Công ty Luật TNHH TLK là một trong những hãng luật uy tín tại Việt Nam, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện quy trình Tái cơ cấu về xu hướng hoàn thiện cơ cấu sản phẩm cho doanh nghiệp một cách nhanh gọn- hiệu quả- tận tâm trên nền tảng của một biểu phí cạnh tranh nhất. |
TÁI CƠ CẤU VỀ XU HƯỚNG HOÀN THIỆN CƠ CẤU SẢN PHẨM CHO DOANH NGHIỆP |
CƠ SỞ PHÁP LÝ |
1. Luật doanh nghiệp số: 59/2020/QH14 do Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2020; 2. Luật đầu tư số: 61/2020/QH14 do Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 06 năm 2020; 3. Các văn bản pháp luật hướng dẫn khác có liên quan. |
NỘI DUNG TÁI CƠ CẤU VỀ XU HƯỚNG HOÀN THIỆN CƠ CẤU SẢN PHẨM CHO DOANH NGHIỆP |
I. MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ XU HƯỚNG HOÀN THIỆN CƠ CẤU SẢN PHẨM CHO DOANH NGHIỆP Các xu hướng hoàn thiện cơ cấu sản phẩm cho doanh nghiệp cơ bản gồm: 1. Thu hẹp danh mục sản phẩm Doanh nghiệp tiến hành thu hẹp danh mục sản phẩm bằng cách loại bỏ những sản phẩm lỗi thời, kém sức cạnh tranh và những sản phẩm không có khả năng đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Như vậy là doanh nghiệp đã chủ động rút ngắn chiều dài của tập hợp sản phẩm, phát triển theo hướng chuyên môn hóa để phân tán rủi ro bằng cách rời bỏ một số thị trường mà doanh nghiệp cho là không còn phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp nữa. Để có quyết định loại bỏ sản phẩm nào, doanh nghiệp phải phân tích kỹ lưỡng nhu cầu thị trường, doanh thu, chi phí và thị phần của sản phẩm đó. Trong một số trường hợp đặc biệt như công ty thiếu năng lực sản xuất, những sản phẩm đã vào giai đoạn suy thoái không có khả năng phục hồi thì công ty cần phải cắt giảm để tập trung vào sản xuất những mặt hàng đem lại lợi nhuận hơn hoặc nhu cầu đang tăng cao. Việc quản lý thanh lọc, loại bỏ sản phẩm này cần được ban quản lý xem xét kỹ lưỡng mặt hàng của mình theo định kỳ. 2. Cải tiến, hoàn thiện sản phẩm về hình thức, nội dung, mẫu mã tạo thêm nhiều kiểu dáng và thế hệ sản phẩm mới, giữ nguyên chủng loại sản phẩm đang sản xuất Xét trong giới hạn một loại sản phẩm - thị trường thì doanh nghiệp đã tăng lượng khách hàng và lượng hàng hóa bán ra bằng cách thâm nhập vào các phân đoạn thị trường mới của chủng loại sản phẩm. Như vậy là công ty quyết định tăng chiều sâu của danh mục sản phẩm mới, bởi vì ngoài sự cạnh tranh của đối thủ, việc cải tiến sản phẩm phải theo sự phát triển của nhu cầu khách hàng (mẫu mã đẹp, tiện dụng hơn, nhiều tính năng sử dụng hơn…) lợi ích của việc cải tiến sản phẩm là sẽ khuyến khích khách hàng chuyển sang sử dụng sản phẩm của mình và có thể định giá cao hơn. Nhà quản lý cần xem xét khi nào cần có sự cải tiến, nên cải tiến từng phần hay cải tiến toàn bộ. Để có những quyết định đó cần có sự thăm dò ý kiến khách hàng, những hành động của đối thủ cạnh tranh và sáng kiến của nhà thiết kế mẫu sản phẩm. Đồng thời với sự cải tiến sản phẩm, các nhà quản lý cần có sự chú ý một hay một số mặt hàng trong loại sản phẩm để làm nổi bật những đặc tính quan trọng như giá cả, bổ sung tính năng sử dụng, kích thước…Với những điểm nổi bật sẽ làm căn cứ cho việc quảng cáo, truyền thông kích thích tiêu thụ và lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh trong ngành. 3. Bổ sung thêm vào danh mục sản phẩm những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị trường và xu hướng phát triển của khoa học công nghệ Với việc này doanh nghiệp quyết định kéo dài chiều dài và chiều rộng của tập hợp sản phẩm, thâm nhập vào thị trường mới. Nếu coi thị trường thế giới là một thể thống nhất thì sản phẩm mới là sản phẩm chưa từng xuất hiện trên thị trường trong nước và trên thế giới. Nó là loại sản phẩm hoàn toàn mới mà doanh nghiệp là người đầu tiên trên thế giới sản xuất. Nhưng với quan điểm rộng hơn thì sản phẩm chỉ là mới so với doanh nghiệp, tức là nó đã có trên thị trường nhưng do doanh nghiệp khác sản xuất. Do sự biến động của môi trường kinh doanh, nên trong quá trình hoạt động của mình, các doanh nghiệp luôn chịu sức ép và mong muốn đưa ra thị trường sản phẩm mới. Tuy nhiên việc đưa sản phẩm mới vào thị trường đòi hỏi việc đầu tư tương đối lớn, hiệu quả lâu dài và chịu mức rủi ro cao. Bởi vì doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường, nội bộ doanh nghiệp, chỉ chọn loại sản phẩm đưa ra thị trường khi nó đáp ứng được cả hai mặt: tiến bộ về kỹ thuật và lợi ích về kinh tế. 4. Chuyển hóa vị trí các sản phẩm trong cơ cấu của doanh nghiệp Nghĩa là đưa những sản phẩm ở vị trí hàng thứ lên vị trí hàng đầu và đưa những sản phẩm ở vị trí hàng đầu xuống vị trí hàng thứ bằng cách thay đổi định lượng sản xuất của mỗi loại. Tức là hoàn thiện cơ cấu sản phẩm theo hướng thay đổi cấu trúc nội tại, vị trí tương đối của từng loại sản phẩm, chủng loại sản phẩm trong cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp. Để có cơ sở cho việc hoàn thiện cơ cấu sản phẩm theo xu hướng này, doanh nghiệp phải xác định được quy mô, dung lượng nhu cầu thị trường của từng loại sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất. Với dung lượng thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp giảm xuống thì doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất. Ngược lại thì mở rộng quy mô, tăng khối lượng sản xuất. Xu hướng này chú trọng công tác quảng cáo, khuyếch trương sản phẩm của doanh nghiệp để mở rộng thì phần tăng khối lượng tiêu thụ tạo điều kiện tăng khối lượng sản xuất. Trong thực tế các hướng trên được thực hiện xen kẽ với nhau. Nếu cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp thay đổi theo hướng thu hẹp lại bảo đảm sự tập trung cao hơn về sản xuất thì doanh nghiệp phát triển theo hướng chuyên môn hóa. Ngược lại cơ cấu sản phẩm mở rộng ra, doanh nghiệp phát triển theo hướng đa dạng hóa. Do đó hoàn thiện cơ cấu sản phẩm chính là sự kết hợp phát triển chuyên môn hóa với đa dạng hóa sản phẩm của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. II. MỘT SỐ NỘI DUNG TÁI CƠ CẤU THUỘC DỊCH VỤ CUNG CẤP CỦA TLK 1. Tái cơ cấu sở hữu doanh nghiệp; 2. Tái cơ cấu hệ thống quản lý doanh nghiệp; 3. Tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp; 4. Tái cơ cấu về nhân sự và quản lý lao động; 5. Tái cơ cấu hệ thống sản xuất kinh doanh; 6. Tái cơ cấu hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm; 7. Tái cơ cấu chiến lược và thị trường đầu tư; 8. Tái cơ cấu văn hóa doanh nghiệp. Kính thưa Quý Khách hàng, với tư cách là đơn vị cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn thấu hiểu và sẵn sàng đồng hành giải quyết những nhu cầu cũng như những khó khăn mà Quý Khách hàng đang gặp phải. Bởi vậy, trong suốt quá trình hoạt động của mình, chúng tôi xác định giá dịch vụ cạnh tranh, chất lượng công việc và sự hài lòng của khách hàng luôn là mục tiêu quan trọng nhất. Điều đó không chỉ được thể hiện cụ thể thông qua quy trình xử lý chuyên nghiệp, chất lượng công việc mà còn thể hiện ở những cam kết và ưu đãi mà chúng tôi dành tặng Quý Khách hàng. |
PHÍ DỊCH VỤ |
Liên hệ TLK để biết thêm thông tin chi tiết. |
THỜI GIAN THỰC HIỆN |
Căn cứ vào nhu cầu của Quý Khách hàng. |
BÀI VIẾT LIÊN QUAN |
1. Tái cơ cấu về định mức lao động trong doanh nghiệp |
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI |
1. Hỗ trợ cho Quý khách hàng trong việc kết nối – xúc tiến thương mại trong quá trình hoạt động. 2. Chiết khấu 12% phí dịch vụ khi Quý khách hàng sử dụng dịch vụ lần thứ hai. 3. Chăm sóc tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật doanh nghiệp trong một năm (nếu Quý khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp). 4. Chăm sóc, tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật thuế - kế toán cho doanh nghiệp trong vòng một năm (nếu Quý khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp). 5. Cung cấp hệ thống quản trị nội bộ doanh nghiệp (nếu Quý khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp). |
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI MỚI NHẤT TẠI ĐÂY CAM KẾT CỦA TLK LAWFIRM TẠI ĐÂY Chúng tôi luôn sẵn sàng làm người bạn đồng hành, tận tâm và là điểm tựa pháp lý vững chắc cho Quý khách hàng. Kính chúc Quý khách sức khỏe cùng sự phát triển thịnh vượng! Trong trường hợp có nhu cầu cần tư vấn, sử dụng dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây: CÔNG TY LUẬT TNHH TLK - ĐT: +(84) 243 2011 747 Hotline: +(84) 97 211 8764 - Email: info@tlklawfirm.vn Website: tlklawfirm.vn |