Công ty Luật TNHH TLK là một trong những hãng luật uy tín tại Việt Nam, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện Thủ tục thông báo thành lập địa điểm kinh doanh một cách nhanh gọn - hiệu quả - tận tâm trên nền tảng của một biểu phí cạnh tranh nhất.
THỦ TỤC THÔNG BÁO THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Luật Doanh nghiệp số: 59/2020/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2020;
2. Nghị định số: 01/2021/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 04 tháng 01 năm 2021 quy định về Đăng ký doanh nghiệp;
3. Thông tư số: 01/2021/TT-BKHĐT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 16 tháng 3 năm 2021 hướng dẫn về Đăng ký doanh nghiệp;
4. Các văn bản pháp luật khác hướng dẫn có liên quan.
HƯỚNG DẪN THỦ TỤC
Video tư vấn pháp lý: Thủ tục thông báo thành lập địa điểm kinh doanh_Hotline: +(84) 97 211 8764
=> Xem thêm tại Youtube: Thủ tục thông báo thành lập địa điểm kinh doanh
Sự phát triển của đa dạng ngành nghề kết hợp sự tinh giản và chuyển mình trong khâu thủ tục và hồ sơ đang ngày càng thu hút các nhà đầu tư cũng như chủ sở hữu có nhu cầu thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên vấn đề thành phần hồ sơ cũng như quá trình thực hiện Thủ tục thông báo thành lập địa điểm kinh doanh vẫn còn là vướng mắc và khó khăn đối với nhiều chủ sở hữu doanh nghiệp. Để hiểu được Thủ tục thông báo thành lập địa điểm kinh doanh được thực hiện như thế nào và hồ sơ bao gồm những gì, bài viết dưới đây sẽ đưa ra cho Quý Khách hàng câu trả lời:
I. QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC THÔNG BÁO THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
1. Các bước thực hiện Thủ tục thông báo thành lập địa điểm kinh doanh:
Bước 1: Tư vấn khách hàng về các điều kiện thực hiện thủ tục thông báo thành lập địa điểm kinh doanh;
Bước 2: Chuẩn bị các hồ sơ có liên quan;
Bước 3: Soạn thảo hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh;
Bước 4: Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
Bước 5: Tiếp nhận và bàn giao lại kết quả cuối cùng cho khách hàng.
Lưu ý: Để thực hiện Thủ tục thông báo thành lập địa điểm kinh doanh, công ty cần chú ý tới một số điều kiện thành lập cũng như nội dung thành phần hồ sơ cần đáp ứng.
2. Thành phần hồ sơ và quy trình giải quyết Thủ tục thông báo thành lập địa điểm kinh doanh như sau:
A. Thành phần hồ sơ:
1. Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh;
2. Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh;
3. Bản sao chứng thực chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/ hộ chiếu còn hạn của người nộp hồ sơ;
4. Các văn bản khác theo quy định pháp luật (nếu có).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
B. Cơ quan giải quyết:
Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/ thành phố nơi đặt địa điểm kinh doanh.
C. Cách thức thực hiện
Doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh bằng một trong các phương thức:
- Nộp trực tiếp; hoặc
- Qua dịch vụ bưu chính; hoặc
- Nộp hồ sơ qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
D. Kết quả thực hiện:
Sau khi hồ sơ được thông qua, doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp hồ sơ có sai hoặc thiếu sót thông tin, giấy tờ, phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo bằng văn bản để hướng dẫn Quý Khách hàng cách sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Lưu ý: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh và gửi hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.
3. Nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh
- Tên địa điểm kinh doanh;
- Địa chỉ;
- Thông tin về người đứng đầu;
- Hoạt động theo ủy quyền của doanh nghiệp/chi nhánh.
Lưu ý: Khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, phòng Đăng ký kinh doanh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để yêu cầu mã số địa điểm kinh doanh.
Ảnh 1. Thủ tục thông báo thành lập địa điểm kinh doanh_Hotline: +(84) 97 211 8764
=> Xem thêm: Thủ tục tạm ngừng địa điểm kinh doanh
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG LIÊN QUAN ĐẾN THỦ TỤC THÔNG BÁO THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
1. Địa điểm kinh doanh là:
Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Hiện nay, sau khi doanh nghiệp đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh, thay vì bổ sung thông tin về địa điểm kinh doanh vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như trước kia, doanh nghiệp sẽ được cấp một Giấy chứng nhận hoạt động của địa điểm kinh doanh riêng.
2. Lưu ý quan trọng khi thực hiện thủ tục thông báo thành lập địa điểm kinh doanh:
- Mỗi địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp cho dù không phát sinh nghĩa vụ kê khai thuế, mở sổ sách kế toán riêng nhưng phải thực hiện nghĩa vụ đóng lệ phí môn bài (khác với văn phòng đại diện công ty không phải thực hiện nghĩa vụ đóng lệ phí môn bài);
- Đối với địa điểm kinh doanh đăng ký địa chỉ trùng với tỉnh, thành phố nơi đặt doanh nghiệp hoặc chi nhánh chủ quản thì chỉ phải kê khai và đóng lệ phí môn bài theo địa chỉ của doanh nghiệp hoặc chi nhánh;
- Đối với địa điểm kinh doanh không phát sinh hoạt động kinh doanh thì thực hiện đăng ký cam kết không phát sinh hoạt động kinh doanh;
- Đối với địa điểm kinh doanh phát sinh hoạt động kinh doanh thì cần lưu ý một số vấn đề như sau: địa điểm kinh doanh phải sử dụng chung mẫu hóa đơn của đơn vị là chủ quản cho từng địa điểm đăng ký kinh doanh, gửi thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm kinh doanh; kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi đặt địa điểm.
3. Điều kiện thành lập địa điểm kinh doanh (tên, nơi đặt, phạm vi ngành nghề):
3.1. Điều kiện về tên khi thành lập địa điểm kinh doanh:
- Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, cũng có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được;
- Tên địa điểm kinh doanh phải mang tên doanh nghiệp đồng thời kèm theo cụm từ “địa điểm kinh doanh”;
- Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ địa điểm kinh doanh;
- Ngoài tên tiếng Việt, địa điểm kinh doanh cũng được đăng ký bằng tên nước ngoài và tên viết tắt;
- Phần tên riêng trong địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
3.2. Điều kiện về địa chỉ thành lập địa điểm kinh doanh
- Địa chỉ phải được đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của địa điểm kinh doanh và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính;
- Địa chỉ địa điểm kinh doanh phải được ghi rõ địa chỉ số nhà, thôn/phố, xã/thị trấn/phường, quận/huyện, tỉnh/ thành phố.
Lưu ý: Không đặt địa điểm kinh doanh tại những nơi như Căn hộ chung cư có mục đích để ở; Nhà tập thể có diện tích sử dụng chung; Trên diện tích đất đang quy hoạch hay đất không đúng mục đích sử dụng như đất rừng, đất nông nghiệp,…
3.3. Điều kiện về người đứng đầu khi thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty
Bất kỳ ai không thuộc trường hợp cấm của pháp luật đều có quyền trở thành người đứng đầu của địa điểm kinh doanh. Các trường hợp bị pháp luật cấm được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 được kể đến là:
“2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.”
Lưu ý: Người đứng đầu địa điểm kinh doanh cũng có thể đồng thời nắm giữ chức vụ người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ hoặc có thể do người khác đảm nhận.
3.4. Điều kiện về Ngành, nghề kinh doanh
- Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, các ngành nghề đó có thể là một trong số tất cả các ngành nghề công ty kinh doanh hoặc là toàn bộ ngành nghề công ty mẹ đăng ký kinh doanh;
- Tuy nhiên, ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh không được phép vượt quá phạm vi ngành nghề kinh doanh mà công ty mẹ đã đăng ký. Nếu muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh cho địa điểm kinh doanh thì cần làm thủ tục bổ sung ngành nghề đó trước cho công ty mẹ rồi mới thực hiện bổ sung ngành nghề kinh doanh cho địa điểm kinh doanh.
4. Ưu, nhược điểm của thành lập địa điểm kinh doanh so với chi nhánh và văn phòng đại diện:
4.1 Ưu điểm của thành lập địa điểm kinh doanh so với chi nhánh và văn phòng đại diện:
Thành lập địa điểm kinh doanh bao gồm rất nhiều ưu điểm nổi trội hơn so với chi nhánh và văn phòng đại diện, một số được kể đến như:
- Các loại thuế đối với địa điểm kinh doanh đơn giản hơn khi chỉ yêu cầu nộp thuế môn bài hằng năm. Ngoài ra, nếu địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, địa điểm kinh doanh có thể phát sinh hoạt động kinh doanh nhưng toàn bộ hoạt động kinh doanh có thể kê khai chung với công ty mẹ mà không cần phải kê khai thuế riêng và nộp thuế riêng như đối với chi nhánh;
- Khi chấm dứt địa điểm kinh doanh: Trường hợp doanh nghiệp không còn nhu cầu kinh doanh tại địa điểm kinh doanh đã đăng ký thì làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh với tính chất gọn nhẹ và nhanh chóng khi chỉ thường kéo dài từ 5-7 ngày làm việc thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính; không phải làm thủ tục chốt thuế hay trả con dấu chấm dứt hoạt động như chi nhánh hay văn phòng đại diện.
4.2. Nhược điểm của thành lập địa điểm kinh doanh so với chi nhánh và văn phòng đại diện:
Có thể kể đến một số nội dung về Nhược điểm cơ bản như sau:
- Địa điểm kinh doanh không được lập tại các tỉnh/thành nơi doanh nghiệp không đặt trụ sở hoặc chi nhánh;
- Đóng thuế môn bài khi phát sinh hoạt động kinh doanh; không được đăng ký con dấu riêng và phải kê khai thuế dựa vào Công ty mẹ.
III. BẠN NÊN LỰA CHỌN MỘT TỔ CHỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT?
Một tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý chất lượng và uy tín cần có một số tiêu chí như sau:
Thứ nhất: Phải là tổ chức pháp lý chính thống, có giấy phép hoạt động hợp pháp;
Thứ hai: Có Ban lãnh đạo phải là luật sư, giàu kinh nghiệm và có học vị cao thì càng tốt;
Thứ ba: Có đội ngũ luật sư, hệ thống nhân sự bài bản, chuyên nghiệp, được đào tạo kỹ lưỡng;
Thứ tư: Thân thiện, tận tâm và nỗ lực hết sức vì lợi ích của khách hàng. Coi sự hài lòng của khách hàng, chất lượng công việc là danh dự của chính mình;
Thứ năm: Quy trình cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, chu đáo, linh hoạt và logic để tối ưu hóa hiệu suất công việc, đồng thời tiết kiệm tối đa thời gian của khách hàng;
Thứ sáu: Giá dịch vụ hợp lý, cạnh tranh;
Thứ bảy: Dịch vụ phong phú cả về lĩnh vực cung cấp tới các gói dịch vụ trong cùng một lĩnh vực để khách hàng lựa chọn gói dịch vụ phù hợp, cũng như có thể hỗ trợ toàn diện cho khách hàng trong suốt quá trình hoạt động;
Thứ tám: Có năng lực Kết nối – Xúc tiến quan hệ thương mại cho khách hàng nếu khách hàng có nhu cầu…….vv
Việc tìm kiếm cho mình một tổ chức tư vấn pháp lý toàn diện, chuyên nghiệp và uy tín là điều mà bất cứ khách hàng nào cũng mong muốn. Bởi không ai muốn bị rủi ro thiệt hại cả về tài chính lẫn thời gian mà kết quả lại không đạt được như kỳ vọng. Tuy nhiên để tìm được tổ chức như vậy thì không phải là điều dễ dàng bởi số lượng đơn vị cấp dịch vụ tại thị trường Việt Nam hiện nay là rất nhiều với chất lượng khác nhau.
Một gợi ý cho bạn rằng, Công ty Luật TNHH TLK của chúng tôi tuy không dám nhận là công ty cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất thị trường nhưng Chúng tôi thỏa mãn tất cả các tiêu chí nêu trên và còn nhiều hơn thế, chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn tốt cho Quý vị.
IV. MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN TỚI THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
Câu hỏi 1: Sự khác nhau giữa địa điểm kinh doanh và chi nhánh?
Trả lời:
Tiêu chí |
Chi nhánh |
Địa điểm kinh doanh |
Sử dụng con dấu |
- Có thể có con dấu riêng. |
- Không có con dấu riêng. |
Đặt tên |
- Tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo là cụm từ “chi nhánh”. |
- Phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”. |
Ký kết hợp đồng và xuất hóa đơn |
- Được phép ký kết hợp đồng kinh tế; - Được phép sử dụng và xuất hóa đơn. |
- Không được ký kết hợp đồng; - Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn. |
Mã số thuế |
- Có mã số thuế riêng. |
- Không có mã số thuế riêng. |
Hạch toán thuế |
- Chi nhánh được lựa chọn hình thức Hạch toán độc lập hoặc Phụ thuộc. |
- Hạch toán phụ thuộc vào công ty mẹ. |
Câu hỏi 2: Tại sao địa điểm kinh doanh không có con dấu riêng?
Trả lời:
Khi thực hiện thành lập địa điểm kinh doanh sẽ không được phép đăng ký và sử dụng con dấu vì tính chất địa điểm kinh doanh không phải là pháp nhân mà chức năng căn bản là cơ sở để thực hiện hoạt động kinh doanh với một số ngành nghề nhất định (trong phạm vi doanh nghiệp chủ quản đăng ký). Việc hoạt động của địa điểm kinh doanh phải phụ thuộc hoàn toàn vào công ty mẹ và nếu như địa điểm doanh nghiệp sở hữu con dấu, thì con dấu đó chỉ có giá trị duy nhất trong nội bộ đối với địa điểm kinh doanh mà không có giá trị khi thực hiện giao dịch bên ngoài.
Câu hỏi 3: Địa điểm kinh doanh được phép ký hợp đồng không?
Trả lời:
Căn cứ đặc điểm không phải là một pháp nhân độc lập của địa điểm kinh doanh và không có con dấu, địa điểm kinh doanh không thể nhân danh chính mình tiến hành ký kết hợp đồng kinh doanh với khách hàng;
Trường hợp được công ty ủy quyền cho ký kết một số hợp đồng nhất định thì địa điểm kinh doanh mới có thể ký hợp đồng kinh doanh trong phạm vi được ủy quyền và hợp đồng sẽ được đóng dấu bằng con dấu của công ty.
Câu hỏi 4: Khi thành lập địa điểm kinh doanh cần đăng ký vốn điều lệ hay không?
Trả lời:
Khi thành lập địa điểm kinh doanh không cần đăng ký vốn điều lệ do địa điểm kinh doanh là đơn vị phụ thuộc vào công ty mẹ. Các công việc như hạch toán thuế hay kê khai thuế phụ thuộc vào công ty mẹ nên khi thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty không cần phải thực hiện đăng ký số vốn với cơ quan có thẩm quyền;
Theo đó, những thông tin chính cần chú ý khi thành lập địa điểm kinh doanh là tên địa điểm kinh doanh; địa chỉ địa điểm kinh doanh; ngành nghề kinh doanh; người đứng đầu địa điểm kinh doanh.
=> Xem thêm: Thủ tục tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của địa điểm kinh doanh
Trên đây là một số nội dung tổng hợp tư vấn mà Chúng tôi xin dành tới Quý Khách hàng. với tư cách là đơn vị cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn thấu hiểu và sẵn sàng đồng hành giải quyết những nhu cầu cũng như những khó khăn mà Quý Khách hàng đang gặp phải. Nếu còn vướng mắc hoặc cần tư vấn chuyên sâu hơn, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ tới số tổng đài :(+84) 97 211 8764 để được luật sư tư vấn trực tiếp (tư vấn hoàn toàn miễn phí).
Xin chân thành cảm ơn Quý vị!
Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư – Công ty Luật TNHH TLK
PHÍ DỊCH VỤ
Liên hệ TLK để biết thêm thông tin chi tiết.
THỜI GIAN THỰC HIỆN
Thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI
1. Hỗ trợ cho Quý khách hàng trong việc kết nối – xúc tiến thương mại trong quá trình hoạt động.
2. Chiết khấu % phí dịch vụ khi Quý khách hàng sử dụng dịch vụ lần thứ hai.
3. Chăm sóc tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật doanh nghiệp trong một năm (nếu Quý khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).
4. Chăm sóc, tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật thuế - kế toán cho doanh nghiệp trong vòng một năm (nếu Quý khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).
5. Cung cấp hệ thống quản trị nội bộ doanh nghiệp (nếu Quý khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI MỚI NHẤT TẠI ĐÂY
Chúng tôi luôn sẵn sàng làm người bạn đồng hành, tận tâm và là điểm tựa pháp lý vững chắc cho Quý khách hàng.
Kính chúc Quý khách sức khỏe cùng sự phát triển thịnh vượng!
Trong trường hợp có nhu cầu cần tư vấn, sử dụng dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
- ĐT: +(84) 243 2011 747 Hotline: +(84) 97 211 8764
- Email: info@tlklawfirm.vn Website: tlklawfirm.vn