa pháp lý vững chắc cho Quý khách hàng.

Kính chúc Quý khách sức khỏe cùng sự phát triển thịnh vượng!

Trong trường hợp có nhu cầu cần tư vấn, sử dụng dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY LUẬT TNHH TLK

- ĐT: +(84) 243 2011 747                       Hotline: +(84) 97 211 8764

- Email: info@tlklawfirm.vn                    Website: tlklawfirm.vn

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

LIÊN HỆ CUNG CẤP DỊCH VỤ (Vui lòng click vào nút dưới đây để chọn gói dịch vụ)

×
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
Giấy phép hoạt động số: 01021852/TP/ĐKHĐ cấp bởi Sở Tư pháp TP. Hà Nội
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7
GỌI NGAY: 097 211 8764
Vì trách nhiệm cộng đồng - Tư vấn hoàn toàn miễn phí
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
Tổng lượt truy cập: 9.605.425
Xem trong ngày: 3.452
Đang xem: 60
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo