Công ty Luật TNHH TLK là một trong những hãng luật uy tín tại Việt Nam, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện Thủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô một cách nhanh gọn - hiệu quả - tận tâm trên nền tảng của một biểu phí cạnh tranh nhất.
THỦ TỤC XIN CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, LẮP RÁP Ô TÔ
CĂN CỨ PHÁP LÝ
1. Nghị định số: 116/2017/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 17 tháng 10 năm 2017 quy định về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô;
2. Các văn bản pháp luật hướng dẫn khác có liên quan.
HƯỚNG DẪN THỦ TỤC
Ô tô thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, có yêu cầu rất cao về chất lượng, an toàn cho người sử dụng cũng như cộng đồng khi tham gia lưu thông trên đường. Do đó, doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô cần phải đáp ứng điều kiện chặt chẽ và yêu cầu phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô do Bộ Công thương cấp.
Vậy, việc xin cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô được tiến hành như thế nào, trình tự thực hiện thủ tục ra sao? Quý Khách hàng còn nhiều vướng mắc về vấn đề này? Vậy, Quý Khách tìm tới Công ty Luật TNHH TLK là rất chính xác, bởi chúng tôi sẽ tư vấn, hướng dẫn và cung cấp tất cả các dịch vụ liên quan tới việc thực hiện Thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô qua bài viết dưới đây:
Ảnh 1. Thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô_Hotline: (+84) 97 211 8764
I. QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC XIN CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, LẮP RÁP Ô TÔ
1. Các bước thực hiện thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô
Bước 1: Quý khách hàng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật hiện hành;
Bước 2: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
Bước 3: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ;
Bước 4: Chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu cần);
Bước 5: Nhận kết quả từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
=> Xem thêm: Điều kiện xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế đối với doanh nghiệp trong nước
2. Thành phần hồ sơ và trình tự giải quyết thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô
A. Thành phần hồ sơ:
Hồ xin cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô bị mất hoặc bị hỏng;
2. Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện);
3. Giấy tờ pháp lý cá nhân của người thực hiện thủ tục (bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, Hộ chiếu còn hiệu lực);
4. Các giấy tờ khác có liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
Lưu ý: Tại đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô, doanh nghiệp phải nêu rõ lý do đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận (mất, thất lạc, hư hỏng).
Số lượng: 01 bộ hồ sơ.
C. Cách thức thực hiện:
Thương nhân có thể:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương; hoặc,
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện; hoặc,
- Nộp hồ sơ trên Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
B. Cơ quan giải quyết:
Bộ Công thương.
D. Kết quả thực hiện:
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định;
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương xem xét cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô cho doanh nghiệp;
- Trường hợp không cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô cho doanh nghiệp, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Ảnh 2. Thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô_Hotline: (+84) 97 211 8764
II. MỘT SỐ NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN THỦ TỤC XIN CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, LẮP RÁP Ô TÔ
1. Một số khái niệm liên quan đến Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô
Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định như sau:
1.1. Ô tô là gì?
“Ô tô là loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm các chủng loại ô tô con, ô tô khách, ô tô tải và ô tô chuyên dùng được định nghĩa tại TCVN 6211: Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa; TCVN 7271: Phương tiện giao thông đường bộ - Ô tô - Phân loại theo mục đích sử dụng và ô tô sát xi.”
1.2. Sản xuất, lắp ráp ô tô là gì?
“Sản xuất, lắp ráp ô tô là:
+ Quá trình tạo ra sản phẩm ô tô hoàn chỉnh, ô tô sát xi có buồng lái, ô tô sát xi không có buồng lái (khung gầm có gắn động cơ) từ các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận, tổng thành, hệ thống;
+ Quá trình tạo ra ô tô hoàn chỉnh, ô tô sát xi có buồng lái từ ô tô sát xi không có buồng lái.”
1.3. Phân biệt cấp mới, cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô
Thứ nhất, điểm chung giữa cấp mới, cấp lại và cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô bao gồm:
- Thẩm quyền giải quyết của các thủ tục này đều là Bộ Công Thương;
- Doanh nghiệp nộp hồ sơ của các thủ tục này tới Bộ Công Thương theo những cách thức giống nhau (nộp trực tiếp, nộp thông qua hệ thống bưu chính, nộp theo cách thức khác trong trường hợp đủ điều kiện);
- Kết quả của thủ tục là được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô.
Thứ hai, sự khác biệt giữa cấp mới, cấp lại và cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất bao gồm:
TIÊU CHÍ |
CẤP MỚI |
CẤP ĐỔI |
CẤP LẠI |
Lý do đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô |
Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô theo quy định pháp luật |
Doanh nghiệp đã có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô theo quy định pháp luật, nhưng trong quá trình hoạt động bị mất, hư hỏng hoặc thất lạc. |
Doanh nghiệp đã có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô theo quy định pháp luật, nhưng có sự thay đổi về nội dung thông tin ghi trên Giấy chứng nhận. Ví dụ, có sự bổ sung hoặc xoá bỏ một trong số các chủng loại ô tô mà doanh nghiệp được cấp phép sản xuất, lắp ráp; thay đổi địa điểm dự án sản xuất, lắp ráp ô tô; thay đổi địa chỉ cơ sở bảo hành, bảo dưỡng; thay đổi số điện thoại;... |
Cơ quan nhà nước kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp khi cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô |
Cơ quan nhà nước có tiến hành kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp khi cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô. |
Cơ quan nhà nước không tiến hành kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp khi cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô trong trường hợp cần thiết. |
Cơ quan nhà nước có tiến hành kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp khi cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô. |
2. Điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô
Theo quy định tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP, doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Doanh nghiệp phải có quyền sử dụng hợp pháp và bắt buộc đáp ứng các yêu cầu tối thiểu theo quy định của pháp luật đối với:
- Nhà xưởng;
- Dây chuyền công nghệ lắp ráp;
- Dây chuyền hàn;
- Dây chuyền sơn;
- Dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm;
- Đường thử ô tô;
2. Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện theo quy định.
3. Kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô
3.1. Thẩm quyền kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập Đoàn kiểm tra doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô tiến hành kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô.
3.2. Các trường hợp kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô
1. Kiểm tra, giám sát định kỳ trên phạm vi toàn quốc theo định kỳ 24 tháng.
2. Kiểm tra đột xuất trong các trường hợp sau:
- Nhận được thông tin phản ánh có căn cứ về việc doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô vi phạm các quy định về điều kiện kinh doanh;
- Có văn bản yêu cầu của cơ quan chức năng.
3.3. Nội dung kiểm tra đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô
Đánh giá việc duy trì hoạt động và các điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô theo các nội dung đăng ký và đã được chứng nhận, gồm:
- Kiểm tra hồ sơ pháp lý;
- Kiểm tra cơ sở vật chất;
- Kiểm tra các dây chuyền công nghệ;
- Kiểm tra việc tuân thủ các quy định tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP.
Lưu ý: Các nội dung kiểm tra phải được lập thành Biên bản. Trong trường hợp phát hiện sai phạm, Đoàn kiểm tra có trách nhiệm kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền liên quan xử lý theo quy định.
III. BẠN NÊN LỰA CHỌN MỘT TỔ CHỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT?
Một tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý chất lượng và uy tín cần có một số tiêu chí như sau:
Thứ nhất: Phải là tổ chức pháp lý chính thống, có giấy phép hoạt động hợp pháp;
Thứ hai: Có Ban lãnh đạo phải là luật sư, giàu kinh nghiệm và có học vị cao thì càng tốt;
Thứ ba: Có đội ngũ luật sư, hệ thống nhân sự bài bản, chuyên nghiệp, được đào tạo kỹ lưỡng;
Thứ tư: Thân thiện, tận tâm và nỗ lực hết sức vì lợi ích của khách hàng. Coi sự hài lòng của khách hàng, chất lượng công việc là danh dự của chính mình;
Thứ năm: Quy trình cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, chu đáo, linh hoạt và logic để tối ưu hóa hiệu suất công việc, đồng thời tiết kiệm tối đa thời gian của khách hàng;
Thứ sáu: Giá dịch vụ hợp lý, cạnh tranh;
Thứ bảy: Dịch vụ phong phú cả về lĩnh vực cung cấp tới các gói dịch vụ trong cùng một lĩnh vực để khách hàng lựa chọn gói dịch vụ phù hợp, cũng như có thể hỗ trợ toàn diện cho khách hàng trong suốt quá trình hoạt động;
Thứ tám: Có năng lực Kết nối – Xúc tiến quan hệ thương mại cho khách hàng nếu khách hàng có nhu cầu,…
Việc tìm kiếm cho mình một tổ chức tư vấn pháp lý toàn diện, chuyên nghiệp và uy tín là điều mà bất cứ khách hàng nào cũng mong muốn. Bởi không ai muốn bị rủi ro thiệt hại cả về tài chính lẫn thời gian mà kết quả lại không đạt được như kỳ vọng. Tuy nhiên để tìm được tổ chức như vậy thì không phải là điều dễ dàng bởi số lượng đơn vị cấp dịch vụ tại thị trường Việt Nam hiện nay là rất nhiều với chất lượng khác nhau.
Một gợi ý cho bạn rằng, Công ty Luật TNHH TLK của chúng tôi tuy không dám nhận là công ty cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất thị trường nhưng Chúng tôi thỏa mãn tất cả các tiêu chí nêu trên và còn nhiều hơn thế và chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn tốt cho Quý vị.
IV. MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP LIÊN QUAN ĐẾN THỦ TỤC XIN CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, LẮP RÁP Ô TÔ
Câu hỏi 1: Trong những trường hợp nào doanh nghiệp sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô đã cấp?
Trả lời:
Trường hợp 1: Giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;
Trường hợp 2: Cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;
Trường hợp 3: Cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô;
Trường hợp 4: Cho thuê, mượn, tự ý sửa đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô;
Trường hợp 5: Không triển khai hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô trong thời gian 12 tháng liên tục kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô;
Trường hợp 6: Không thực hiện các quy định của pháp luật về triệu hồi ô tô, thu hồi ô tô thải bỏ và bảo hành sản phẩm;
Trường hợp 7: Không khắc phục hoàn toàn vi phạm trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị tạm dừng hiệu lực Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô.
Câu hỏi 2: Trong hoạt động sản xuất và lắp ráp ô tô, Bộ Công thương có trách nhiệm như thế nào đối với hoạt động nêu trên?
Trả lời:
Đối với hoạt động sản xuất và lắp ráp ô tô, Bộ Công thương có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và cơ quan có thẩm quyền kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tuân thủ các điều kiện sản xuất như đã nêu;
- Tạm dừng hiệu lực, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô; Thông báo cho các cơ quan liên quan về việc tạm dừng hiệu lực, thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy phép;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình các cấp có thẩm quyền bổ sung các giải pháp kỹ thuật để giảm lượng khí phát thải của các phương tiện ô tô tham gia lưu thông;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và cơ quan liên quan trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định về xử phạt đối với các hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành phương pháp xác định tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước đối với ô tô.
Câu hỏi 3: Trong những trường hợp nào doanh nghiệp sẽ bị tạm dừng hiệu lực Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô đã cấp?
Trả lời:
Trường hợp 1: Không duy trì các điều kiện kinh doanh quy định tại Nghị định này trong quá trình hoạt động;
Trường hợp 2: Thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật về triệu hồi, bảo hành ô tô và thu hồi ô tô thải bỏ;
Trường hợp 3: Không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
Lưu ý: Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị tạm dừng hiệu lực Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô, nếu doanh nghiệp khắc phục hoàn toàn vi phạm sẽ được xem xét hủy bỏ việc tạm dừng hiệu lực Giấy chứng nhận.
Câu hỏi 4: Doanh nghiệp tôi xin cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô thì cơ quan nhà nước có kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp tôi hay không?
Trả lời:
Câu trả lời là không. Bởi vì:
- Khi xin cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô, thì nội dung trên Giấy chứng nhận mới không hề có sự thay đổi về nội dung so với Giấy chứng nhận cũ;
- Cơ quan nhà nước luôn tiến hành kiểm tra định kỳ 24 tháng một lần, đồng thời sẽ kiểm tra đột xuất trong một vài trường hợp cá biệt. Do vậy, doanh nghiệp luôn trong trạng thái phải đảm bảo duy trì đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật.
Do vậy, khi tiến hành cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô, cơ quan nhà nước sẽ không tiến hành kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp của Quý Khách hàng.
=> Xem thêm: Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự
Trên đây là một số nội dung tổng hợp tư vấn mà Chúng tôi xin dành tới Quý Khách hàng. với tư cách là đơn vị cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn thấu hiểu và sẵn sàng đồng hành giải quyết những nhu cầu cũng như những khó khăn mà Quý Khách hàng đang gặp phải. Nếu còn vướng mắc hoặc cần tư vấn chuyên sâu hơn, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ tới số tổng đài: (+84) 97 211 8764 để được luật sư tư vấn trực tiếp (tư vấn hoàn toàn miễn phí).
Xin chân thành cảm ơn Quý vị!
Phòng Thủ tục hành chính – Công ty Luật TNHH TLK
PHÍ DỊCH VỤ
Liên hệ TLK để biết thêm thông tin chi tiết.
THỜI GIAN THỰC HIỆN
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI
1. Hỗ trợ cho Quý khách hàng trong việc kết nối – xúc tiến thương mại trong quá trình hoạt động.
2. Chiết khấu % phí dịch vụ khi Quý khách hàng sử dụng dịch vụ lần thứ hai.
3. Chăm sóc tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật doanh nghiệp trong một năm (nếu Quý khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).
4. Chăm sóc, tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật thuế - kế toán cho doanh nghiệp trong vòng một năm (nếu Quý khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).
5. Cung cấp hệ thống quản trị nội bộ doanh nghiệp (nếu Quý khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI MỚI NHẤT TẠI ĐÂY
Chúng tôi luôn sẵn sàng làm người bạn đồng hành, tận tâm và là điểm tựa pháp lý vững chắc cho Quý khách hàng.
Kính chúc Quý khách hàng sức khỏe cùng sự phát triển thịnh vượng!
Trong trường hợp có nhu cầu cần tư vấn, sử dụng dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
- ĐT: +(84) 243 2011 747 Hotline: +(84) 97 211 8764
- Email: info@tlklawfirm.vn Website: tlklawfirm.vn