QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU RIÊNG?
CÂU HỎI
Kính chào công ty Luật TNHH TLK, kính mong được Quý Công ty giải đáp vấn đề như sau: Tôi hiện tại là một viên chức bình thường chưa lập gia đình. Hiện nay mẹ tôi có lập di chúc để lại cho tôi một mảnh đất và một số tài sản khác, như vậy số tài sản này có phải là của riêng tôi hay không khi di chúc có hiệu lực? Và tôi có quyền gì đối với số tài sản này?
Mong được Quý Công ty giải đáp. Tôi xin cảm ơn!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
1. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là gì? Đặc điểm của những quyền này?
2. Quy định pháp luật về sở hữu toàn dân? (chưa có link)
3. Quy định pháp luật về hậu quả của giao dịch dân sự?
Cảm ơn Quý Khách hàng đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật TNHH TLK, trên cơ sở quy định pháp luật và thực tiễn giải quyết, chúng tôi xin gửi tới Quý Khách hàng nội dung tư vấn như sau:
CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Bộ luật Dân sự số: 91/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015;
2. Luật hôn nhân và gia đình số: 52/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 06 năm 2014;
3. Các văn bản pháp luật khác liên quan.
NỘI DUNG TƯ VẤN
Bộ luật Dân sự năm 2015 căn cứ vào góc độ chủ thể để phân thành các hình thức sở hữu bao gồm sở hữu riêng, sở hữu chung và sở hữu toàn dân. Tuy nhiên trên thực tế liệu mọi người có thực sự hiểu rõ về những quy định pháp vấn đề trên hay không đặc biệt là về vấn đề sở hữu riêng của chủ thể. Để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của chính chủ thể trong quan hệ dân sự, qua bài viết dưới đây Công ty Luật TNHH TLK sẽ cung cấp thông tin và làm rõ nội dung liên quan đến Quy định pháp luật về sở hữu riêng.
Ảnh 1. Quy định pháp luật về sở hữu riêng _ Hotline: 097 211 8764
I. VẤN ĐỀ PHÁP LÝ QUAN TRỌNG LIÊN QUAN TỚI QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU RIÊNG
1. Khái niệm sở hữu riêng
Sở hữu riêng là hình thức sở hữu của một chủ thể là cá nhân hoặc một pháp nhân đối với tài sản của mình. Với tư cách là một chủ sở hữu, cá nhân, pháp nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu riêng.
Quyền sở hữu riêng là tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ về chiếm hữu, sử dụng và định đoạt những tài sản thuộc quyền sở hữu của một cá nhân, một pháp nhân. Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ. Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân là bất khả xâm phạm, không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình.
2. Đặc điểm sở hữu riêng
2.1. Chủ thể của hình thức sở hữu riêng
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, chủ thể của sở hữu riêng là cá nhân hoặc pháp nhân
- Đối với cá nhân pháp luật không quy định điều kiện để có quyền sở hữu riêng, đồng nghĩa với việc cá nhân không biệt độ tuổi, có hay không có năng lực hành vi dân sự đều có quyền sở hữu riêng đối với tài sản của riêng mình. Tài sản đó có thể là do cá nhân tự làm ra, được tặng, hoặc được thừa kế,…
Tuy nhiên về quyền sử dụng, định đoạt tài sản của cá nhân thì phải tuân theo pháp luật quy định cụ thể đối với cá nhân chưa đủ 18 tuổi, cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, cá nhân có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi phải được thực hiện thông qua người giám hộ hoặc người đại diện.
- Đối với pháp nhân theo quy định của pháp luật thì cũng có quyền có tài sản thuộc sở hữu riêng.
Pháp nhân khi thành lập phải phù hợp các yêu cầu của luật và mỗi pháp nhân được xác định phạm vi năng lực chủ thể rõ ràng, theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, việc sở hữu tài sản của pháp nhân cũng như thực hiện các quyền năng thuộc quyền sở hữu của pháp nhân cũng phải phù hợp với năng lực pháp luật của pháp nhân đó.
2.2. Tài sản thuộc sở hữu riêng
Theo quy định của pháp luật tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng hay giá trị. Thông thường, những loại tài sản hợp pháp đó gồm có:
- Những thu nhập hợp pháp như
+ Khoản tiền hoặc hiện vật có được bằng công sức lao động hợp pháp
+ Các khoản tiền thù lao, tiền thưởng do có các công trình nghiên cứu khoa học, các sáng chế,...
+ Những thu nhập từ kinh tế gia đình, kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân... hoặc do được thừa kế, được tặng, cho...
Lưu ý: Những thu nhập hợp pháp của cá nhân, pháp nhân là những tài sản còn lại sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế cho Nhà nước.
+ Thu nhập hợp pháp còn là những khoản tiền trợ cấp, các khoản tiền bồi thường về sức khỏe, tài sản của công dân do người có hành vi gây thiệt hại đã bồi thường, những khoản lợi nhuận có được từ các giao dịch dân sự, hoa lợi và lợi tức...
- Của cải để dành là tiền hoặc hiện vật (vàng, bạc, kim khí quý, đá quý...) do thu nhập hợp pháp của cá nhân mà có nhưng chi tiêu sử dụng không hết.
- Nhà ở của cá nhân
- Tư liệu sinh hoạt là những tài sản phục vụ cho nhu cầu đi lại, giải trí, vui chơi, nghỉ ngơi... thoả mãn nhu cầu về mặt vật chất và tinh thần của cá nhân.
- Tư liệu sản xuất bao gồm vốn (tiền, vàng, đá quý...) và các tài sản khác như nhà kho, nhà xưởng, máy móc thiết bị... mà cá nhân, pháp nhân được quyền sử dụng và sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
3. Quy định pháp luật về sở hữu riêng
Sở hữu riêng là một chế định của quyền sở hữu nói chung, nó mang đầy đủ các đặc điểm của quyền sở hữu. Cá nhân, pháp nhân có tài sản thuộc sở hữu riêng phải đảm bảo các điều kiện do pháp luật quy định.
Căn cứ theo Bộ luật dân sự 2015 quy định về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng.
Nội dung quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân được thể hiện ở việc làm chủ, chi phối tài sản thông qua các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản.
Thứ nhất, quyền chiếm hữu là quyền mà cá nhân, pháp nhân được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình. Cá nhân, pháp nhân có thể tự mình thực hiện quyền chiếm hữu hoặc giao cho người khác thực hiện quyền chiếm hữu thông qua các hợp đồng giao dịch dân sự.
Thứ hai, quyền sử dụng là việc cá nhân, pháp nhân được quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử dụng được pháp luật trao cho các chủ thể nhằm tạo kiện để các chủ thể gia tăng sản xuất, kính thích kinh tế phát triển. Theo đó cá nhân, pháp nhân được tự do sử dụng tài sản của mình vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày.
Thứ ba, quyền định đoạt là quyền mà cá nhân, pháp nhân được phép chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản. Quyền định đoạt tài sản riêng của cá nhân, pháp nhân được pháp luật tôn trọng, bảo vệ. Cá nhân, pháp nhân có thể tự mình thực hiện quyền định đoạt hoặc chuyển giao quyền định đoạt cho chủ thể khác. Thông thường chuyển giao quyền định đoạt sẽ kèm theo việc chuyển giao quyền chiếm hữu và quyền sử dụng.
Lưu ý: Tuy nhiên cần lưu ý rằng việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Khi các cá nhân, pháp nhân thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt phải đảm bảo không gây thiệt hại, ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch trong mọi quan hệ dân sự. Vì pháp luật luôn bảo vệ quyền, lợi ích cho tất cả mọi chủ thể là như nhau, không chủ thể nào được ưu tiên hơn, nếu việc thực hiện quyền của chủ thể này mà gây thiệt hại cho chủ thể khác thì phải chịu trách nhiệm cho những thiệt hại gây ra.
4. Giới hạn quyền đối với sở hữu riêng
Theo quy định của pháp luật "Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác".
Về phạm vi quyền: Trên nguyên tắc chung được quy định Bộ luật dân sự năm 2015 "Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác." thì quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu riêng của cá nhân, pháp nhân được pháp luật bảo vệ nhưng không được gây thiệt hại và làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Lợi ích quốc gia, dân tộc: là lợi ích mà bao hàm trong đó tất cả những gì tạo thành điều kiện cần thiết cho sự trường tồn của cộng đồng với tư cách quốc gia - dân tộc có chủ quyền, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; đồng thời, thể hiện sự phát triển đi lên về mọi mặt của quốc gia dân tộc theo hướng làm cho đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng ngày càng phong phú, tốt đẹp hơn; cho sự nâng cao không ngừng sức mạnh tổng hợp, năng lực cạnh tranh quốc gia trên trường quốc tế, vị trí, vai trò, uy tín quốc tế của quốc gia, dân tộc.
Lợi ích công cộng: là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội. Để phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Ảnh 2. Quy định pháp luật về sở hữu riêng_ Hotline: 097 211 8764
II. BẠN NÊN LỰA CHỌN MỘT TỔ CHỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT?
Thứ nhất: Phải là tổ chức pháp lý chính thống, có giấy phép hoạt động hợp pháp;
Thứ hai: Có Ban lãnh đạo phải là luật sư, giàu kinh nghiệm và có học vị cao thì càng tốt;
Thứ ba: Có đội ngũ luật sư, hệ thống nhân sự bài bản, chuyên nghiệp, được đào tạo kỹ lưỡng;
Thứ tư: Thân thiện, tận tâm và nỗ lực hết sức vì lợi ích của khách hàng. Coi sự hài lòng của khách hàng, chất lượng công việc là danh dự của chính mình;
Thứ năm: Quy trình cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, chu đáo, linh hoạt và logic để tối ưu hóa hiệu suất công việc, đồng thời tiết kiệm tối đa thời gian của khách hàng;
Thứ sáu: Giá dịch vụ hợp lý, cạnh tranh;
Thứ bảy: Dịch vụ phong phú cả về lĩnh vực cung cấp tới các gói dịch vụ trong cùng một lĩnh vực để khách hàng lựa chọn gói dịch vụ phù hợp, cũng như có thể hỗ trợ toàn diện cho khách hàng trong suốt quá trình hoạt động;
Thứ tám: Có năng lực Kết nối – Xúc tiến quan hệ thương mại cho khách hàng nếu khách hàng có nhu cầu,...
Việc tìm kiếm cho mình một tổ chức tư vấn pháp lý toàn diện, chuyên nghiệp và uy tín là điều mà bất cứ khách hàng nào cũng mong muốn. Bởi không ai muốn bị rủi ro thiệt hại cả về tài chính lẫn thời gian mà kết quả lại không đạt được như kỳ vọng. Tuy nhiên để tìm được tổ chức như vậy thì không phải là điều dễ dàng bởi số lượng đơn vị cấp dịch vụ tại thị trường Việt Nam hiện nay là rất nhiều với chất lượng khác nhau.
Một gợi ý cho bạn rằng, Công ty Luật TNHH TLK của chúng tôi tuy không dám nhận là công ty cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất thị trường nhưng Chúng tôi thỏa mãn tất cả các tiêu chí nêu trên và còn nhiều hơn thế, chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn tốt cho Quý vị.
III. MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU RIÊNG
Câu hỏi 1: Một tổ chức không có tư cách pháp nhân thì được xác lập quyền sở hữu riêng hay không?
Trả lời:
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì tiếp cận dưới góc độ chủ thể của hình thức sở hữu nên sở hữu riêng được quy định thành sở hữu của một cá nhân hoặc sở hữu của một pháp nhân.
Như vậy thì nếu một tổ chức không có tư cách pháp nhân sở hữu tài sản thì không thể là hình thức sở hữu của riêng tổ chức đó.
Bên cạnh đó theo quy định của pháp luật, một tổ chức chỉ được coi là pháp nhân nếu đáp ứng điều kiện sau:
- Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định pháp luật;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Có thể xem việc sở hữu của các tổ chức không có tư cách pháp nhân là sở hữu chung của các thành viên tổ chức như sở hữu của hộ gia đình, tổ hợp tác...
Câu hỏi 2: Tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng thì người đó có toàn quyền định đoạt không phụ thuộc ý chí của bên còn lại?
Trả lời:
Theo pháp luật quy định về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng thì vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
Tuy nhiên trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.
Do đó, không thể khẳng định nói tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng thì người đó có toàn quyền định đoạt không phụ thuộc ý chí của bên còn lại.
Ảnh 3. Quy định pháp luật về sở hữu riêng_ Hotline: 097 211 8764
Trên đây là một số nội dung tổng hợp tư vấn mà Chúng tôi xin dành tới Quý Khách hàng. với tư cách là đơn vị cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn thấu hiểu và sẵn sàng đồng hành giải quyết những nhu cầu cũng như những khó khăn mà Quý Khách hàng đang gặp phải. Nếu còn vướng mắc hoặc cần tư vấn chuyên sâu hơn, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ tới số Hotline: 097 211 8764 được luật sư tư vấn trực tiếp (tư vấn hoàn toàn miễn phí).
Xin chân thành cảm ơn Quý vị!
Phòng Tố tụng – Công ty Luật TNHH TLK
CÔNG VIỆC LUẬT TLK THỰC HIỆN
1. Tư vấn cho Quý khách hàng tất cả các vấn đề pháp lý liên quan tới đời sống xã hội, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư.
2. Cung cấp tới Quý Khách hàng, đại diện thực hiện tất cả các dịch vụ pháp lý liên quan tới đời sống xã hội, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư.
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI
1. Hỗ trợ cho Quý Khách hàng trong việc kết nối – xúc tiến thương mại trong quá trình hoạt động.
2. Chiết khấu % phí dịch vụ khi Quý Khách hàng sử dụng dịch vụ lần thứ hai.
3. Chăm sóc tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật doanh nghiệp trong một năm (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).
4. Chăm sóc, tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật thuế - kế toán cho doanh nghiệp trong vòng một năm (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).
5. Cung cấp hệ thống quản trị nội bộ doanh nghiệp (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI MỚI NHẤT TẠI ĐÂY
Chúng tôi luôn sẵn sàng làm người bạn đồng hành, tận tâm và là điểm tựa pháp lý vững chắc cho Quý Khách hàng.
Kính chúc Quý Khách hàng sức khỏe cùng sự phát triển thịnh vượng!
Trong trường hợp có nhu cầu cần tư vấn, sử dụng dịch vụ Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
- ĐT: 0243 2011 747 Hotline: 097 211 8764
- Email: info@tlklawfirm.vn Website: tlklawfirm.vn