QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ
CÂU HỎI
Kính chào công ty Luật TNHH TLK, kính mong được Quý Công ty giải đáp thắc mắc về vấn đề sau: Hiện nay, các quyền đối với bất động sản liền kề bao gồm những quyền nào? Cụ thể các quyền này được quy định ra sao theo pháp luật hiện hành? Trân trọng cảm ơn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
1. Quy định pháp luật về quyền chiếm hữu?
2. Quy định pháp luật về quyền bề mặt?
3. Quy định pháp luật về hậu quả của giao dịch dân sự
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật TNHH TLK, trên cơ sở quy định pháp luật và thực tiễn giải quyết, chúng tôi xin gửi tới bạn nội dung tư vấn như sau:
CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015
2. Các văn bản pháp luật khác hướng dẫn có liên quan
NỘI DUNG TƯ VẤN
Trong quá trình sử dụng bất động sản, chủ thể phải thực hiện một, hoặc một số quyền nhất định đối với bất động sản liền kề thì mới có thể khai thác, sử dụng bất động sản mà mình nắm giữ, chi phối. Vậy pháp luật quy định như thế nào về các quyền đối với bất động sản liền kề? Thông qua câu hỏi của Quý vị, Công ty chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin liên quan qua bài viết dưới đây.
Ảnh 1. Quy định pháp luật về quyền đối với bất động sản liền kề?_Hotline: 097 211 8764
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ QUAN TRỌNG LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ
1. Khái niệm về quyền đối với bất động sản liền kề
Điều 245 BLDS 2015 quy định về quyền đối với bất động sản liền kề như sau: “Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).”
Theo đó, quyền đối với bất động sản liền kề được hiểu với các nội dung sau:
Một là, quyền đối với bất động sản liền kề là xử sự pháp luật cho phép chủ thể thực hiện trên một bất động sản khác. Trong BLDS 2015, nhà làm luật sử dụng hai thuật ngữ để chỉ chủ sở hữu có quyền và chủ sở hữu phải thực hiện nghĩa vụ:
- Bất động sản hưởng quyền: Là bất động sản mà để khai thác các lợi ích, công dụng của tài sản, chủ sở hữu, người sinh sống trên bất động sản này phải thực hiện một số quyển nhất định trên bất động sản khác như quyền về lối đi, quyền chạy đường dây điện, đường dây viễn thông, lội nước thải sinh hoạt...
- Bất động sản chịu hưởng quyền: Là bất động sản liền kề hoặc xung quanh với bất động sản hưởng quyền. Chủ sở hữu, người sinh sống trên các bất động sản này phải tạo điều kiện cho các chủ thể sinh sống trên bất động sản liền kề thực hiện một số quyển nhất định trên bất động sản của mình thì mới có khả năng khai thác công dụng bất động sản của họ.
Hai là, mục đích của việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề để nhằm phục vụ cho việc khai thác bất động sản nhất định. Các bất động sản là các tài sản cố định, không di chuyển được và phục vụ trực tiếp đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người như đi lại, ở... Nhiều bất động sản bị vây bọc nên muốn đi ra đường, ngõ chung buộc phải đi qua bất động sản của người khác.
Như vậy, để có thể sinh sống trên một bất động sản bị vây bọc thì các chủ sở hữu, người sinh sống trên bất động sản này phải được đi qua lối đi trên bất động sản liền kề với mình và có thể đi qua bất động sản liền kề với bất động sản chịu hưởng quyền, thải nước sinh hoạt, chạy đường điện...
2. Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề
BLDS 2015 quy định cụ thể về căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề. Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập theo các căn cứ sau:
Một là, do địa thế tự nhiên. Bản thân đất đai là một loại tài sản đặc biệt vì nó là kết quả quá trình vận động, hoạt động thổ nhưỡng diễn ra hàng ngàn, hàng vạn năm. Đất đai là lớp tơi xốp trên cùng của vỏ trái đất và nó là một khối thống nhất. Việc phân chia giữa các bất động sản mang tính chất tương đối. Tuy nhiên, với thực trạng của địa thế tự nhiên thì việc thực hiện quyền khai thác, sử dụng bất động sản của chủ thể có quyền chỉ có thể thực hiện được khi có quyền đối với bất động sản liền kề thì đây là một trong những căn cứ xác lập quyền.
Hai là, theo quy định của pháp luật. Đối với những trường hợp đã được pháp luật quy định thì chủ sở hữu, người có quyền đối với bất động sản liền kề bắt buộc phải cho các chủ thể có quyền của bất động sản bị vây bọc được hưởng quyền.
Ba là, theo thỏa thuận. Việc xác lập quyền đối với bất động sản liền kề có thể căn cứ theo thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa các chủ thể có quyền đối với các bất động sản liền kề.
Bốn là, theo di chúc. Quyền đối với bất động sản liền kề là một quyền tài sản, do đó, có thể được chuyển giao thông qua di chúc cho người thừa kế trong một số trường hợp nhất định.
3. Nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề
Quy định pháp luật về quyền đối với bất động sản liền kề nhằm bảo đảm khai thác được đầy đủ công năng của bất động sản. Tuy nhiên, khi chủ sở hữu của bất động sản liền kề có một số quyền trên bất động sản của một chủ thể nhất định dẫn đến sự bất tiện trong quá trình khai thác của chủ thể này đối với tài sản của mình. Do đó, để bảo đảm sự hài hòa lợi ích giữa các chủ sở hữu của các bất động sản liền kề với nhau, pháp luật quy định các nguyên tắc nhất định tại điều 248 BLDS trong quá trình thực hiện các quyền này theo thứ tự như sau:
3.1. Thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề theo nội dung các bên thỏa thuận.
Các chủ thể thống nhất ý chí về phạm vi quyền các bên được thực hiện trên bất động sản của mình. Khi chủ thể thực hiện vượt quá phạm vi phân quyền mà các bên đã thỏa thuận thì sẽ là hành vi vi phạm hợp đồng. Các chủ thể sẽ phát sinh trách nhiệm theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
3.2. TTrường hợp các bên không có thỏa thuận thì quyền đối với bất động sản liền kề được thực hiện với mục tiêu bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền.
Thực chất quyền đối với bất động sản liền kề là việc Nhà nước hạn chế quyền của chủ sở hữu đối với bất động sản chịu hưởng quyền và mở rộng quyền cho chủ sở hữu của bất động sản hưởng quyền. Như vậy, trong trường hợp các chủ thể không thỏa thuận thì trên cơ sở nhu cấu hợp lý, chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền xác định phạm vi các quyền mình được phép thực hiện trên bất động sản chịu hưởng quyền.
3.3. Pháp luật đặt ra yêu cầu “không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền” đối với chủ thể đang thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề.
Ví dụ, pháp luật cho phép chủ sở hữu của bất động sản hưởng quyền được phép thải nước sinh hoạt qua bất động sản liền kề để ra đường nước thải chung. Tuy nhiên, chủ sở hữu của bất động sản hưởng quyền phải xây dựng đường nước thải có kết cấu hợp lý, khoa học, không được gây ô nhiễm, mất vệ sinh đối với sinh hoạt, điều kiện sinh sống, làm việc của các cá nhân sinh sống trên bất động sản chịu hưởng quyền. Trường hợp chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền lạm dụng quyền thải nước sinh hoạt của mình rồi thải với khối lượng lớn, gây tràn hoặc thải không theo đường thoát nước khoa học, hợp lý gây ô nhiễm cho bất động sản hưởng quyền sẽ được coi là hành vi vi phạm nguyên tắc này.
3.4. Pháp luật đưa ra nguyên tắc “không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn” đối với chủ sở hữu bất động sản hưởng quyến.
Hành vi ngăn cản hoặc gây khó khăn là các hành vi mà khỉ chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền thực hiện khiến cho chủ sở hữu của bất động sản chịu hưởng quyền không thực hiện được hoặc thực hiện không được đầy đủ các quyền trên tài sản của mình.
4. Các quyền đối với bất động sản liền kề
4.1. Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề
Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề được quy định tại điều 252 BLDS. Theo đó, trong trường hợp do vị trí tự nhiên mà bất động sản không có đường dẫn nước vào để phục vụ sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, không có đường thoát nước mưa, nước thải, dẫn đến đất bị úng, ngập nước... thì pháp luật quy định chủ sở hữu bất động sản đó có quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề.
Chủ sở hữu bất động sản liền kề có nghĩa vụ để cho chủ sở hữu bất động sản không lối dẫn, lối thoát nước tự nhiên mở đường dẫn nước, mở đường thoát nước thải, nước mưa ra đường thoát nước công cộng; không được ngăn chặn hoặc cản trở nước chảy tự nhiên từ bất động sản cao xuống bất động sản thấp hơn.
Việc cấp, thoát nước phải được thực hiện theo nguyên tắc hợp lý, phù hợp, thuận tiện, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho các chủ thể. Nếu việc lắp đặt đường cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề mà gây thiệt hại thì người gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường.
Trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp do địa hình của đất mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì chủ sở hữu bất động sản nằm ở địa thế cao hơn bất động sản liền kề không phải bồi thường thiệt hại.
4.2. Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác
Hoạt động canh tác là các hoạt động sản xuất, nuôi trồng trong lĩnh vực nông nghiệp. Do diện tích đất canh tác nông nghiệp nhỏ, manh mún nên việc tưới tiêu cho cây trồng còn mang tính thủ công, người canh tác cần có đường dẫn nước qua ruộng, đất của người khác.
Theo quy định tại BLDS 2015, người có quyền sử dụng đất canh tác khi có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước, có quyền yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh để cho mình một lối dẫn nước thích hợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu, người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó; nếu người sử dụng lối dẫn nước gây thiệt hại cho người sử dụng đất xung quanh thì phải bồi thường.
4.3. Quyền về lối đi qua
Theo quy định tại điều 254 BLDS, chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Sự thuận tiện, hợp lý có thể hiểu là lối đi ngắn nhất ra đường công cộng cũng như chi phí cần thiết để mở lối đi là ít nhất so với những lối đi khác nếu mở. Cùng với đó, khi mở lối đi sẽ gây thiệt hại ít nhất cho chủ sở hữu bất động liền kề. Ví dụ, việc mở lối đi thẳng qua bất động sản liền kề thì phải phá dỡ nhà, cơ sở sản xuất, kinh doanh…, còn nếu mở lối đi vòng thì phát sinh một phần chi phí làm đường nhưng không ảnh hưởng đến các công trình xây dựng, như vậy việc mở lối đi vòng sẽ hợp lý hơn lối đi thẳng.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.
Trường hợp một bất động sản được phân chia thành nhiều bất động sản theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo bản án thì khi chia phải xác định lối đi cho các bất động sản mới được chia nhỏ mà không có đền bù.
4.4. Mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản khác
Điều 255 BLDS 2015 không quy định mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản khác là “quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản khác như Điều 276 BLDS 2005. Tuy nhiên, trong nội dung điều luật, nhà làm luật vẫn giữ nguyên quy định như trong BLDS 2005 và thừa nhận đây là một quyền của chủ sở hữu bất động sản. Việc mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản khác bao gồm các nội dung:
Một là, mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc phải hợp lý như chi phí cho việc lắp đặt thiết bị thấp nhất nhưng phải giảm mức ảnh hưởng tối đa hoặc tránh gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề
Hai là, bảo đảm an toàn, thuận tiện cho sinh hoạt của chủ sở hữu bất động sản liền kề.
Ba là, chủ sở hữu bất động sản cần mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc phải bồi thường nếu việc mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề.
5. Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề
Điều 256 quy định về các trường hợp chấm dứt duyền của một chủ thể đối với bất động sản liền kề như sau:
Một là, bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc sở hữu của cùng một chủ sở hữu. Hai bất động sản liền kề nhau có thể nhập làm một bất động sản theo thỏa thuận của các chủ sở hữu đó như thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi hay hưởng thừa kế. Trường hợp này quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề chấm dứt.
Hai là, việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền. Như vậy, nhu cầu hưởng quyền trên bất động sản liền kề không còn phục vụ yêu cầu khai thác tính năng, công dụng của bất động sản chịu hưởng quyền nữa. Do đó, khi nhu cầu không còn thì mặc nhiên nghĩa vụ đáp ứng cũng chấm dứt.
Ba là, giữa chủ sở hữu của bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thỏa thuận chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề. Trên cơ sở thỏa thuận này, quyền đối với bất động sản liền kề cũng chấm dứt.
Bốn là, quyền đối với bất động sản liền kề chấm dứt theo quy định của pháp luật. Nhà làm luật dự liệu các trường hợp pháp luật có quyền yêu cầu chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề và buộc các chủ thể phải tuân thủ. Đây cũng là căn cứ để chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề.
Ảnh 2. Quy định pháp luật về quyền đối với bất động sản liền kề?_Hotline: 097 211 8764
II. BẠN NÊN LỰA CHỌN MỘT TỔ CHỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT?
Thứ nhất: Phải là tổ chức pháp lý chính thống, có giấy phép hoạt động hợp pháp;
Thứ hai: Có Ban lãnh đạo phải là luật sư, giàu kinh nghiệm và có học vị cao thì càng tốt;
Thứ ba: Có đội ngũ luật sư, hệ thống nhân sự bài bản, chuyên nghiệp, được đào tạo kỹ lưỡng;
Thứ tư: Thân thiện, tận tâm và nỗ lực hết sức vì lợi ích của khách hàng. Coi sự hài lòng của khách hàng, chất lượng công việc là danh dự của chính mình;
Thứ năm: Quy trình cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, chu đáo, linh hoạt và logic để tối ưu hóa hiệu suất công việc, đồng thời tiết kiệm tối đa thời gian của khách hàng;
Thứ sáu: Giá dịch vụ hợp lý, cạnh tranh;
Thứ bảy: Dịch vụ phong phú cả về lĩnh vực cung cấp tới các gói dịch vụ trong cùng một lĩnh vực để khách hàng lựa chọn gói dịch vụ phù hợp, cũng như có thể hỗ trợ toàn diện cho khách hàng trong suốt quá trình hoạt động;
Thứ tám: Có năng lực Kết nối – Xúc tiến quan hệ thương mại cho khách hàng nếu khách hàng có nhu cầu,...
Việc tìm kiếm cho mình một tổ chức tư vấn pháp lý toàn diện, chuyên nghiệp và uy tín là điều mà bất cứ khách hàng nào cũng mong muốn. Bởi không ai muốn bị rủi ro thiệt hại cả về tài chính lẫn thời gian mà kết quả lại không đạt được như kỳ vọng. Tuy nhiên để tìm được tổ chức như vậy thì không phải là điều dễ dàng bởi số lượng đơn vị cấp dịch vụ tại thị trường Việt Nam hiện nay là rất nhiều với chất lượng khác nhau.
Một gợi ý cho bạn rằng, Công ty Luật TNHH TLK của chúng tôi tuy không dám nhận là công ty cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất thị trường nhưng Chúng tôi thỏa mãn tất cả các tiêu chí nêu trên và còn nhiều hơn thế, chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn tốt cho Quý vị.
III. MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ
Câu hỏi 1: Pháp luật có quy định về hành vi “trổ cửa” nhìn sang bất động sản liền kề? Vậy “trổ cửa” được hiểu như thế nào và được pháp luật quy định cụ thể ra sao?
Trả lời:
Trổ cửa được hiểu hành vi của chủ sở hữu nhà mở cửa chính để ra vào căn nhà (cửa phục vụ đi lại) và cửa sổ trên công trình xây đựng của mình. Đối với hành vi này, điều 178 BLDS 2015 quy định cụ thể như sau:
Một là, pháp luật đặt ra yêu cầu đối với chủ sở hữu nhà khi trổ cửa ra vào, cửa số phải tuân thủ các quy định pháp luật về xây dựng về việc cửa hướng sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung. Nhà bên cạnh là nhà xây dựng trên bất động sản liền kề đối với bất động sản mà chủ sở hữu đang trổ cửa. Nhà đối diện là nhà được xây dựng trên bất động sản đối diện với bất động sản mà chủ sở hữu đang trổ cửa, cách bất động sản trổ cửa một đường đi, ao, mương nước…. Khoảng cách giữa hai bất động sản không đủ xa nên buộc chủ sở hữu phải tuân thủ các quy định về trổ cửa.
Hai là, pháp luật quy định bắt buộc đối với khoảng cách giữa mái che trên của cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay ra đường phải cách mặt đất từ 2,5m trở lên. Khoảng cách này bảo đảm không ảnh hưởng đến lối đi chung trong trường hợp cửa ra vào, cửa số mở hướng quay ra đường đi.
Câu hỏi 2: Nhà tôi bị vây quanh bởi bất động sản của các gia đình khác. Trước đây, chủ của bất động sản bên phải nhà tôi là ông A có mở cho gia đình tôi một lối đi hẹp, chỉ đủ cho một chiếc xe đạp và một người đi qua để ra ngoài đường làng. Nay UBND huyện đang mở đường quốc lộ bên cạnh nhà ông B (bên trái nhà tôi). Vì vậy, tôi muốn yêu cầu gia đình ông Bmở cho tôi một lối đi ra ngoài đường QL do lối đi cũ hẹp và rất khó đi lại. Tôi có được phép yêu cầu như vậy không?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 254 BLDS 2015 quy định về quyền mở lối đi: “1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ...”. Trong tình huống của bạn, gia đình bạn đã được nhà ông A mở lối đi ra ngoài đường công cộng từ ngày xưa và sử dụng đến bây giờ. Cho nên, trường hợp này không thuộc Khoản 1 Điều 254 BLDS 2015 vì vậy bạn không có quyền yêu cầu cầu gia đình ông B mở cho gia đình bạn một lối đi ra đường quốc lộ. Tuy nhiên gia đình bạn vẫn có thể thỏa thuận với gia đình ông B để mở cho gia đình bạn một lối đi qua đất gia đình ông B để ra đường quốc lộ.
Trên đây là một số nội dung tổng hợp tư vấn mà Chúng tôi xin dành tới Quý Khách hàng. với tư cách là đơn vị cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn thấu hiểu và sẵn sàng đồng hành giải quyết những nhu cầu cũng như những khó khăn mà Quý Khách hàng đang gặp phải. Nếu còn vướng mắc hoặc cần tư vấn chuyên sâu hơn, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ tới số Hotline: 097 211 8764 được luật sư tư vấn trực tiếp (tư vấn hoàn toàn miễn phí).
Xin chân thành cảm ơn Quý vị!
Phòng Tố tụng – Công ty Luật TNHH TLK
CÔNG VIỆC LUẬT TLK THỰC HIỆN
1. Tư vấn cho Quý khách hàng tất cả các vấn đề pháp lý liên quan tới đời sống xã hội, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư.
2. Cung cấp tới Quý Khách hàng, đại diện thực hiện tất cả các dịch vụ pháp lý liên quan tới đời sống xã hội, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư.
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI
1. Hỗ trợ cho Quý Khách hàng trong việc kết nối – xúc tiến thương mại trong quá trình hoạt động.
2. Chiết khấu % phí dịch vụ khi Quý Khách hàng sử dụng dịch vụ lần thứ hai.
3. Chăm sóc tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật doanh nghiệp trong một năm (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).
4. Chăm sóc, tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật thuế - kế toán cho doanh nghiệp trong vòng một năm (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).
5. Cung cấp hệ thống quản trị nội bộ doanh nghiệp (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI MỚI NHẤT TẠI ĐÂY
Chúng tôi luôn sẵn sàng làm người bạn đồng hành, tận tâm và là điểm tựa pháp lý vững chắc cho Quý Khách hàng.
Kính chúc Quý Khách hàng sức khỏe cùng sự phát triển thịnh vượng!
Trong trường hợp có nhu cầu cần tư vấn, sử dụng dịch vụ Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
- ĐT: 0243 2011 747 Hotline: 097 211 8764
- Email: info@tlklawfirm.vn Website: tlklawfirm.vn