SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
Tel: 0243 2011 747 Hotline: 097 211 8764

Công ty Luật TNHH TLK là một trong những hãng luật uy tín tại Việt Nam, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện Thủ tục Yêu cầu chia di sản thừa kế một cách nhanh gọn - hiệu quả - tận tâm trên nền tảng của một biểu phí cạnh tranh nhất.

THỦ TỤC YÊU CẦU CHIA DI SẢN THỪA KẾ

CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Bộ luật Dân sự số: 91/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015;

2. Bộ luật Tố tụng dân sự số: 92/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015;

3. Các văn bản pháp luật khác hướng dẫn có liên quan.

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC

Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Việc tiến hành phân chia di sản thừa kế được diễn ra sau khi xác định được di sản thừa kế và xác định được người hưởng di sản. Theo quy định của pháp luật, sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người hưởng di sản có thể yêu cầu/thỏa thuận chia di sản thừa kế. 

Thủ tục yêu cầu chia di sản thừa kế cũng là một trong những thủ tục được nhiều Quý Khách hàng gửi đến Công ty Luật TNHH TLK. Thông qua bài viết này, Chúng tôi sẽ gửi đến Quý Khách hàng những thông tin cơ bản nhất về Thủ tục yêu cầu chia di sản thừa kế. 

thu-tuc-yeu-cau-chia-di-san-thua-ke

Ảnh 1. Thủ tục Yêu cầu chia di sản thừa kế_Hotline: 0972118764

I. QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC YÊU CẦU CHIA DI SẢN THỪA KẾ

1. Các bước thực hiện Thủ tục Yêu cầu chia di sản thừa kế

Bước 1: Nộp đơn (hồ sơ khởi kiện) tại TAND có thẩm quyền;

Bước 2: Tiếp nhận đơn và hồ sơ khởi kiện, sau đó ra thông báo nộp tạm ứng án phí;

Bước 3: Đương sự nộp biên lai nộp tạm ứng án phí cho Tòa án, thẩm phán phụ trách ra quyết định thụ lý vụ án và gửi thông báo thụ lý tới các đương sự và Viện kiểm sát;

Bước 4: Các bên đương sự có văn bản trình bày ý kiến đối với nội dung khởi kiện;

Bước 5: Quyết định đưa vụ án ra xét xử.

2. Thành phần hồ sơ và quy trình giải quyết Thủ tục Yêu cầu chia di sản thừa kế

A. Thành phần hồ sơ

Hồ sơ yêu cầu chia di sản thừa kế bao gồm một số tài liệu sau:

1. Đơn yêu cầu chia di sản thừa kế;

2. Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế (các tài liệu về khai tử);

3. Bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý cá nhân của người yêu cầu;

4. Sổ hộ khẩu gia đình;

5. Các tài liệu chứng minh về tài sản là di sản thừa kế;

6. Giấy khai sinh của con cái (nếu có);

7. Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế (nếu có);

8. Biên lai nộp lệ phí hoặc tiền tạm ứng án phí (sau đó);

9. Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện);

10. Các giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

B. Cơ quan giải quyết

TAND cấp quận, huyện theo quy định.

C. Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp tại TAND quận/huyện hoặc gửi qua đường bưu điện

D. Kết quả thực hiện

Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện;

- Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;

- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

=> Xem thêm: Người nước ngoài có được thừa kế bất động sản tại Việt Nam không?

thu-tuc-yeu-cau-chia-di-san-thua-ke

Ảnh 2. Thủ tục Yêu cầu chia di sản thừa kế_Hotline: 0972118764

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG LIÊN QUAN ĐẾN THỦ TỤC YÊU CẦU CHIA DI SẢN THỪA KẾ

1. Di sản thừa kế là gì?

Hiện nay, khái niệm di sản thừa kế chưa được quy định cụ thể ở các văn bản pháp lý. Hầu hết, ta đều hiểu về di sản thừa kế thông qua cách liệt kê di sản gồm những tài sản nào. Tuy nhiên, trên một số phương diện khi nghiên cứu. có thể đưa ra những cách hiểu về di sản thừa kế như sau:

- Thứ nhất, xét trên phương diện đạo đức - xã hội: Di sản thừa kế là của cải, vật chất (tài sản), là phương diện thực hiện bổn phận tiếp theo của người chết nhằm gây dựng và chăm lo cho tương lai đối với những người hưởng thừa kế.

- Thứ hai, xét trên phương diện kinh tế: Di sản thừa kế là của cải vật chất (tài sản) của người chết để lại cho những người khác còn sống để dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và tiêu dùng.

- Thứ ba, xét trên phương diện khoa học luật dân sự:

Bộ Luật Dân sự 2015 đưa ra quy định về di sản như sau: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Theo đó, di sản chính là các tài sản thuộc sở hữu của người để lại thừa kế lúc họ còn sống. Đó có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản thuộc di sản được phân loại thành bất động sản và động sản. Bất động sản thuộc di sản thừa kế có thể bao gồm: Đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; tài sản khác theo quy định của pháp luật. 

Như vậy có thể hiểu rằng, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết để lại, đây là đối tượng của quan hệ dịch chuyển tài sản của người để lại di sản sang cho người thừa kế. Quan hệ dịch chuyển này được nhà nước thừa nhận và bảo đảm thực hiện, gọi chung là quan hệ thừa kế.

=> Xem thêm: Đất được bố mẹ tặng cho trong thời kỳ hôn nhân, ly hôn có phải chia đôi không?

2. Xác định di sản thừa kế

Như đã nêu ở trên, di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Qua các giai đoạn khác nhau, pháp luật cũng có những cách xác định di sản thừa kế khác nhau, tùy thuộc vào việc xác định chế độ sở hữu, luật hóa trong cách xác định tài sản, chế độ tài sản trong hôn nhân.

Xác định một cách chính xác nhất khối di sản thừa kế của người chết để lại xác định chính xác phần di sản mà người thừa kế được hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết đúng đắn các tranh chấp thừa kế.

Căn cứ theo Bộ Luật Dân sự 2015, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và một số văn bản pháp luật liên quan xác định di sản của người chết bao gồm các loại tài sản sau:

2.1. Di sản thừa kế là tài sản riêng của người chết

Tài sản riêng không bị hạn chế về số lượng và giá trị, chúng là những tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng của cá nhân. Tài sản riêng của cá nhân có thể được hình thành từ nhiều nguồn, như thu nhập từ lao động sản xuất, kinh doanh, được tặng cho riêng, được thừa kế riêng, quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ, thu nhập khác,… Khi cá nhân chết đi, tài sản thuộc sở hữu riêng là bộ phận của di sản thừa kế.

Trong lĩnh vực hôn nhân, bộ phận tài sản riêng thường khó phân định rạch ròi bởi quan niệm hôn nhân là sự hòa chung của vợ và chồng. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng có thể được hình thành từ những nguồn sau:

- Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;

- Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;

- Tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đã chia là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

- Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng;

- Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng;

- Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Theo quy định tại Nghị định số 126/2014/NĐ-CP, thì tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật bao gồm:

- Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ;

- Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác;

- Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

Trong trường hợp vợ chồng lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận thì tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo văn bản thỏa thuận được xác lập trước khi kết hôn.

2.2. Di sản thừa kế là tài sản của người chết trong khối tài sản chung với chủ thể khác

Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Di sản thừa kế là tài sản của người chết trong khối tài sản chung với chủ thể khác thường thấy nhất là di sản thừa kế trong khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Có thể dễ dàng lấy ví dụ như quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng; tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân. Về nguyên tắc, khi một bên chết trước thì toàn bộ tài sản chung sẽ được chia đôi, một nửa thuộc sở hữu riêng của người còn sống, một nửa thuộc về di sản thừa kế của người đã chết. 

Ngoài tài sản chung trong khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng, sở hữu chung theo phần có thể là việc góp vốn thông qua các hình thức khác nhau để mua sắm tài sản, sản xuất, kinh doanh chung hoặc các nhu cầu chung khác. Để xác định phần di sản của người đã chết trong khối tài sản chung cần phải thông qua việc định giá tài sản chung đó. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, nếu phần tài sản thuộc khối tài sản chung đó có nguồn gốc trong khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng thì về nguyên tắc phải chia đôi, một nửa số tài sản đó sẽ thuộc di sản thừa kế của người đã chết.

3. Khi nào được phép chia di sản thừa kế? Thời hiệu thừa kế?

Thứ nhất, về thời điểm mở thừa kế. Theo quy định tại Bộ Luật Dân sự hiện hành, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày là được  Tòa án xác định  là ngày ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, pháp luật còn quy định về địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.

Thứ hai, về thời hiệu thừa kế. Theo Bộ luật Dân sự, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Cũng theo pháp luật dân sự thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Tuy nhiên trong thực tế có nhiều trường hợp di sản không có người thừa kế đang quản lý di sản thì giải quyết như sau:

- Di sản thuộc quyền sở hữu của người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu;

- Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu như trường hợp nêu trên.

4. Quy định pháp luật về phân chia di sản 

Hiện nay, di sản được phân chia theo hai hình thức là phân chia di sản theo di chúc và phân chia di sản theo pháp luật. 

Phân chia di sản theo di chúc được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc trong khuôn khổ luật pháp. Khuôn khổ luật pháp ở đây vẫn đảm bảo việc thượng tôn ý chí của người để lại di chúc nhưng cũng phải đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan. Thường được áp dụng trong trường hợp người thừa kế không theo di chúc hay đối với các nghĩa vụ trả nợ của người đã mất (ví dụ như trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng). 

Thứ hai, việc phân chia di sản theo pháp luật được áp dụng khi người mất không để lại di chúc hoặc di chúc bị vô hiệu (1 phần hoặc toàn bộ); những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế hoặc những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được thực hiện theo quy định về thừa kế theo pháp luật. 

=> Xem thêm: Quy định pháp luật về thừa kế theo pháp luật

thu-tuc-yeu-cau-chia-di-san-thua-ke

Ảnh 3. Thủ tục Yêu cầu chia di sản thừa kế_Hotline: 0972118764

III. BẠN NÊN LỰA CHỌN MỘT TỔ CHỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT?

Một tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý chất lượng và uy tín cần có một số tiêu chí như sau:

Thứ nhất: Phải là tổ chức pháp lý chính thống, có giấy phép hoạt động hợp pháp;

Thứ hai: Có Ban lãnh đạo phải là luật sư, giàu kinh nghiệm và có học vị cao thì càng tốt;

Thứ ba: Có đội ngũ luật sư, hệ thống nhân sự bài bản, chuyên nghiệp, được đào tạo kỹ lưỡng;

Thứ tư: Thân thiện, tận tâm và nỗ lực hết sức vì lợi ích của khách hàng. Coi sự hài lòng của khách hàng, chất lượng công việc là danh dự của chính mình;

Thứ năm: Quy trình cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, chu đáo, linh hoạt và logic để tối ưu hóa hiệu suất công việc, đồng thời tiết kiệm tối đa thời gian của khách hàng;

Thứ sáu: Giá dịch vụ hợp lý, cạnh tranh;

Thứ bảy: Dịch vụ phong phú cả về lĩnh vực cung cấp tới các gói dịch vụ trong cùng một lĩnh vực để khách hàng lựa chọn gói dịch vụ phù hợp, cũng như có thể hỗ trợ toàn diện cho khách hàng trong suốt quá trình hoạt động;

Thứ tám: Có năng lực Kết nối – Xúc tiến quan hệ thương mại cho khách hàng nếu khách hàng có nhu cầu,…

Việc tìm kiếm cho mình một tổ chức tư vấn pháp lý toàn diện, chuyên nghiệp và uy tín là điều mà bất cứ khách hàng nào cũng mong muốn. Bởi không ai muốn bị rủi ro thiệt hại cả về tài chính lẫn thời gian mà kết quả lại không đạt được như kỳ vọng. Tuy nhiên để tìm được tổ chức như vậy thì không phải là điều dễ dàng bởi số lượng đơn vị cấp dịch vụ tại thị trường Việt Nam hiện nay là rất nhiều với chất lượng khác nhau.

Một gợi ý cho bạn rằng, Công ty Luật TNHH TLK của chúng tôi tuy không dám nhận là công ty cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất thị trường nhưng Chúng tôi thỏa mãn tất cả các tiêu chí nêu trên và còn nhiều hơn thế, chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn tốt cho Quý vị.

=> Xem thêm: Khoản thừa kế bằng tiền, vàng có phải nộp thuế TNCN không?

IV. MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN TỚI THỦ TỤC YÊU CẦU CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Câu hỏi 1: Ai không được quyền hưởng di sản?

Trả lời:

Pháp luật luôn tôn trọng ý chí của người để lại di sản và đồng thời cũng bảo vệ quyền hưởng di sản của người thừa kế. Tuy nhiên Bộ luật Dân sự vẫn đặt ra những trường hợp không được quyền hưởng di sản nhằm đảm bảo giá trị gia đình, đảm bảo truyền thống, đạo đức xã hội cũng như trật tự và công bằng xã hội.. Hầu hết những trường hợp bị tước quyền hưởng di sản đề là những người có hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình, trái với đạo đức xã hội hoặc có những hành vi trái pháp luật xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản; xâm phạm tính mạng người thừa kế khác để nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng. Theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, những người không được quyền hưởng di sản bao gồm:

1. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

2. Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

3. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

4. Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Tuy nhiên những quy định trên không phải là tuyệt đối. Trên tinh thần thượng tôn ý chí của người để lại di chúc, những đối tượng trên vẫn được hưởng di sản nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

=> Xem thêm: Có được bán di sản thừa kế là đất khi chưa có sổ đỏ không?

Trên đây là một số nội dung tổng hợp tư vấn mà Chúng tôi xin dành tới Quý Khách hàng. với tư cách là đơn vị cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn thấu hiểu và sẵn sàng đồng hành giải quyết những nhu cầu cũng như những khó khăn mà Quý Khách hàng đang gặp phải. Nếu còn vướng mắc hoặc cần tư vấn chuyên sâu hơn, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ tới số tổng đài: 0972118764 để được luật sư tư vấn trực tiếp (tư vấn hoàn toàn miễn phí).

Xin chân thành cảm ơn Quý vị!

Phòng Tố tụng – Công ty Luật TNHH TLK

PHÍ DỊCH VỤ

Liên hệ TLK để biết thêm thông tin chi tiết.

THỜI GIAN THỰC HIỆN

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện;

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định đã nêu trên.

CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI

1. Hỗ trợ cho Quý Khách hàng trong việc kết nối – xúc tiến thương mại trong quá trình hoạt động.

2. Chiết khấu % phí dịch vụ khi Quý Khác h hàng sử dụng dịch vụ lần thứ hai.

3. Chăm sóc tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật doanh nghiệp trong một năm (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).

4. Chăm sóc, tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật thuế - kế toán cho doanh nghiệp trong vòng một năm (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).

5. Cung cấp hệ thống quản trị nội bộ doanh nghiệp (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).

CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI MỚI NHẤT TẠI ĐÂY

Chúng tôi luôn sẵn sàng làm người bạn đồng hành, tận tâm và là điểm tựa pháp lý vững chắc cho Quý Khách hàng.

Kính chúc Quý Khách hàng sức khỏe cùng sự phát triển thịnh vượng!

Trong trường hợp có nhu cầu cần tư vấn, sử dụng dịch vụ Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY LUẬT TNHH TLK

- ĐT: +(84) 243 2011 747                      Hotline: +(84) 97 211 8764

- Email: info@tlklawfirm.vn                 Website: tlklawfirm.vn

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

LIÊN HỆ CUNG CẤP DỊCH VỤ (Vui lòng click vào nút dưới đây để chọn gói dịch vụ)

×
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
Giấy phép hoạt động số: 01021852/TP/ĐKHĐ cấp bởi Sở Tư pháp TP. Hà Nội
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7
GỌI NGAY: 097 211 8764
Vì trách nhiệm cộng đồng - Tư vấn hoàn toàn miễn phí
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
Tổng lượt truy cập: 9.605.425
Xem trong ngày: 3.452
Đang xem: 60
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo