SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
Tel: 0243 2011 747 Hotline: 097 211 8764

Công ty Luật TNHH TLK là một trong những hãng luật uy tín tại Việt Nam, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện Thủ tục xin cấp visa doanh nghiệp cho người nước ngoài vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam một cách nhanh gọn - hiệu quả - tận tâm trên nền tảng của một biểu phí cạnh tranh nhất.

THỦ TỤC XIN CẤP VISA DOANH NGHIỆP CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÀO LÀM VIỆC VỚI DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM (PHẦN 1)

CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số: 47/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2014;

2. Luật sửa đổi, bổ sung Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số: 51/2019/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2019;

3. Công văn số: 450/VPCP-QHQT do Văn phòng Chính phủ ban hành ngày 18 tháng 01 năm 2022 về việc giải quyết nhập cảnh cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài cùng thân nhân.

4. Các văn bản pháp luật khác hướng dẫn có liên quan.

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC

Quý Khách hàng đang có nhu cầu thực hiện thủ tục xin cấp visa doanh nghiệp cho người nước ngoài vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam, tuy nhiên, Quý Khách hàng đang cảm thấy có rất nhiều vướng mắc liên quan tới việc xin cấp visa doanh nghiệp cho người nước ngoài vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam từ thủ tục, hồ sơ cần làm và những điều cần lưu ý khi thực hiện? Và Quý Khách hàng đang rất cần một tổ chức pháp lý uy tín và chuyên nghiệp để tư vấn về vấn đề này?

Nếu đúng như vậy thì việc tìm tới Công ty Luật TNHH TLK là rất chính xác, bởi chúng tôi sẽ tư vấn, hướng dẫn và cung cấp tất cả các dịch vụ liên quan tới việc xin cấp visa doanh nghiệp cho người nước ngoài vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam cho Quý Khách hàng qua bài viết dưới đây. 

Video tư vấn pháp lý. Thủ tục xin cấp visa doanh nghiệp cho người nước ngoài vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam_Hotline: +(84) 97 211 8764

=> Xem thêm tại Youtube: Thủ tục xin cấp visa cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam

I. QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC XIN CẤP VISA DOANH NGHIỆP CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÀO LÀM VIỆC VỚI DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

1. Các bước thực hiện thủ tục xin cấp visa doanh nghiệp cho người nước ngoài vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam

Bước 1: Doanh nghiệp tại Việt Nam và người nước ngoài trao đổi, thu thập thông tin về việc nhập cảnh;

Bước 2: Xây dựng hồ sơ xin cấp visa doanh nghiệp cho người nước ngoài vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam;

Bước 3: Nộp hồ sơ tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

Bước 4: Chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, hướng dẫn của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu cần);

Bước 5: Nhận kết quả về việc xin cấp visa doanh nghiệp cho người nước ngoài vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam.

=> Xem thêm: Thủ tục xin cấp thị thực (visa) cho thân nhân của người lao động nước ngoài vào Việt Nam

thu-tuc-xin-cap-visa-doanh-nghiep-cho-nguoi-nuoc-ngoai-vao-lam-viec-voi-doanh-nghiep-tai-viet-nam-phan-1

Ảnh 1. Thủ tục xin cấp visa doanh nghiệp cho người nước ngoài vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam_Hotline: +(84) 97 211 8764

2. Thành phần hồ sơ và quy trình giải quyết thủ tục xin cấp visa doanh nghiệp cho người nước ngoài vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam

A. Thành phần hồ sơ

1. Tài liệu về thông tin lý lịch (họ tên, ngày/tháng/năm sinh, nơi sinh,...);

2. Bản gốc Hộ chiếu còn hiệu lực;

3. Văn bản đề nghị cấp visa doanh nghiệp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam;

4. Công văn nhập cảnh do Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam cấp cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam (nếu cần);

5. Lịch đặt vé máy bay khứ hồi đi Việt Nam. 

6. Lịch đặt khách sạn, nhà nghỉ, phòng trọ tại Việt Nam.

7. Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp/công ty nơi đứng ra mời, bảo lãnh bao gồm: Giấy đăng ký kinh doanh của công ty, giấy đăng ký mẫu dấu, các giấy tờ chứng nhận thanh toán thuế đầy đủ (bản sao có chứng thực);

8. Một số trường hợp đặc biệt:

- Trường hợp là nhà đầu tư nước ngoài: Phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư;

-Trường hợp là luật sư người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam: Giấy phép hành nghề theo quy định của Luật Luật sư;

- Trường hợp người nước ngoài bắt buộc phải có giấy phép lao động: Giấy phép lao động;

- Trường hợp người nước ngoài được miễn giấy phép lao động: Giấy miễn giấy phép lao động;

9. Các giấy tờ khác theo yêu cầu của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có).

Lưu ý:

Hiện nay, nhằm tạo thuận lợi cho việc di chuyển và nhập cảnh của người nước ngoài vào Việt Nam, Công văn 450/VPCP-QHQT đã có quy định liên quan tới Công văn xuất nhập cảnh áp dụng đối với người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh vào Việt Nam thời điểm dịch bệnh Covid-19 như sau:

- Đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có thẻ thường trú, thẻ tạm trú, thị thực, giấy miễn thị thực còn giá trị thì được nhập cảnh theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và không phải xin phê duyệt chủ trương nhập cảnh của Bộ, ngành, địa phương và làm thủ tục kiểm tra nhân sự tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh;

- Mặt khác, đối với người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam để tìm hiểu thị trường, làm việc, đầu tư, lao động, dự hội nghị, hội thảo, học tập, thăm thân nhưng chưa có một trong các giấy tờ nêu trên thì cần xin phê duyệt chủ trương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương trước khi làm thủ tục mời, bảo lãnh cấp thị thực nhập cảnh tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

Theo đó:

- Nếu nhà đầu tư nước ngoài đã có thẻ thường trú, thẻ tạm trú, thị thực, giấy miễn thị thực còn giá trị thì được nhập cảnh theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam thì không cần thiết phải xin phê duyệt chủ trương nhập cảnh (không cần chuẩn bị Công văn nhập cảnh);

- Nếu nhà đầu tư nước ngoài chưa có một trong các giấy tờ nêu trên thì cần xin phê duyệt chủ trương hay nói cách khác là cần có Công văn nhập cảnh trong bộ hồ sơ trước khi làm thủ tục mời, bảo lãnh cấp thị thực nhập cảnh tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh

B. Cơ quan giải quyết

- Đối với trường hợp xin công văn nhập cảnh trước khi xin thị thực (visa): Cơ quan xuất nhập cảnh tỉnh, thành phố hoặc Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an;

- Đối với trường hợp xin thị thực (visa) sau khi đã có công văn nhập cảnh: Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam tại nước sở tại của người nước ngoài.

C. Cách thức thực hiện

Nộp trực tiếp tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

D. Kết quả thực hiện

Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì trong thời gian luật định, Quý Khách hàng sẽ nhận được visa doanh nghiệp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam.

Trường hợp không được cấp visa doanh nghiệp cho người nước ngoài vào làm việc với doanh nghiệp Việt Nam, thì Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

thu-tuc-xin-cap-visa-doanh-nghiep-cho-nguoi-nuoc-ngoai-vao-lam-viec-voi-doanh-nghiep-tai-viet-nam-phan-1

Ảnh 2. Thủ tục xin cấp visa doanh nghiệp cho người nước ngoài vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam_Hotline: +(84) 97 211 8764

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ QUAN TRỌNG LIÊN QUAN ĐẾN THỦ TỤC XIN CẤP THỊ THỰC VÀO LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM THEO ĐỀ NGHỊ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

1. Một vài khái niệm liên quan đến thủ tục xin cấp visa doanh nghiệp cho người nước ngoài vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam

Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định:

“Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.”;

Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.”. Thị thực còn được gọi là visa;

Hiện nay, pháp luật chưa có khái niệm cụ thể về visa doanh nghiệp (hay còn gọi là thị thực doanh nghiệp hoặc business visa). Tuy nhiên, thông qua tổng hợp và phân tích thì visa doanh nghiệp là giấy tờ pháp lý do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp và cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam nhằm mục đích làm việc với doanh nghiệp. Mục đích sở hữu visa doanh nghiệp chủ yếu là đến Việt Nam để trao đổi thông tin, ký kết hợp động, hợp tác phát triển, bàn bạc chiến lược.

=> Xem thêm: Thủ tục xin visa thương mại cho nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

2. Điều kiện để được cấp visa doanh nghiệp cho người nước ngoài vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam

Để được cấp thị thực doanh nghiệp , người nước ngoài bắt buộc phải đáp ứng tất cả các điều kiện sau đây:

1. Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

2. Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh;

3. Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh sau đây: 

- Không có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định pháp luật;

- Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực nhưng hộ chiếu hết thời hạn hoặc còn thời hạn sử dụng dưới 06 tháng;

- Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng;

- Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú;

- Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng;

- Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực;

- Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực;

- Vì lý do phòng, chống dịch bệnh;

- Vì lý do thiên tai;

- Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 

4. Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:

- Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư;

- Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;

- Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

3. Visa doanh nghiệp cấp cho đối tượng nào? Thời hạn của visa doanh nghiệp bao lâu?

Những đối tượng được cấp visa doanh nghiệp bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện đã nêu trên. Họ không bắt buộc phải là người lao động, người quản lý nước ngoài làm việc trực tiếp trong doanh nghiệp, mà còn có thể là những đối tác, có những kết nối thường xuyên với các doanh nghiệp Việt Nam.

Về cơ bản, thời hạn của visa doanh nghiệp tối đa là 05 năm. Đồng thời, những đối tượng được cấp visa doanh nghiệp bao gồm:

1. Luật sư nước ngoài;

2. Nhà đầu tư nước ngoài;

3. Người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam;

4. Người lao động nước ngoài;

5. Trưởng văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức phi Chính phủ.

Cụ thể như sau:

KÝ HIỆ

ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC CẤP VISA DOANH NGHIỆP

THỜI HẠN THỊ T

LS

Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.

Không quá 05 năm.

ĐT1

Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.

Không quá 05 năm.

ĐT1

Người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.

Không quá 05 năm.

ĐT2

Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.

Không quá 05 năm.

ĐT2

Người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.

Không quá 05 năm.

ĐT3

Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.

Không quá 03 năm.

ĐT3

Người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.

Không quá 03 năm.

ĐT4

Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có vốn góp giá trị dưới 03 tỷ đồng.

Không quá 12 tháng.

ĐT4

Người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị dưới 03 tỷ đồng.

Không quá 12 tháng.

DN1

Người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam

Không quá 12 tháng.

DN2

Người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại, thực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Không quá 12 tháng.

NN1

Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

Không quá 12 tháng.

NN2

Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

Không quá 12 tháng.

NN3

Người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

Không quá 12 tháng.

=> Xem thêm: Thủ tục xin cấp visa doanh nghiệp cho người nước ngoài vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam (phần 2)

Trên đây là một số nội dung tổng hợp tư vấn mà Chúng tôi xin dành tới Quý Khách hàng. Với tư cách là đơn vị cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn thấu hiểu và sẵn sàng đồng hành giải quyết những nhu cầu cũng như những khó khăn mà Quý Khách hàng đang gặp phải. Nếu còn vướng mắc hoặc cần tư vấn chuyên sâu hơn, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ tới số tổng đài: +(84) 97 211 8764 để được luật sư tư vấn trực tiếp (tư vấn hoàn toàn miễn phí).

Xin chân thành cảm ơn Quý vị!

Phòng Thủ tục hành chính – Công ty Luật TNHH TLK

PHÍ DỊCH VỤ

Liên hệ TLK để biết thêm thông tin chi tiết.

THỜI GIAN THỰC HIỆN

05 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI

1. Hỗ trợ cho Quý Khách hàng trong việc kết nối – xúc tiến thương mại trong quá trình hoạt động.

2. Chiết khấu % phí dịch vụ khi Quý Khách hàng sử dụng dịch vụ lần thứ hai.

3. Chăm sóc tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật doanh nghiệp trong một năm (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).

4. Chăm sóc, tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật thuế - kế toán cho doanh nghiệp trong vòng một năm (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).

5. Cung cấp hệ thống quản trị nội bộ doanh nghiệp (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).

CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI MỚI NHẤT TẠI ĐÂY

Chúng tôi luôn sẵn sàng làm người bạn đồng hành, tận tâm và là điểm tựa pháp lý vững chắc cho Quý Khách hàng.

Kính chúc Quý khách sức khỏe cùng sự phát triển thịnh vượng!

Trong trường hợp có nhu cầu cần tư vấn, sử dụng dịch vụ Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây: 

CÔNG TY LUẬT TNHH TLK

- ĐT: +(84) 243 2011 747                        Hotline: +(84) 97 211 8764

- Email: info@tlklawfirm.vn                  Website: tlklawfirm.vn

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

LIÊN HỆ CUNG CẤP DỊCH VỤ (Vui lòng click vào nút dưới đây để chọn gói dịch vụ)

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
Giấy phép hoạt động số: 01021852/TP/ĐKHĐ cấp bởi Sở Tư pháp TP. Hà Nội
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7
GỌI NGAY: 097 211 8764
Vì trách nhiệm cộng đồng - Tư vấn hoàn toàn miễn phí
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
Tổng lượt truy cập: 9.605.425
Xem trong ngày: 3.452
Đang xem: 60
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo