SỰ KHÁC NHAU GIỮA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
CÂU HỎI:
Kính chào Luật sư, tôi làm bên công ty sản xuất rượu, tôi muốn hỏi về sự khác biệt giữa thuế Giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt. Mong được Luật sư giải đáp về sự khác nhau của hai loại thuế này. Tôi xin cảm ơn!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
1. CÁCH XÁC ĐỊNH GIÁ TÍNH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU.
2. CÁC TRƯỜNG HỢP HOÀN THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
3. BIẾU, TẶNG Ô TÔ TỪ NƯỚC NGOÀI VỀ VIỆT NAM CÓ PHẢI CHỊU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT HAY KHÔNG?
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật TNHH TLK, trên cơ sở quy định pháp luật và thực tiễn giải quyết, chúng tôi xin gửi tới bạn nội dung tư vấn như sau:
CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Luật Quản lý thuế số: 38/2019/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 06 năm 2019;
2. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số: 27/2008/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2008;
3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số: 70/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014;
4. Luật Thuế giá trị gia tăng: 13/2008/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 03 tháng 06 năm 2008;
5. Các văn bản pháp luật hướng dẫn khác có liên quan.
NỘI DUNG TƯ VẤN:
I. Đặc điểm chủ yếu của thuế Giá trị gia tăng và thuế Tiêu thụ đặc biệt
1. Định nghĩa về thuế Giá trị gia tăng (VAT)
- Thuế giá trị gia tăng (VAT) là một loại thuế gián thu, áp dụng trên giá trị tăng thêm của hàng hóa và dịch vụ ở mỗi giai đoạn sản xuất, lưu thông cho đến tiêu dùng.
- Phạm vi áp dụng: VAT áp dụng trên phạm vi rộng đối với hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ, ngoại trừ một số trường hợp cụ thể được miễn thuế theo quy định pháp luật.
- Mục đích thuế và tác động của VAT tới nền kinh tế:
+ Thuế VAT nhằm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, đảm bảo công bằng trong đóng góp thuế của các doanh nghiệp và thúc đẩy tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh.
+ Ngoài ra, VAT là nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước, giúp chính phủ có thêm nguồn lực để đầu tư vào các lĩnh vực công cộng như giáo dục, y tế, ...
2. Định nghĩa về thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
- Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt (TTBĐ) là một loại thuế trực thu áp dụng đối với một số sản phẩm và dịch vụ được xác định là không thiết yếu hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, môi trường hoặc xã hội. Mục tiêu của thuế này là hạn chế tiêu dùng các mặt hàng gây hại và tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
- Phạm vi áp dụng: Thuế TTBĐ thường áp dụng cho các sản phẩm như rượu, bia, thuốc lá, xăng dầu, ô tô có dung tích xi lanh lớn, và một số hàng hóa và dịch vụ xa xỉ khác. Việc lựa chọn các mặt hàng chịu thuế căn cứ vào mức độ ảnh hưởng đến cộng đồng và môi trường.
- Mục đích thuế và tác động:
+ Bảo vệ sức khỏe cộng đồng: Giảm tiêu thụ các sản phẩm có hại như thuốc lá và rượu bia.
+ Bảo vệ môi trường: Khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả và giảm phát thải.
+ Tăng nguồn thu ngân sách: Đóng góp vào nguồn thu của nhà nước để đầu tư vào các lĩnh vực thiết yếu khác.
- Cách tính thuế: Thuế TTBĐ thường được tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá bán hoặc dựa trên định mức cố định cho mỗi đơn vị sản phẩm. Cách tính chi tiết có thể khác nhau tùy theo loại hàng hóa và quy định của pháp luật tại thời điểm tính thuế. Thuế TTĐB được tính trên giá trị hàng hóa, dịch vụ trước khi tính thuế VAT.
3. Sự khác biệt giữa thuế VAT và thuế TTĐB
- Đặc điểm nổi bật về đối tượng chịu thuế của thuế TTĐB: Thuế TTĐB áp dụng đối với một số ít sản phẩm và dịch vụ có tính đặc thù mà nhà nước đánh giá là cần hạn chế tiêu dùng như rượu, bia, thuốc lá, xe ô tô, và các dịch vụ cao cấp như casino, massage.
- Phạm vi áp dụng: VAT áp dụng trên diện rộng cho nhiều loại hàng hóa và dịch vụ, trong khi TTĐB chỉ áp dụng cho một số ít sản phẩm đặc thù.
- Mức thuế suất: VAT thường có mức thuế suất thống nhất, trong khi TTĐB có thể có nhiều mức thuế suất khác nhau, tùy thuộc vào loại hàng hóa, dịch vụ. TTĐB có mức thuế suất cao hơn so với VAT, nhằm hạn chế tiêu thụ những hàng hóa và dịch vụ được coi là có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng hoặc môi trường...
II. Ngoài những đặc điểm chi tiết nêu trên, thuế TTĐB và thuế GTGT thường được phân biệt bởi những đặc điểm sau:
Phân biệt thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng:
1. Mục đích thuế:
- Mục đích thuế GTGT: góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông phân phối hàng hóa.
- Mục địch thuế TTĐB nhằm điều tiết thu nhập của người tiêu dùng, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh đối với nhiều hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.
2. Phạm vi áp dụng thuế GTGT và thuế TTĐB:
- Phạm vi áp dụng thuế GTGT: phạm vi rộng, phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu thụ.
- Phạm vi áp dụng thuế TTĐB: đánh thuế đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, ảnh hưởng đến sức khỏe hay không khuyến khích sử dụng ví dụ như rượu, bia, thuốc lá..
3. Đối tượng nộp thuế GTGT và đối tượng nộp thuế TTĐB:
- Đối tượng nộp thuế GTGT: là các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng háo, hoặc các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ.
- Đối tượng nộp thuế TTĐB: là các tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hay kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
4. Căn cứ tính thuế:
- Căn cứ tính thuế GTGT: căn cứ vào giá tính thuế và thuế suất trong đó:
+ Giá tính thuế là giá bán hàng hóa, dịch vụ chưa có thuế GTGT.
+ Thuế suất: phụ thuộc vào từng danh mục hàng hóa nhất định.
- Căn cứ tính thuế TTĐB: dựa trên 2 căn cứ:
- Giá tính thuế là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế TTĐB và chưa có thuế GTGT, bao gồm các khoản thu thêm, được thu (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
- Thuế suất: dựa trên những loại hàng hóa và loại hình kinh doanh nhất định.
Kính thưa Quý khách hàng, với tư cách là đơn vị cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn thấu hiểu và sẵn sàng đồng hành giải quyết những nhu cầu cũng như những khó khăn mà Quý Khách hàng đang gặp phải. Bởi vậy, trong suốt quá trình hoạt động của mình, chúng tôi xác định giá dịch vụ cạnh tranh, chất lượng công việc và sự hài lòng của khách hàng luôn là mục tiêu quan trọng nhất. Điều đó không chỉ được thể hiện cụ thể thông qua quy trình xử lý chuyên nghiệp, chất lượng công việc mà còn thể hiện ở những cam kết và ưu đãi mà chúng tôi dành tặng Quý Khách hàng.
CÔNG VIỆC LUẬT TLK THỰC HIỆN:
1. Tư vấn cho Quý khách hàng tất cả các vấn đề pháp lý liên quan tới đời sống xã hội, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư;
2. Cung cấp tới Quý Khách hàng, đại diện thực hiện tất cả các dịch vụ pháp lý liên quan tới đời sống xã hội, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư.
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI:
1. Hỗ trợ cho Quý khách hàng trong việc kết nối – xúc tiến thương mại trong quá trình hoạt động.
2. Chiết khấu 12% phí dịch vụ khi quý khách hàng sử dụng từ lần thứ 2.
3. Chăm sóc tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật doanh nghiệp trong một năm (nếu Quý khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).
4. Chăm sóc, tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật thuế - kế toán cho doanh nghiệp trong vòng một năm (nếu Quý khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).
5. Cung cấp hệ thống quản trị nội bộ doanh nghiệp (nếu Quý khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI MỚI NHẤT TẠI ĐÂY
CAM KẾT CỦA TLK LAWFIRM TẠI ĐÂY
Chúng tôi luôn sẵn sàng làm người bạn đồng hành, tận tâm và là điểm tựa pháp lý vững chắc cho Quý khách hàng.
Kính chúc Quý khách sức khỏe cùng sự phát triển thịnh vượng!
Trong trường hợp có nhu cầu cần tư vấn và sử dụng dịch vụ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
- ĐT: +(84) 243 2011 747 Hotline: +(84) 97 211 8764
- Email: info@tlklawfirm.vn Website: tlklawfirm.vn