CÁC NGÀNH NGHỀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ VÀ ĐỊA BÀN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM?
CÂU HỎI
Kính chào công ty Luật TNHH TLK, kính mong được Quý Công ty giải đáp vấn đề như sau: Hiện nay, tôi đang có nhu cầu thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, tôi còn một số thắc mắc liên quan đến các ngành nghề ưu đãi cũng như là địa bàn ưu đãi đầu tư tại Việt Nam. Mong được Quý Công ty giải đáp. Tôi xin cảm ơn!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
1. Thủ tục xin góp vốn trong tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài
2. Thủ tục xin gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư
Cảm ơn Quý Khách hàng đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật TNHH TLK, trên cơ sở quy định pháp luật và thực tiễn giải quyết, chúng tôi xin gửi tới Quý Khách hàng nội dung tư vấn như sau:
CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Luật Đầu tư số: 61/2020/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2020;
2. Nghị định số: 31/2021/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 26 tháng 3 năm 2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
3. Các văn bản pháp luật khác hướng dẫn có liên quan.
NỘI DUNG TƯ VẤN
Để khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài tại Việt Nam, bên cạnh việc mở cửa thị trường, Chính phủ đã ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư căn cứ theo tình hình hoạt động đầu tư và phát triển của các ngành kinh tế và tình hình kinh tế địa phương, khu vực. Tuy nhiên, việc xác định những ưu đãi đầu tư được áp dụng đối với dự án đôi khi gây khó khăn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là xác định ngành nghề được ưu đãi đầu tư, bởi ứng với mỗi ngành nghề là sự ưu đãi có phần khác nhau.
Một trong những nội dung liên quan được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm, đó là các ngành nghề được ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư. Hiểu được những băn khoăn của Quý Khách hàng, trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho Quý Khách hàng những quy định cơ bản nhất về Các ngành nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư tại Việt Nam.
Ảnh 2. Các ngành nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư tại Việt Nam?_Hotline: +(84) 97 211 8764
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ QUAN TRỌNG LIÊN QUAN TỚI QUY ĐỊNH VỀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TỔ CHỨC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
1. Ngành, nghề ưu đãi đầu tư
Ngành, nghề ưu đãi đầu tư bao gồm:
- Hoạt động công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao, hoạt động nghiên cứu và phát triển, sản xuất các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ;
- Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên, sản phẩm tiết kiệm năng lượng;
- Sản xuất sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí trọng điểm, máy nông nghiệp, ô tô, phụ tùng ô tô; đóng tàu;
- Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển;
- Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, nội dung số;
- Nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; trồng và bảo vệ rừng; làm muối; khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, sản phẩm công nghệ sinh học;
- Thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải;
- Đầu tư phát triển và vận hành, quản lý công trình kết cấu hạ tầng; phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị;
- Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học;
- Khám bệnh, chữa bệnh; sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bảo quản thuốc; nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, công nghệ sinh học để sản xuất các loại thuốc mới; sản xuất trang thiết bị y tế;
- Đầu tư cơ sở luyện tập, thi đấu thể dục, thể thao cho người khuyết tật hoặc chuyên nghiệp; bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
- Đầu tư trung tâm lão khoa, tâm thần, điều trị bệnh nhân nhiễm chất độc màu da cam; trung tâm chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ em lang thang không nơi nương tựa;
- Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;
- Sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ tạo ra hoặc tham gia chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành.
2. Địa bàn ưu đãi đầu tư
- Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Trường hợp đơn vị hành chính mới được thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính (chia, tách, nâng cấp đơn vị hành chính cũ đang thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư) do sắp xếp, điều chỉnh địa giới của các đơn vị hành chính cấp xã thuộc các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau nhưng chưa được quy định là địa bàn ưu đãi đầu tư thì thực hiện như sau:
- Đơn vị hành chính mới thành lập được xác định là địa bàn ưu đãi đầu tư tính theo đa số của số đơn vị hành chính cấp xã đang hưởng;
- Trường hợp số đơn vị hành chính cấp xã thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn bằng nhau thì đơn vị hành chính mới thành lập được xác định là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Trường hợp số đơn vị hành chính cấp xã thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn không thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư bằng nhau thì đơn vị hành chính mới thành lập được xác định là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
- Trường hợp số đơn vị hành chính cấp xã thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và địa bàn không thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư bằng nhau thì đơn vị hành chính mới thành lập được xác định là điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Lưu ý: Khi điều chỉnh địa giới hành chính, đơn vị cấp xã bị điều chỉnh được hưởng ưu đãi đầu tư áp dụng đối với địa bàn cấp huyện nơi tiếp nhận đơn vị hành chính đó.
3. Các hình thức thức ưu đãi đầu tư
- Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
- Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất;
- Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.
Với bốn hình thức ưu đãi đầu tư trên chúng ta cùng phân tích chi tiết từng hình thức ưu đãi đầu tư để làm rõ hơn về những chính sách ưu đãi mà nhà nước Việt Nam đã áp dụng, cụ thể.
Lưu ý: Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư và Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư được Chính phủ ban ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
Ảnh 2. Các ngành nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư tại Việt Nam?_Hotline: +(84) 97 211 8764
=> Xem thêm: Ưu đãi đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
II. BẠN NÊN LỰA CHỌN MỘT TỔ CHỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT?
Một tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý chất lượng và uy tín cần có một số tiêu chí như sau:
Thứ nhất, Phải là tổ chức pháp lý chính thống, có giấy phép hoạt động hợp pháp;
Thứ hai, Có Ban lãnh đạo phải là luật sư, giàu kinh nghiệm và có học vị cao thì càng tốt;
Thứ ba, Có đội ngũ luật sư, hệ thống nhân sự bài bản, chuyên nghiệp, được đào tạo kỹ lưỡng;
Thứ tư, Thân thiện, tận tâm và nỗ lực hết sức vì lợi ích của khách hàng. Coi sự hài lòng của khách hàng, chất lượng công việc là danh dự của chính mình;
Thứ năm, Quy trình cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, chu đáo, linh hoạt và logic để tối ưu hóa hiệu suất công việc, đồng thời tiết kiệm tối đa thời gian của khách hàng;
Thứ sáu, Giá dịch vụ hợp lý, cạnh tranh;
Thứ bảy, Dịch vụ phong phú cả về lĩnh vực cung cấp tới các gói dịch vụ trong cùng một lĩnh vực để khách hàng lựa chọn gói dịch vụ phù hợp, cũng như có thể hỗ trợ toàn diện cho khách hàng trong suốt quá trình hoạt động;
Thứ tám, Có năng lực Kết nối – Xúc tiến quan hệ thương mại cho khách hàng nếu khách hàng có nhu cầu,...
Việc tìm kiếm cho mình một tổ chức tư vấn pháp lý toàn diện, chuyên nghiệp và uy tín là điều mà bất cứ khách hàng nào cũng mong muốn. Bởi không ai muốn bị rủi ro thiệt hại cả về tài chính lẫn thời gian mà kết quả lại không đạt được như kỳ vọng. Tuy nhiên để tìm được tổ chức như vậy thì không phải là điều dễ dàng bởi số lượng đơn vị cấp dịch vụ tại thị trường Việt Nam hiện nay là rất nhiều với chất lượng khác nhau.
Một gợi ý cho bạn rằng, Công ty Luật TNHH TLK của chúng tôi tuy không dám nhận là công ty cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất thị trường nhưng Chúng tôi thỏa mãn tất cả các tiêu chí nêu trên và còn nhiều hơn thế, chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn tốt cho Quý vị.
III. MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN QUY ĐỊNH VỀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM
Câu hỏi 1: Doanh nghiệp chúng tôi đầu tư vào lĩnh vực khai thác khoáng sản ở khu vực nông thôn, theo dự tính của chúng tôi sẽ sử dụng 1000 lao động (chủ yếu là người địa phương để phục vụ khai thác khoáng sản). Vậy liệu dự án của chúng tôi có được hưởng ưu đãi đầu tư hay không?
Trả lời: Không
Đối với các ưu đãi đầu tư được quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư 2020 không áp dụng đối với các dự án đầu tư, bao gồm:
- Dự án đầu tư khai thác khoáng sản;
- Dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ dự án sản xuất ô tô, tàu bay, du thuyền;
- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Như vậy, do trong trường hợp dự án của doanh nghiệp bạn là dự án đầu tư khai thác khoáng sản nên mặc dù ở khu vực nông thôn và có trên 500 lao động, nhưng vẫn sẽ không thuộc trường được hưởng ưu đãi đầu tư.
Câu hỏi 2: Trường hợp doanh nghiệp có dự án đầu tư vào lĩnh vực thuộc diện ưu đãi đầu tư theo văn bản quy phạm pháp luật ban hành trước đây, nay dự án đó không thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư theo Luật Đầu tư thì giải quyết thế nào?
Trả lời:
Về nguyên tắc, pháp luật Việt Nam không áp dụng hồi tố và để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh, Chính phủ áp dụng/ thực hiện những chính sách có lợi cho doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp có dự án đầu tư vào lĩnh vực thuộc diện khuyến khích, ưu đãi theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Nghị định của Chính phủ ban hành trước đây, nay thực hiện theo Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, dự án đó không thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư thì vẫn được tiếp tục thụ hưởng các biện pháp khuyến khích, ưu đãi cho đến hết thời hạn ưu đãi.
Câu hỏi 3: Cho tôi hỏi danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư trong nông nghiệp được quy định như thế nào?
Trả lời:
Căn cứ Phụ lục II Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP, theo đó ngành, nghề ưu đãi đầu tư trong nông nghiệp bao gồm:
1. Nuôi, trồng, thu hoạch và chế biến dược liệu; bảo hộ, bảo tồn nguồn gen và những loài dược liệu quý hiếm, đặc hữu;
2. Sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
3. Dịch vụ khoa học, kỹ thuật về gieo trồng, chăn nuôi, thủy sản, bảo vệ cây trồng, vật nuôi;
4. Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở giết mổ; bảo quản, chế biến gia cầm, gia súc tập trung công nghiệp, chợ đầu mối, cơ sở đấu giá vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi;
5. Xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến;
6. Khai thác hải sản;
7. Đầu tư sản xuất các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học, sản xuất phân bón hữu cơ, hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ để phát triển phân bón hữu cơ;
8. Nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản dưới hình thức liên kết theo chuỗi sản phẩm; nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản dưới hình thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ;
9. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát;
10. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp;
11. Nuôi giữ giống gốc vật nuôi, bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm và giống vật nuôi bản địa.
=> Xem thêm: Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép kinh doanh khi nào?
Trên đây là một số nội dung tổng hợp tư vấn mà Chúng tôi xin dành tới Quý Khách hàng. với tư cách là đơn vị cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn thấu hiểu và sẵn sàng đồng hành giải quyết những nhu cầu cũng như những khó khăn mà Quý Khách hàng đang gặp phải. Nếu còn vướng mắc hoặc cần tư vấn chuyên sâu hơn, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ tới số Hotline: +(84) 97 211 8764 để được luật sư tư vấn trực tiếp (tư vấn hoàn toàn miễn phí).
Xin chân thành cảm ơn Quý vị!
Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư – Công ty Luật TNHH TLK
CÔNG VIỆC CÔNG TY LUẬT TNHH TLK THỰC HIỆN
1. Tư vấn cho Quý khách hàng tất cả các vấn đề pháp lý liên quan tới đời sống xã hội, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư.
2. Cung cấp tới Quý Khách hàng, đại diện thực hiện tất cả các dịch vụ pháp lý liên quan tới đời sống xã hội, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư.
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI
1. Hỗ trợ cho Quý khách hàng trong việc kết nối – xúc tiến thương mại trong quá trình hoạt động.
2. Chiết khấu % phí dịch vụ khi quý khách hàng sử dụng từ lần thứ 2.
3. Chăm sóc tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật doanh nghiệp trong một năm (nếu Quý khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).
4. Chăm sóc, tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật thuế - kế toán cho doanh nghiệp trong vòng một năm (nếu Quý khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).
5. Cung cấp hệ thống quản trị nội bộ doanh nghiệp (nếu Quý khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI MỚI NHẤT TẠI ĐÂY
Chúng tôi luôn sẵn sàng làm người bạn đồng hành, tận tâm và là điểm tựa pháp lý vững chắc cho Quý khách hàng.
Kính chúc Quý khách sức khỏe cùng sự phát triển thịnh vượng!
Trong trường hợp có nhu cầu cần tư vấn và sử dụng dịch vụ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
- ĐT: +(84) 243 2011 747 Hotline: +(84) 97 211 8764
- Email: info@tlklawfirm.vn Website: tlklawfirm.vn