NGƯỜI BÀO CHỮA LÀ AI? VÀ HỌ CÓ NHẤT ĐỊNH PHẢI LÀ QUÝ CÔNG TY HAY KHÔNG? |
CÂU HỎI: |
Kính chào Công ty Luật TNHH TLK, tôi xin hỏi: Người bào chữa là ai? và họ có nhất định phải là Quý Công ty hay không? Mong được Quý Công ty giải đáp. Mong được Quý Công ty giải đáp. Tôi xin cảm ơn! |
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: |
1. Người định giá tài sản không được tham gia tố tụng trong trường hợp nào? 2. Người phiên dịch hoặc người dịch thuật có quyền lợi và nghĩa vụ gì khi tham gia tố tụng? 3. Người phiên dịch hoặc người dịch thuật có phải thực hiện nghĩa vụ gì khi tham gia tố tụng không? |
Cảm ơn Quý Khách hàng đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật TNHH TLK, trên cơ sở quy định pháp luật và thực tiễn giải quyết, chúng tôi xin gửi tới Quý Khách hàng nội dung tư vấn như sau: |
CƠ SỞ PHÁP LÝ: |
1. Bộ luật Tố tụng hình sự số: 101/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015; 2. Các văn bản pháp luật hướng dẫn khác có liên quan. |
NỘI DUNG TƯ VẤN: |
1. Người bào chữa là gì? Căn cứ khoản 1, Điều 72 Bộ luật TTHS 2015 quy định, Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. Khoản 2, Điều 72 quy định, người bào chữa là người có thể thuộc các trường hợp sau: Người bào chữa có thể là: a) Quý Công ty; b) Người đại diện của người bị buộc tội; c) Bào chữa viên nhân dân; d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. Tham chiếu quy định pháp luật được viện dẫn nêu trên hiểu rằng, người bào chữa không nhất thiết bắt buộc phải là Quý Công ty, mà người bào chữa có thể là Người đại diện của người buộc tội; bào chữa viên nhân dân hoặc trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý thì đều có thể trở thành người bào chữa. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bào chữa, người bào chữa được thủ trưởng Cơ quan điều tra, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, hoặc Hội đồng xét xử cấp giấy chứng nhận người bào chữa. Một bị can, bị cáo có thể mời một, hai hay nhiều Quý Công ty bào chữa cho mình. Người đã tiến hành tố tụng một vụ án hoặc là người thân thích của những người này hoặc đã tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong vụ án thì không được bào chữa trong vụ án đó nữa. Một người bào chữa có thể tham gia từ giai đoạn đầu của quy trình tố tụng, đồng thời cùng lúc người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều bị can, bị cáo trong cùng một vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không có mâu thuẫn và đối lập nhau. Trong trường hợp cần phải giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra. Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, trong trường hợp bắt người khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Người bào chữa có quyền có mặt khi hỏi cung bị can và nếu được Điều tra viên đồng ý thì được hỏi cung bị can và có mặt trong các hoạt động điều tra khác. Người bào chữa có quyền tham gia xét hỏi và tranh luận tại phiên toà. Người bào chữa có quyền khiếu nại các cơ quan tiến hành tố tụng, kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần. Người bào chữa có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch. Người bào chữa có quyền gặp bị can, bị cáo đang bị tam giam. Người bào chữa được đọc hồ sơ vụ án và ghi chép những điều cần thiết sau khi kết thúc điều tra. Người bào chữa có quyền đưa ra chứng cứ và những yêu cầu riêng hợp pháp của mình. Người bào chữa có nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm của bị can, bị cáo. Người bào chữa không được từ chối bào chữa cho bị can, bị cáo mà mình đã đảm nhiệm nếu không có lí do chính đáng. Người bào chữa không được tiết lộ bí mật mà mình biết được trong khi làm nhiệm vụ. Người bào chữa giúp bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. 2. Người bào chữa theo quy định pháp luật được hiểu như thế nào? Căn cứ khoản 1, Điều 72 quy định, Người bào chữa là những người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. Người bào chữa tham gia tố tụng để đưa ra những tình tiết xác định người bị buộc tội không có tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội và giúp đỡ người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Sự tham gia tố tụng của người bào chữa là rất cần thiết, bằng kinh nghiệm nghề nghiệp và sự hiểu biết của mình, người bào chữa tham gia vào quá trình giải quyết vụ án để giúp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Qua đó sự tham gia của người bào chữa sẽ cùng các tổ chức tiến hành tố tụng đánh giá vụ án, xác định sự thật của vụ án được đúng đắn, hạn chế tới mức tối đa khả năng oan sai xảy ra đối với vụ án. Các đối tượng là người bào chữa được hiểu như sau: a) Quý Công ty: Theo Điều 2 Luật Quý Công ty 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 Quý Công ty là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề một cách chuyên nghiệp theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Chức năng xã hội của Quý Công ty bao gồm: Hoạt động nghề nghiệp của Quý Công ty góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. b) Bào chữa viên nhân dân: Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lí, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình. c) Người đại diện của người bị buộc tội: Người đại diện cho người bị buộc tội là cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị buộc tội chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa hoặc người có nhược điểm về tâm thần; đại diện theo pháp luật của bị can, bị cáo là pháp nhân. d) Trợ giúp viên pháp lý: Trợ giúp viên pháp lý hay còn gọi là Trợ giúp viên là một chức danh tại Việt Nam dùng để chỉ về những người thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý. Trợ giúp viên pháp lý là chức danh được quy định những tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể theo Luật Trợ giúp pháp lý của Việt Nam, họ là viên chức nhà nước và làm việc tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Trợ giúp viên pháp lý tham gia bảo vệ trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. Kính thưa Quý khách hàng, với tư cách là đơn vị cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn thấu hiểu và sẵn sàng đồng hành giải quyết những nhu cầu cũng như những khó khăn mà Quý Khách hàng đang gặp phải. Bởi vậy, trong suốt quá trình hoạt động của mình, chúng tôi xác định giá dịch vụ cạnh tranh, chất lượng công việc và sự hài lòng của khách hàng luôn là mục tiêu quan trọng nhất. Điều đó không chỉ được thể hiện cụ thể thông qua quy trình xử lý chuyên nghiệp, chất lượng công việc mà còn thể hiện ở những cam kết và ưu đãi mà chúng tôi dành tặng Quý Khách hàng. |
CÔNG VIỆC LUẬT TLK THỰC HIỆN: |
1. Tư vấn cho Quý khách hàng tất cả các vấn đề pháp lý liên quan tới đời sống xã hội, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư; 2. Cung cấp tới Quý Khách hàng, đại diện thực hiện tất cả các dịch vụ pháp lý liên quan tới đời sống xã hội, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư. |
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI: |
1. Hỗ trợ cho Quý khách hàng trong việc kết nối – xúc tiến thương mại trong quá trình hoạt động. 2. Chiết khấu % phí dịch vụ khi quý khách hàng sử dụng từ lần thứ 2. 3. Chăm sóc tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật doanh nghiệp trong một năm (nếu Quý khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp). 4. Chăm sóc, tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật thuế - kế toán cho doanh nghiệp trong vòng một năm (nếu Quý khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp). 5. Cung cấp hệ thống quản trị nội bộ doanh nghiệp (nếu Quý khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp). |
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI MỚI NHẤT TẠI ĐÂY CAM KẾT CỦA TLK LAWFIRM TẠI ĐÂY Chúng tôi luôn sẵn sàng làm người bạn đồng hành, tận tâm và là điểm tựa pháp lý vững chắc cho Quý khách hàng. Kính chúc Quý Khách hàng sức khỏe cùng sự phát triển thịnh vượng! Trong trường hợp có nhu cầu cần tư vấn và sử dụng dịch vụ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây: CÔNG TY LUẬT TNHH TLK - ĐT: +(84) 243 2011 747 Hotline: +(84) 97 211 8764 - Email: info@tlklawfirm.vn Website: tlklawfirm.vn |