CÁC LOẠI BÁO CÁO ĐỊNH KỲ PHẢI NỘP CỦA CÔNG TY NƯỚC NGOÀI?
CÂU HỎI
Kính chào công ty Luật TNHH TLK, kính mong được Quý Công ty giải đáp vấn đề như sau: Công ty tôi là doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Hiện nay, công ty đã đi vào hoạt động được 03 tháng nhưng tôi vẫn còn thắc mắc một số vấn đề liên quan đến các loại báo cáo định kỳ phải nộp của công ty nước ngoài theo quy định pháp luật Việt Nam. Vậy cho tôi hỏi: Các loại báo cáo định kỳ phải nộp của công ty nước ngoài là gì? Mong được Quý Công ty giải đáp. Tôi xin cảm ơn!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
1. Báo cáo định kỳ về vấn đề lao động, an toàn vệ sinh lao động
2. Chế độ kiểm toán đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài
3. Thủ tục bổ sung nhà đầu tư vào công ty TNHH 100% vốn nước ngoài
Cảm ơn Quý Khách hàng đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật TNHH TLK, trên cơ sở quy định pháp luật và thực tiễn giải quyết, chúng tôi xin gửi tới Quý Khách hàng nội dung tư vấn như sau:
CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Văn bản hợp nhất Luật Thuế Giá trị gia tăng số: 01/VBHN-VPQH được Quốc hội thông qua ngày 28 tháng 04 năm 2016;
2. Văn bản hợp nhất Luật Kế toán số: 14/VBHN-VPQH được Quốc hội thông qua ngày 04 tháng 07 năm 2019;
3. Luật Quản lý Thuế số: 38/2019/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 06 năm 2019;
4. Văn bản hợp nhất Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số: 14/VBHN-VPQH được Quốc hội thông qua ngày 15 tháng 07 năm 2020.
5. Nghị định số: 123/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định về hóa đơn, chứng từ
6. Nghị định số: 145/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 12 năm 2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
7. Nghị định số: 31/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 26 tháng 03 năm 2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
8. Các văn bản pháp luật khác hướng dẫn có liên quan.
NỘI DUNG TƯ VẤN
Theo quy định pháp luật hiện nay, có những loại báo cáo mà doanh nghiệp phải lập theo định kỳ để nộp lên cơ quan có thẩm quyền để Nhà nước có thể quản lý và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường những doanh nghiệp vừa mới thành lập, thậm chí doanh nghiệp hoạt động lâu năm nhưng thiếu bộ phận kế toán chuyên nghiệp rất khó nắm rõ các báo cáo cần phải nộp theo quy định. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi - Công ty Luật TNHH TLK sẽ giúp Quý khách giải đáp các vấn đề thắc mắc liên quan đến Các loại báo cáo định kỳ phải nộp của công ty nước ngoài?
=> Xem thêm: Công ty nước ngoài có được mua nhà tại Việt Nam không?
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ QUAN TRỌNG LIÊN QUAN TỚI CÁC LOẠI BÁO CÁO ĐỊNH KỲ PHẢI NỘP CỦA CÔNG TY NƯỚC NGOÀI
1. Báo cáo thuế
Báo cáo thuế hay còn được gọi là Hồ sơ khai thuế là tờ khai thuế và các chứng từ, tài liệu liên quan làm căn cứ để xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế với ngân sách nhà nước do người nộp thuế lập và gửi đến cơ quan quản lý thuế bằng phương thức điện tử hoặc giấy. Người nộp thuế phải khai tờ khai thuế, bảng kê, phụ lục (nếu có) theo đúng mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế, bảng kê, phụ lục; nộp đầy đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế. Đối với một số loại giấy tờ trong hồ sơ khai thuế mà Bộ Tài chính không ban hành mẫu nhưng pháp luật có liên quan có quy định mẫu thì thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
1.1. Một số loại báo cáo thuế cơ bản của công ty nước ngoài.
(1) Báo cáo thuế Giá trị gia tăng (GTGT)
Căn cứ Khoản 1, Điều 8, Nghị định 126/202/NĐ-CP, Các loại thuế khai theo tháng:
"1. Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu thuộc loại khai theo tháng, bao gồm:
a) Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp người nộp thuế đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Điều 9 Nghị định này thì được chọn khai theo quý."
Căn cứ Khoản 1, Điều 9, Nghị định 126/202/NĐ-CP, Tiêu chí khai thuế theo quý
"a) Khai thuế giá trị gia tăng theo quý áp dụng đối với:
a.1) Người nộp thuế thuộc diện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 8 Nghị định này nếu có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống thì được khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là tổng doanh thu trên các tờ khai thuế giá trị gia tăng của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch.
Trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính cho đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh thì doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh.
a.2) Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động, kinh doanh thì được lựa chọn khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch liền kề tiếp theo năm đã đủ 12 tháng sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo kỳ tính thuế tháng hoặc quý."
(2) Báo cáo thuế Thu nhập cá nhân:
"b.1) Người nộp thuế thuộc diện khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 8 Nghị định này nếu đủ điều kiện khai thuế giá trị gia tăng theo quý thì được lựa chọn khai thuế thu nhập cá nhân theo quý.
b.2) Việc khai thuế theo quý được xác định một lần kể từ quý đầu tiên phát sinh nghĩa vụ khai thuế và được áp dụng ổn định trong cả năm dương lịch.
2. Người nộp thuế có trách nhiệm tự xác định thuộc đối tượng khai thuế theo quý để thực hiện khai thuế theo quy định."
(3) Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Căn cứ theo khoản 6 Điều 8 Nghị định 236/2020/NĐ-CP, thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) là loại thuế khai quyết toán năm trừ các trường hợp sau:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng vốn của nhà thầu nước ngoài khai theo tháng;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp không phát sinh thường xuyên và doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu thì khai thuế theo từng lần phát sinh hoặc theo tháng (nếu trong tháng phát sinh nhiều lần).
=> Theo đó, nếu doanh nghiệp nước ngoài không thuộc 2 trường hợp nêu trên sẽ thực hiện Khai Quyết toán thuế theo năm.
(4) Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Căn cứ Khoản 4, Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP:
"4. Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh trong quá trình sử dụng phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế, báo cáo tình hình sử dụng biên lai đặt in, tự in hoặc biên lai mua của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 29, Điều 38 Nghị định này."
Theo đó, nếu doanh nghiệp nước ngoài không sử dụng hoá đơn mua của cơ quan thuế thì không cần báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn định kỳ.
1.2. Thời hạn nộp báo cáo thuế định kỳ phải nộp của công ty nước ngoài
Căn cứ Luật Quản lý Thuế 2019, thời hạn nộp báo cáo thuế được quy định như sau:
- Đối với báo cáo thuế định kỳ theo tháng: Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;
- Đối với báo cáo thuế định kỳ theo quý: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý;
- Đối với báo cáo thuế định kỳ theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế: chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
2. Báo cáo tài chính
Căn cứ Luật Kế toán 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật. Kỳ kế toán có thể là năm dương lịch hoặc năm tài chính.
Lưu ý: Doanh nghiệp nước ngoài lập báo cáo tài chính năm phải được kiểm toán.
3. Báo cáo tình hình sử dụng lao động
Căn cứ Nghị định 35/2022/NĐ- CP, định kỳ 06 tháng và hằng năm, người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Như vậy, báo cáo tình hình sử dụng lao động là loại báo cáo định kỳ 06 tháng và hằng năm. Báo cáo phải được lập và gửi đến cơ quan có thẩm quyền trước ngày 05/6 và ngày 05/12 hằng năm.
4. Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư
Căn cứ Nghị định số: 31/2021/NĐ-CP, công ty nước ngoài thực hiện dự án đầu tư phải báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về thống kê tại địa phương. Báo cáo đầu tư được thực hiện định kỳ theo quý và theo năm. Cụ thể như sau:
- Báo cáo quý được thực hiện trước ngày 10 của tháng đầu quý sau quý báo cáo, gồm các nội dung: Vốn đầu tư thực hiện, doanh thu thuần, xuất khẩu, nhập khẩu, lao động, thuế và các khoản nộp ngân sách, tình hình sử dụng đất, mặt nước;
- Báo cáo năm được thực hiện trước ngày 31 tháng 3 năm sau của năm báo cáo, gồm các chỉ tiêu của báo cáo quý và chỉ tiêu về lợi nhuận, thu nhập của người lao động, các khoản chi và đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, xử lý và bảo vệ môi trường, nguồn gốc công nghệ sử dụng.
5. Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư nửa năm và cả năm
Căn cứ Nghị định 29/2021/NĐ-CP, hàng năm, các doanh nghiệp cần nộp Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư cả năm.
Các loại báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư:
- Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm;
- Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;
- Báo cáo đánh giá kết thúc (nếu có).
Thời hạn báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư
- Gửi báo cáo 6 tháng trước ngày 10 tháng 7 của năm báo cáo;
- Gửi báo cáo hàng năm trước ngày 10 tháng 02 năm sau;
- Gửi báo cáo trước khi trình điều chỉnh chương trình dự án.
Như vậy, trong quá trình thực hiện dự án, nhà đầu tư của dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác cần lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ 6 tháng, cả năm và trước khi điều chỉnh dự án tới Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và cơ quan đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư nơi thực hiện dự án đầu tư.
Lưu ý: Mẫu báo cáo được quy định tại Mẫu số 01 Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT.
=> Xem thêm: Nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý những gì khi thành lập công ty tại Việt Nam
III. TỔNG KẾT PHẦN GIẢI ĐÁP: CÁC LOẠI BÁO CÁO ĐỊNH KỲ PHẢI NỘP CỦA CÔNG TY NƯỚC NGOÀI?
Kính thưa Quý Khách hàng, từ những tổng hợp và phân tích trên đây, Công ty Luật TNHH TLK xin đưa ra phần giải đáp tới bạn như sau:
Các loại báo cáo tài chính định kỳ mà công ty nước ngoài phải nộp bao gồm:
(1) Báo cáo thuế Giá trị gia tăng: doanh nghiệp nước ngoài mới bắt đầu hoạt động, kinh doanh thì được lựa chọn khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch liền kề tiếp theo năm đã đủ 12 tháng sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo kỳ tính thuế tháng hoặc quý. Thời hạn nộp báo cáo và nộp tiền thuế tháng: chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh; Thời hạn nộp báo cáo và nộp tiền thuế theo quý: chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của quý tiếp theo quý phát sinh.
(2) Báo cáo thuế Thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp nước ngoài không thuộc các trường hợp đặt biệt thì thực hiện Quyết toán thuế TNDN theo năm. Thời hạn là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán theo quy định. Doanh nghiệp có thể chọn kỳ kế toán theo dương lịch hoặc năm tài chính cho phù hợp với nhu cầu của mình mình theo quy định của pháp luật.
(3) Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Nếu doanh nghiệp nước ngoài sử dụng hoá đơn mua của cơ quan thuế, thì thực hiện báo cáo định kỳ theo từng quý. Thời hạn nộp báo cáo: chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý. Nếu doanh nghiệp nước ngoài không sử dụng hoá đơn mua của cơ quan thuế thì không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn.
(4) Báo cáo tài chính: Doanh nghiệp nước ngoài thực hiện Báo cáo tài chính theo năm. Thời hạn là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán theo quy định. Doanh nghiệp có thể chọn kỳ kế toán theo dương lịch hoặc năm tài chính cho phù hợp với nhu cầu của mình theo quy định của pháp luật.
(5) Báo cáo tình hình sử dụng lao động: báo cáo định kỳ 06 tháng và hằng năm. Báo cáo phải được lập và gửi đến cơ quan có thẩm quyền trước ngày 05/6 và ngày 05/12 hằng năm;
(6) Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư (nếu công ty thực hiện dự án đầu tư): Báo cáo định kỳ theo quý (được thực hiện trước ngày 10 của tháng đầu quý sau quý báo cáo) và theo năm (được thực hiện trước ngày 31 tháng 3 năm sau của năm báo cáo).
(7) Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư cả năm: Doanh nghiệp nước ngoài thực hiện: Gửi báo cáo 6 tháng trước ngày 10 tháng 7 của năm báo cáo; Gửi báo cáo hàng năm trước ngày 10 tháng 02 năm sau; Gửi báo cáo trước khi trình điều chỉnh chương trình dự án.
=> Xem thêm: Thủ tục giải thể công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
=> Xem thêm: Thay đổi người đứng đầu chi nhánh của công ty FDI 100% vốn đầu tư nước ngoài
=> Xem thêm: Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào công ty Việt Nam qua hình thức nào?
Trên đây là một số nội dung tổng hợp tư vấn mà Chúng tôi xin dành tới Quý Khách hàng. Với tư cách là đơn vị cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn thấu hiểu và sẵn sàng đồng hành giải quyết những nhu cầu cũng như những khó khăn mà Quý Khách hàng đang gặp phải. Nếu còn vướng mắc hoặc cần tư vấn chuyên sâu hơn, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ tới số tổng đài: 0972118764 để được luật sư tư vấn trực tiếp (tư vấn hoàn toàn miễn phí).
Xin chân thành cảm ơn Quý khách!
Phòng Thủ tục Hành chính – Công ty Luật TNHH TLK
CÔNG VIỆC CÔNG TY LUẬT TNHH TLK THỰC HIỆN
1. Tư vấn cho Quý khách hàng tất cả các vấn đề pháp lý liên quan tới đời sống xã hội, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư.
2. Cung cấp tới Quý Khách hàng, đại diện thực hiện tất cả các dịch vụ pháp lý liên quan tới đời sống xã hội, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư.
=> Xem thêm: Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào công ty Việt Nam qua hình thức nào?
Ảnh 3. Các loại báo cáo định kỳ phải nộp của công ty nước ngoài?_ Hotline: 0972118764
Trên đây là một số nội dung tổng hợp tư vấn mà Chúng tôi xin dành tới Quý Khách hàng. Với tư cách là đơn vị cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn thấu hiểu và sẵn sàng đồng hành giải quyết những nhu cầu cũng như những khó khăn mà Quý Khách hàng đang gặp phải. Nếu còn vướng mắc hoặc cần tư vấn chuyên sâu hơn, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ tới số tổng đài: 0972118764 để được luật sư tư vấn trực tiếp (tư vấn hoàn toàn miễn phí).
Xin chân thành cảm ơn Quý khách!
Phòng Thủ tục Hành chính – Công ty Luật TNHH TLK
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI MỚI NHẤT TẠI ĐÂY
Chúng tôi luôn sẵn sàng làm người bạn đồng hành, tận tâm và là điểm tựa pháp lý vững chắc cho Quý Khách hàng.
Kính chúc Quý Khách hàng sức khỏe cùng sự phát triển thịnh vượng!
Trong trường hợp có nhu cầu cần tư vấn, sử dụng dịch vụ Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
- ĐT: +(84) 243 2011 747 Hotline: 097 211 8764
- Email: info@tlklawfirm.vn Website: tlklawfirm.vn