Công ty Luật TNHH TLK là một trong những hãng luật uy tín tại Việt Nam, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện Cấp điều chỉnh giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện quan trọng đặc biệt thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương (trừ hoạt động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 22 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP) một cách nhanh gọn - hiệu quả - tận tâm trên nền tảng của một biểu phí cạnh tranh nhất.
CẤP ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP CHO CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ ĐẬP, HỒ CHỨA THỦY ĐIỆN QUAN TRỌNG ĐẶC BIỆT THUỘC THẨM QUYỀN CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG (TRỪ HOẠT ĐỘNG QUY ĐỊNH TẠI ĐIỂM D KHOẢN 1 ĐIỀU 22 NGHỊ ĐỊNH SỐ 114/2018/NĐ-CP)
CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Luật Thủy Lợi số: 08/2017/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2017;
2. Nghị định số: 114/2018/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 04 tháng 09 năm 2018 quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;
3. Nghị định số: 67/2018/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 5 năm 2018 quy định chi tiết một số Điều của Luật Thủy lợi;
4. Các văn bản pháp luật khác hướng dẫn có liên quan.
HƯỚNG DẪN THỦ TỤC
Điều chỉnh giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện là một nội dung vô cùng quan trọng và cấp thiết hiện nay. Tuy nhiên trên thực tế việc thực hiện lại gặp phải không ít khó khăn, vướng mắc. Vậy việc cấp điều chỉnh giấy phép cho hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện quan trọng đặc biệt thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương ( trừ hoạt động quy định tại điểm d khoản 1 điều 22 Nghị định 114/2018/NĐ-CP) được thực hiện như thế nào?
Với mong muốn muốn được đồng hành và giải đáp mọi thắc mắc của Quý khách, Công ty Luật TNHH TLK chúng tôi sẽ tư vấn, hướng dẫn và cung cấp tất cả các dịch vụ liên quan tới việc cấp điều chỉnh giấy phép cho hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện quan trọng đặc biệt thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương ( trừ hoạt động quy định tại điểm d khoản 1 điều 22 Nghị định 114/2018/NĐ-CP) cho Quý khách qua bài viết dưới đây.
Ảnh 1. Cấp điều chỉnh giấy phép cho hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện quan trọng đặc biệt thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương (trừ hoạt động quy định tại điểm d khoản 1 điều 22 Nghị định 114/2018/NĐ-CP) _Hotline: 0972118764
I. QUY TRÌNH THỰC HIỆN CẤP ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP CHO HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ ĐẬP, HỒ CHỨA THỦY ĐIỆN QUAN TRỌNG ĐẶC BIỆT THUỘC THẨM QUYỀN CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG (TRỪ HOẠT ĐỘNG QUY ĐỊNH TẠI ĐIỂM D KHOẢN 1 ĐIỀU 22 NGHỊ ĐỊNH 114/2018/NĐ-CP)
1. Các bước thực hiện Cấp điều chỉnh giấy phép cho hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện quan trọng đặc biệt thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương (trừ hoạt động quy định tại điểm d khoản 1 điều 22 Nghị định 114/2018/NĐ-CP)
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh đến Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương;
Bước 2: Cục Kỹ thuật an toàn về Môi trường xem xét, kiểm tra, yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu có);
Bước 3: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ nhận kết quả từ cơ quan có thẩm quyền.
=> Xem thêm: Khai quyết toán thuế tài nguyên đối với cơ sở sản xuất thủy điện
2. Thành phần hồ sơ và quy trình giải quyết cấp điều chỉnh giấy phép cho hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện quan trọng đặc biệt thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương (trừ hoạt động quy định tại điểm d khoản 1 điều 22 Nghị định 114/2018/NĐ-CP)
A. Thành phần hồ sơ
1. Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép theo quy định pháp luật;
2. Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép được cấp;
3. Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi;
4. Bản vẽ thiết kế thi công bổ sung hoặc Dự án đầu tư bổ sung đối với trường hợp đề nghị Điều chỉnh nội dung giấy phép; báo cáo phân tích chất lượng nước;
5. Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện);
6. Bản sao có chứng thực Giấy tờ pháp lý cá nhân (Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, Hộ chiếu còn hiệu lực) của người thực hiện thủ tục;
7. Các giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
B. Cơ quan giải quyết
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương.
C. Cách thức thực hiện
- Nộp hồ sơ trực tiếp đến Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương; hoặc,
- Nộp hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính tới Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương.
D. Kết quả thực hiện
Giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện (thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương).
3. Nội dung của Đơn đề nghị điều chỉnh cấp giấy phép cho hoạt động bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện
Đơn đề nghị điều chỉnh cấp giấy phép cho hoạt động bảo vệ đập, hồ thủy điện bao gồm các nội dung sau đây:
1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị điều chỉnh sử dụng;
2. Địa chỉ;
3. Số điện thoại;
4. Tên hoạt động đề nghị điều chỉnh;
5. Vị trí của các hoạt động;
6. Nội dung;
7. Thời hạn đề nghị điều chỉnh.
=> Xem thêm: Thủ tục đề nghị khai thuế GTGT đối với cơ sở sản xuất thủy điện không thuộc EVN
Ảnh 2. Cấp điều chỉnh giấy phép cho hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện quan trọng đặc biệt thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương (trừ hoạt động quy định tại điểm d khoản 1 điều 22 Nghị định 114/2018/NĐ-CP) _Hotline: 0972118764
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG LIÊN QUAN TỚI CẤP ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP CHO HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ ĐẬP, HỒ CHỨA THỦY ĐIỆN QUAN TRỌNG ĐẶC BIỆT THUỘC THẨM QUYỀN CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG (TRỪ HOẠT ĐỘNG QUY ĐỊNH TẠI ĐIỂM D KHOẢN 1 ĐIỀU 22 NGHỊ ĐỊNH 114/2018/NĐ-CP)
1. Phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước là gì?
Theo Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định: Đập, hồ chứa thủy điện là đập, hồ chứa nước được xây dựng với mục đích chính là phát điện.
Đồng thời Nghị định 114/2018/NĐ-CP cũng quy định về phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước bao gồm công trình và vùng phụ cận.
Trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước, các hoạt động phải đảm bảo không gây cản trở cho việc vận hành và bảo đảm an toàn công trình; phải có đường quản lý, mặt bằng để bảo trì và xử lý khi công trình xảy ra sự cố.
Vùng phụ cận của hồ chứa nước bao gồm vùng phụ cận của đập và vùng phụ cận của lòng hồ chứa nước được quy định như sau:
- Vùng phụ cận của đập có phạm vi được tính từ chân đập trở ra. Đối với đập cấp đặc biệt tối thiểu là 300 m; đập cấp I tối thiểu là 200 m; đập cấp II tối thiểu là 100 m; đập cấp III tối thiểu là 50 m; đập cấp IV tối thiểu là 20 m;
- Vùng phụ cận của lòng hồ chứa nước có phạm vi được tính từ đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập trở xuống phía lòng hồ.
Ngoài ra, đập, hồ chứa nước khi điều chỉnh quy mô, mục đích sử dụng, phải điều chỉnh vùng phụ cận phù hợp với quy định; cơ quan phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình.
2. Các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước phải có giấy phép được quy định như thế nào?
Theo Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước, các hoạt động phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
(1) Xây dựng công trình mới;
(2) Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;
(3) Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất;
(4) Trồng cây lâu năm;
(5) Hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ;
(6) Hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ;
(7) Nuôi trồng thủy sản;
(8) Nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác;
(9) Xây dựng công trình ngầm.
3. Phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện?
Theo Nghị định 114/2018/NĐ-CP nội dung chính của phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước bao gồm:
(1) Đặc điểm địa hình, thông số thiết kế, sơ đồ mặt bằng bố trí công trình và chỉ giới cắm mốc phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước;
(2) Tình hình quản lý, khai thác và bảo vệ đập, hồ chứa nước;
(3) Chế độ báo cáo, kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất;
(4) Quy định việc giới hạn hoặc cấm các loại phương tiện giao thông có tải trọng lớn lưu thông trong phạm vi bảo vệ công trình; quy định về phòng cháy chữa cháy; bảo vệ an toàn nơi lưu trữ tài liệu, kho tàng cất giữ vật liệu nổ, chất dễ cháy, chất độc hại;
(5) Tổ chức lực lượng và phân công trách nhiệm bảo vệ đập, hồ chứa nước; trang thiết bị hỗ trợ công tác bảo vệ;
(6) Tổ chức kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện ra, vào công trình;
(7) Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm phạm, phá hoại công trình và vùng phụ cận của đập, hồ chứa nước;
(8) Bảo vệ, xử lý khi đập, hồ chứa nước xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố;
(9) Nguồn lực tổ chức thực hiện phương án;
(10) Trách nhiệm của chủ sở hữu, chủ quản lý, tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước, chính quyền các cấp và các cơ quan, đơn vị liên quan.
Ảnh 3. Cấp điều chỉnh giấy phép cho hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện quan trọng đặc biệt thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương (trừ hoạt động quy định tại điểm d khoản 1 điều 22 Nghị định 114/2018/NĐ-CP) _Hotline: 0972118764
III. BẠN NÊN LỰA CHỌN MỘT TỔ CHỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT?
Một tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý chất lượng và uy tín cần có một số tiêu chí như sau:
Thứ nhất: Phải là tổ chức pháp lý chính thống, có giấy phép hoạt động hợp pháp;
Thứ hai: Có Ban lãnh đạo phải là luật sư, giàu kinh nghiệm và có học vị cao thì càng tốt;
Thứ ba: Có đội ngũ luật sư, hệ thống nhân sự bài bản, chuyên nghiệp, được đào tạo kỹ lưỡng;
Thứ tư: Thân thiện, tận tâm và nỗ lực hết sức vì lợi ích của khách hàng. Coi sự hài lòng của khách hàng, chất lượng công việc là danh dự của chính mình;
Thứ năm: Quy trình cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, chu đáo, linh hoạt và logic để tối ưu hóa hiệu suất công việc, đồng thời tiết kiệm tối đa thời gian của khách hàng;
Thứ sáu: Giá dịch vụ hợp lý, cạnh tranh;
Thứ bảy: Dịch vụ phong phú cả về lĩnh vực cung cấp tới các gói dịch vụ trong cùng một lĩnh vực để khách hàng lựa chọn gói dịch vụ phù hợp, cũng như có thể hỗ trợ toàn diện cho khách hàng trong suốt quá trình hoạt động;
Thứ tám: Có năng lực Kết nối – Xúc tiến quan hệ thương mại cho khách hàng nếu khách hàng có nhu cầu,…
Việc tìm kiếm cho mình một tổ chức tư vấn pháp lý toàn diện, chuyên nghiệp và uy tín là điều mà bất cứ khách hàng nào cũng mong muốn. Bởi không ai muốn bị rủi ro thiệt hại cả về tài chính lẫn thời gian mà kết quả lại không đạt được như kỳ vọng. Tuy nhiên để tìm được tổ chức như vậy thì không phải là điều dễ dàng bởi số lượng đơn vị cấp dịch vụ tại thị trường Việt Nam hiện nay là rất nhiều với chất lượng khác nhau.
Một gợi ý cho bạn rằng, Công ty Luật TNHH TLK của chúng tôi tuy không dám nhận là công ty cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất thị trường nhưng Chúng tôi thỏa mãn tất cả các tiêu chí nêu trên và còn nhiều hơn thế, chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn tốt cho Quý vị.
IV. MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN TỚI CẤP ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP CHO HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ ĐẬP, HỒ CHỨA THỦY ĐIỆN QUAN TRỌNG ĐẶC BIỆT THUỘC THẨM QUYỀN CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG (TRỪ HOẠT ĐỘNG QUY ĐỊNH TẠI ĐIỂM D KHOẢN 1 ĐIỀU 22 NGHỊ ĐỊNH 114/2018/NĐ-CP)
Câu hỏi 1: Thời hạn cấp giấy phép điều chỉnh đối với hoạt động trồng cây lâu năm là bao lâu?
Trả lời:
Theo Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định: “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ Điều kiện thì cấp giấy phép gia hạn, Điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ Điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.”
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn cấp giấy phép điều chỉnh đối với hoạt động trồng cây lâu năm là trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Câu hỏi 2: Các nội dung quy định trong giấy phép được Điều chỉnh?
Trả lời:
Theo Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định: “Các nội dung quy định trong giấy phép được Điều chỉnh, gồm: Phạm vi hoạt động; Quy mô, công suất, thông số chủ yếu của các hoạt động đề nghị cấp phép;”
Như vậy, cần điều chỉnh các nội dung về: phạm vi hoạt động, quy mô, công suất và thông số chủ yếu của các hoạt động đề nghị cấp phép trong Giấy phép.
Câu 3: Căn cứ để cấp phép đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi?
Trả lời:
Theo Nghị định 67/2018/NĐ-CP thì việc cấp giấy phép đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải căn cứ vào :
(1) Nhiệm vụ công trình thủy lợi;
(2) Hồ sơ thiết kế và hiện trạng của công trình thủy lợi;
(3) Quy hoạch thủy lợi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch thủy lợi được duyệt thì căn cứ vào thiết kế của công trình thủy lợi và bảo đảm không ảnh hưởng đến an toàn và vận hành công trình thủy lợi.
=> Xem thêm: Khai quyết toán thuế tài nguyên đối với cơ sở sản xuất thủy điện
Trên đây là một số nội dung tổng hợp tư vấn mà Chúng tôi xin dành tới Quý Khách hàng. với tư cách là đơn vị cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn thấu hiểu và sẵn sàng đồng hành giải quyết những nhu cầu cũng như những khó khăn mà Quý Khách hàng đang gặp phải. Nếu còn vướng mắc hoặc cần tư vấn chuyên sâu hơn, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ tới số tổng đài: 0972118764 để được luật sư tư vấn trực tiếp (tư vấn hoàn toàn miễn phí).
Xin chân thành cảm ơn Quý vị!
Phòng Thủ tục Hành chính - Công ty Luật TNHH TLK
PHÍ DỊCH VỤ
Liên hệ TLK để biết thêm thông tin chi tiết.
THỜI GIAN THỰC HIỆN
15 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI
1. Hỗ trợ cho Quý Khách hàng trong việc kết nối – xúc tiến thương mại trong quá trình hoạt động.
2. Chiết khấu % phí dịch vụ khi Quý Khách hàng sử dụng dịch vụ lần thứ hai.
3. Chăm sóc tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật doanh nghiệp trong một năm (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).
4. Chăm sóc, tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật thuế - kế toán cho doanh nghiệp trong vòng một năm (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).
5. Cung cấp hệ thống quản trị nội bộ doanh nghiệp (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI MỚI NHẤT TẠI ĐÂY
Chúng tôi luôn sẵn sàng làm người bạn đồng hành, tận tâm và là điểm tựa pháp lý vững chắc cho Quý Khách hàng.
Kính chúc Quý Khách hàng sức khỏe cùng sự phát triển thịnh vượng!
Trong trường hợp có nhu cầu cần tư vấn, sử dụng dịch vụ Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
- ĐT: +(84) 243 2011 747 Hotline: +(84) 97 211 8764
- Email: info@tlklawfirm.vn Website: tlklawfirm.vn