SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
Tel: 0243 2011 747 Hotline: 097 211 8764

Công ty Luật TNHH TLK là một trong những hãng luật uy tín tại Việt Nam, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc đề nghị phê chuẩn/thay đổi sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp một cách nhanh gọn - hiệu quả - tận tâm trên nền tảng của một biểu phí cạnh tranh.

THỦ TỤC PHÊ CHUẨN/THAY ĐỔI SẢN PHẨM BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP 

CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Luật Kinh doanh bảo hiểm số: 08 /2022/QH15 được Quốc hội thông qua ngày 16 tháng 6 ;

2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số: 61/2010/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2010;

3. Nghị định số: 58/2018/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 18 tháng 4 năm 2018 quy định chi tiết về Bảo hiểm nông nghiệp;

3. Quyết định số: 13/2022/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 09 tháng 5 năm 2022 quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp;

4. Các văn bản pháp luật khác hướng dẫn có liên quan.     

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC

Bạn đang muốn được phê chuẩn/thay đổi sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp có đúng không? Bạn đang cảm thấy có rất nhiều vướng mắc liên quan tới việc phê chuẩn/thay đổi sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp từ quy trình thực hiện đề nghị phê chuẩn/thay đổi đến các nghĩa sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận phê chuẩn/thay đổi sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp? Và Quý Khách hàng đang rất cần một tổ chức pháp lý uy tín và chuyên nghiệp để tư vấn?

Nếu đúng như vậy thì bạn tìm tới Công ty Luật TNHH TLK là rất chính xác, bởi chúng tôi sẽ tư vấn, hướng dẫn và cung cấp tất cả các dịch vụ liên quan tới thủ tục đề nghị phê chuẩn/thay đổi sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp cho bạn qua bài viết dưới đây.

thu-tuc-phe-chuan-thay-doi-san-pham-bao-hiem-nong-nghiep

Ảnh 1. Thủ tục phê chuẩn/thay đổi sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp_Hotline: 0972118764

I. QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÊ CHUẨN/THAY ĐỔI SẢN PHẨM BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP

1. Các bước thực hiện thủ tục phê chuẩn/thay đổi sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp

Bước 1: Lựa chọn sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp đề nghị/thay đổi; thông tin, tài liệu về sản phẩm, chuẩn bị đầy đủ, hợp lệ hồ sơ đề nghị phê chuẩn/thay đổi, đảm bảo quy tắc, điều khoản phù hợp quy định của pháp luật;

Bước 2: Xây dựng hồ sơ và tiến hành nộp hồ sơ;

Bước 3: Tiếp nhận kết quả;

Lưu ý: Đối với trường hợp bị từ chối chấp thuận Bộ Tài chính sẽ có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

=> Xem thêm: Phê duyệt đối tượng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp

2. Thành phần hồ sơ và quy trình giải quyết thủ tục đề nghị phê chuẩn/thay đổi sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp

A. Thành phần hồ sơ

Hồ sơ đề nghị phê chuẩn thay đổi sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp, bao gồm một số loại giấy tờ sau:

1. Đơn đề nghị phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp;

2. Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm của sản phẩm dự kiến triển khai;

3. Công thức, phương pháp và giải trình cơ sở kỹ thuật dùng để tính phí, dự phòng nghiệp vụ của sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai có xác nhận của chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán về việc phí bảo hiểm được xây dựng dựa trên số liệu thống kê, bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và tương ứng với điều kiện và trách nhiệm bảo hiểm;

4. Mẫu giấy yêu cầu bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm, tài liệu giới thiệu sản phẩm, tài liệu minh hoạ bán hàng và các mẫu giấy tờ khác mà bên mua bảo hiểm phải kê khai và ký khi mua bảo hiểm;

5. Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện);

6. Bản sao có chứng thực Giấy tờ pháp lý cá nhân (Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, Hộ chiếu còn hiệu lực) của người thực hiện thủ tục;

7. Các giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).

B. Cơ quan giải quyết

Bộ Tài chính.

C. Cách thức thực hiện

- Nộp hồ sơ trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công Bộ Tài chính; hoặc,

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Tài chính;

- Nộp hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Tài chính.

D. Kết quả thực hiện

Sau khi hồ sơ đề nghị phê chuẩn/thay đổi sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp được chấp thuận, Quý Khách hàng sẽ được Bộ Tài chính cấp cho Văn bản chấp thuận phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp.

Tổng kết : Như vậy, ta nhận thấy, theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo hiểm nông nghiệp, việc phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp được quy định rất cụ thể tại Nghị định 58/2018/NĐ-CP. Việc quy định như vậy giúp các doanh nghiệp bảo hiểm dễ dàng hơn trong việc thực hiện quyền lợi của mình cũng như đảm bảo quá trình phê chuẩn được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và đúng quy định của pháp luật.

=> Xem thêm: Chấm dứt việc hưởng hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp và hoàn phí bảo hiểm nông nghiệp.

thu-tuc-phe-chuan-thay-doi-san-pham-bao-hiem-nong-nghiep

Ảnh 2. Thủ tục phê chuẩn/thay đổi sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp_Hotline: 0972118764

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG LIÊN QUAN TỚI BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP VÀ VIỆC THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ PHÊ CHUẨN/THAY ĐỔI SẢN PHẨM BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP

1. Thế nào là Bảo hiểm nông nghiệp?

Bảo hiểm nông nghiệp chắc hẳn là loại bảo hiểm không hề xa lạ với tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất nông nghiệp. Để cụ thể, chi tiết hơn về loại bảo hiểm này tại Nghị định 58/2018/NĐ-CP quy định cụ thể như sau: “ Bảo hiểm nông nghiệp là loại hình bảo hiểm cho đối tượng sản xuất trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, theo đó bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”.

2. Các loại bảo hiểm nông nghiệp

Hiện nay pháp luật quy định có 07 loại bảo hiểm nông nghiệp:

- Bảo hiểm đối với rủi ro định danh;

- Bảo hiểm mọi rủi ro;

- Bảo hiểm đối với tổn thất về thu nhập;

- Bảo hiểm theo chỉ số năng suất;

- Bảo hiểm theo chỉ số thời tiết;

- Bảo hiểm theo chỉ số viễn thám;

- Các loại hình bảo hiểm nông nghiệp khác theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp, không phụ thuộc vào tổn thất thực tế của đối tượng bảo hiểm.

3. Nguyên tắc thực hiện bảo hiểm nông nghiệp

Cũng giống như một số loại bảo hiểm khác, bảo hiểm nông nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện thoả thuận, không giới hạn tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm và phạm vi địa bàn.

4. Chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp

Việt Nam là một đất nước nông nghiệp. Do vậy để thúc đẩy tổ chức, cá nhân tích cực tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp Nhà nước đã đề ra chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp. Cụ thể về đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp được quy định tại Nghị định 58/2018/NĐ-CPQuyết định số: 13/2022/QĐ-TTg bảo gồm:

- Cây trồng: Lúa, cao su, hồ tiêu, điều, cà phê;

- Vật nuôi: Trâu, bò, lợn;

- Nuôi trồng thuỷ sản: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra.

Chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp được thực hiện phù hợp với khả năng cân đối ngân sách trong từng thời kỳ, thông qua việc hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp cho một số tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp, đối tượng bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm và trong phạm vi địa bàn nhất định nhằm thực hiện chính sách an sinh xã hội và thực hiện các chương trình, mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp của Chính phủ.

=> Xem thêm: Phê chuẩn chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm

5. Nội dung hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp

Cũng giống như những loại hợp đồng bảo hiểm khác, hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp bao gồm các nội dung quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm. Ngoài ra tại Nghị định 58/2018/NĐ-CP quy định: “ Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận cụ thể và ghi rõ tại hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp các nội dung sau:

- Tên, địa chỉ liên hệ của cá nhân và đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp;

- Cách thức xác định số tiền bảo hiểm;

- Các trường hợp áp dụng mức miễn thường, giảm trừ số tiền bồi thường (Nếu có);

- Công tác giám định tổn thất; cơ quan, tổ chức giám định tổn thất; chi phí giám định tổn thất;

- Xác định sự kiện bảo hiểm, căn cứ bồi thường; các trường hợp bồi thường căn cứ vào công bố hoặc xác nhận thiên tai, dịch bệnh của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; các trường hợp bảo hiểm theo chỉ số, thỏa thuận cụ thể về các chỉ số có liên quan trực tiếp đến tổn thất của đối tượng bảo hiểm, cơ quan, tổ chức xác định mức độ chênh lệch chỉ số thực tế so với chỉ số được bảo hiểm; cách thức xác định số tiền bồi thường;

- Hình thức bồi thường; hồ sơ bồi thường (trong đó thỏa thuận cụ thể các tài liệu bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm); thời hạn bồi thường;

- Trách nhiệm của các bên trong công tác kiểm soát rủi ro, đề phòng, hạn chế tổn thất và phòng, chống gian lận bảo hiểm theo quy định tại Nghị định này;

- Trách nhiệm của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm trong việc thực hiện đầy đủ quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp (nếu có).

Lưu ý: Hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp phải được lập thành văn bản.

=> Xem thêm: Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm

thu-tuc-phe-chuan-thay-doi-san-pham-bao-hiem-nong-nghiep

Ảnh 3. Thủ tục phê chuẩn/thay đổi sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp_Hotline: 0972118764

III. BẠN NÊN LỰA CHỌN MỘT TỔ CHỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT? 

Một tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý chất lượng và uy tín cần có một số tiêu chí như sau:

Thứ nhất: Phải là tổ chức pháp lý chính thống, có giấy phép hoạt động hợp pháp;

Thứ hai: Có Ban lãnh đạo phải là luật sư, giàu kinh nghiệm và có học vị cao thì càng tốt;

Thứ ba: Có đội ngũ luật sư, hệ thống nhân sự bài bản, chuyên nghiệp, được đào tạo kỹ lưỡng;

Thứ tư: Thân thiện, tận tâm và nỗ lực hết sức vì lợi ích của khách hàng. Coi sự hài lòng của khách hàng, chất lượng công việc là danh dự của chính mình;

Thứ năm: Quy trình cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, chu đáo, linh hoạt và logic để tối ưu hóa hiệu suất công việc, đồng thời tiết kiệm tối đa thời gian của khách hàng;

Thứ sáu: Giá dịch vụ hợp lý, cạnh tranh;

Thứ bảy: Dịch vụ phong phú cả về lĩnh vực cung cấp tới các gói dịch vụ trong cùng một lĩnh vực để khách hàng lựa chọn gói dịch vụ phù hợp, cũng như có thể hỗ trợ toàn diện cho khách hàng trong suốt quá trình hoạt động;

Thứ tám: Có năng lực Kết nối – Xúc tiến quan hệ thương mại cho khách hàng nếu khách hàng có nhu cầu,…

Việc tìm kiếm cho mình một tổ chức tư vấn pháp lý toàn diện, chuyên nghiệp và uy tín là điều mà bất cứ khách hàng nào cũng mong muốn. Bởi không ai muốn bị rủi ro thiệt hại cả về tài chính lẫn thời gian mà kết quả lại không đạt được như kỳ vọng. Tuy nhiên để tìm được tổ chức như vậy thì không phải là điều dễ dàng bởi số lượng đơn vị cấp dịch vụ tại thị trường Việt Nam hiện nay là rất nhiều với chất lượng khác nhau. 

Một gợi ý cho bạn rằng, Công ty Luật TNHH TLK của chúng tôi tuy không dám nhận là công ty cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất thị trường nhưng Chúng tôi thỏa mãn tất cả các tiêu chí nêu trên và còn nhiều hơn thế, chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn tốt cho Quý vị.

=> Xem thêm: Thủ tục chuyển tỉnh khi đóng BHXH, BHYT, BHTN

IV. MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN TỚI THỦ TỤC PHÊ CHUẨN/THAY ĐỔI SẢN PHẨM BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP

Câu hỏi 1: Những rủi ro nào xảy ra được bảo hiểm hỗ trợ?

Trả lời:

Những rủi ro xảy ra được bảo hiểm hỗ trợ bảo gồm:

- Rủi ro thiên tai: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần;

- Rủi ro dịch bệnh: 

+ Dịch bệnh động vật: 

Dịch bệnh động vật trên cạn: Các bệnh truyền nhiễm của động vật trên cạn theo danh mục bệnh động vật phải công bố dịch (bao gồm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm giữa người và động vật) do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật thú y;

Dịch bệnh động vật thủy sản: Các bệnh của động vật thủy sản theo danh mục bệnh phải công bố dịch do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật thú y;

+ Dịch hại thực vật: Sinh vật gây hại thực vật có nguy cơ lan nhanh diện rộng, gây hại nghiêm trọng đối với thực vật theo quy định của pháp luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Lưu ý: Dịch bệnh, thiên tai phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Câu hỏi 2: Quy định của pháp luật về mức hỗ trợ đối với cá nhân, tổ chức tham gia bảo hiểm nông nghiệp?

Trả lời:

Pháp luật quy định cụ thể mức hỗ trợ đối với cá nhân, tổ chức tham gia bảo hiểm nông nghiệp tại Nghị định 58/2018 như sau:

- Cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo: Hỗ trợ tối đa 90% phí bảo hiểm nông nghiệp;

- Cá nhân sản xuất nông nghiệp không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo: Hỗ trợ tối đa 20% phí bảo hiểm nông nghiệp;

- Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo mô hình sản xuất hợp tác, liên kết, tập trung, quy mô lớn có ứng dụng khoa học công nghệ và các quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường: Hỗ trợ tối đa 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.

Câu hỏi 3: Quy định về hồ sơ chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước?

Trả lời:

Hồ sơ đề nghị chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước do doanh nghiệp lập và bao gồm các tài liệu sau:

- Đơn đề nghị chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;

- Bảng kê (kèm theo bản sao) hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp mà doanh nghiệp bảo hiểm đã ký kết với tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp.

=> Xem thêm: Thủ tục xin tạm dừng đóng BHXH do dịch Covid-19

Trên đây là một số nội dung tổng hợp tư vấn mà Chúng tôi xin dành tới Quý Khách hàng. với tư cách là đơn vị cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn thấu hiểu và sẵn sàng đồng hành giải quyết những nhu cầu cũng như những khó khăn mà Quý Khách hàng đang gặp phải. Nếu còn vướng mắc hoặc cần tư vấn chuyên sâu hơn, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ tới Hotline: 0972118764 để được luật sư tư vấn trực tiếp (tư vấn hoàn toàn miễn phí).

Xin chân thành cảm ơn Quý vị!

Phòng Thủ tục – Hành chính – Công ty Luật TNHH TLK

PHÍ DỊCH VỤ

Liên hệ TLK để biết thêm thông tin chi tiết.

THỜI GIAN THỰC HIỆN

30 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI

1. Hỗ trợ cho Quý Khách hàng trong việc kết nối – xúc tiến thương mại trong quá trình hoạt động.

2. Chiết khấu % phí dịch vụ khi Quý Khách hàng sử dụng dịch vụ lần thứ hai.

3. Chăm sóc tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật doanh nghiệp trong một năm (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).

4. Chăm sóc, tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật thuế - kế toán cho doanh nghiệp trong vòng một năm (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).

5. Cung cấp hệ thống quản trị nội bộ doanh nghiệp (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).

CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI MỚI NHẤT TẠI ĐÂY

Chúng tôi luôn sẵn sàng làm người bạn đồng hành, tận tâm và là điểm tựa pháp lý vững chắc cho Quý Khách hàng.

Kính chúc Quý Khách hàng sức khỏe cùng sự phát triển thịnh vượng!

Trong trường hợp có nhu cầu cần tư vấn, sử dụng dịch vụ Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây: 

CÔNG TY LUẬT TNHH TLK

- ĐT: +(84) 243 2011 747                      Hotline: +(84) 97 211 8764

- Email: info@tlklawfirm.vn                 Website: tlklawfirm.vn

 

 

 

 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

LIÊN HỆ CUNG CẤP DỊCH VỤ (Vui lòng click vào nút dưới đây để chọn gói dịch vụ)

×

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
Giấy phép hoạt động số: 01021852/TP/ĐKHĐ cấp bởi Sở Tư pháp TP. Hà Nội
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7
GỌI NGAY: 097 211 8764
Vì trách nhiệm cộng đồng - Tư vấn hoàn toàn miễn phí
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
Tổng lượt truy cập: 9.605.425
Xem trong ngày: 3.452
Đang xem: 60
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo