SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
Tel: 0243 2011 747 Hotline: 097 211 8764

CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CƠ SỞ IN XUẤT BẢN PHẨM ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY?

CÂU HỎI

Kính chào công ty Luật TNHH TLK, kính mong được Quý Công ty giải đáp vấn đề như sau: Thời gian tới đây Công ty tôi muốn thực hiện hoạt động in xuất bản phẩm và chúng tôi cũng đã biết muốn mở cơ sở in xuất bản phẩm thì cơ sở phải đáp ứng được các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy. Tuy nhiên, chúng tôi chưa biết cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ đánh giá cơ sở in xuất bản phẩm đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy dựa trên các tiêu chí nào? Mong được Quý Công ty giải đáp. Tôi xin cảm ơn!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

1. Các tiêu chí xác định cơ sở in xuất bản phẩm đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy?
2. Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm
3. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ sở in xuất bản phẩm

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật TNHH TLK, trên cơ sở quy định pháp luật và thực tiễn giải quyết, chúng tôi xin gửi tới bạn nội dung tư vấn như sau:

CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Luật Xuất bản số: 19/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2012;

2. Luật Phòng cháy và Chữa cháy số: 26/2001/QH10 được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001;

3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và Chữa cháy số: 40/2013/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2013;

4. Nghị định số: 136/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và Chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và Chữa cháy;

5. Các văn bản pháp luật hướng dẫn khác có liên quan.

NỘI DUNG TƯ VẤN

Kinh tế -  xã hội ngày càng phát triển, tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, kéo theo những khu dân cư, những tổ hợp nhà cao tầng được xây dựng nhiều hơn, các cơ sở kinh doanh dịch vụ hỗ trợ đời sống của con người cũng mọc lên san sát, nhất là ở các khu đô thị lớn gây tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất cao. Những cơ sở in xuất bản cũng là một trong những cơ sở tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ lớn nhất do sản phẩm in chủ yếu là những loại vật liệu dễ cháy. Chính vì vậy, hiện nay, để hạn chế tối đa tình trạng cháy nổ, cơ quan nhà nước đã ban hành các quy định ghi nhận các tiêu chí xác định cơ sở in xuất bản phẩm đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy. Vậy các tiêu chí này cụ thể là như thế nào, trong bài viết này, Công ty Luật TNHH TLK xin phân tích và làm rõ.

cac-tieu-chi-xac-dinh-co-so-in-xuat-ban-pham-du-dieu-kien-ve-phong-chay-va-chua-chay
Ảnh 1. Các tiêu chí xác định cơ sở in xuất bản phẩm đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy. Hotline_ +(84) 97 211 8764

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN IN XUẤT BẢN PHẨM VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY TRONG CÁC CƠ SỞ IN XUẤT BẢN PHẨM

1. In là gì?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Xuất bản năm 2012: “In là việc sử dụng thiết bị in để tạo ra xuất bản phẩm từ bản mẫu”.

2. Xuất bản phẩm là gì?

 Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật Xuất bản năm 2012:

Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây:

a) Sách in;

b) Sách chữ nổi;

c) Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp;

d) Các loại lịch;

đ) Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách”.

3. Vì sao các cơ sở in xuất bản phẩm cần đáp ứng điều kiện về phòng cháy và chữa cháy?

Để trả lời cho câu hỏi vì sao các cơ sở in xuất bản phẩm cần đáp ứng điều kiện về phòng cháy và chữa cháy ta cần xác định được tầm quan trọng và mục đích của công tác phòng cháy, chữa cháy trong cuộc sống của người dân. Như đã biết, mục đích của công tác phòng cháy chữa cháy là giúp ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất những vụ cháy nổ xảy ra, phát hiện sớm những nguyên nhân làm cháy nổ, giúp tránh những trường hợp xấu xảy ra làm thiệt hại người và tài sản của cá nhân, cộng đồng. Ngoài ra, công tác phòng cháy chữa cháy giúp ngăn chặn những kẻ có ý đồ xấu, lợi dụng cháy nổ để làm những việc trái với pháp luật, ảnh hưởng đến tính mạng con người. 

Xét về cơ sở in xuất bản phẩm, như vừa trình bày ở trên, xuất bản phẩm đa số là những vật dễ cháy, cơ sở in thì thường sản xuất với số lượng lớn. Vì vậy, nếu không làm công tác phòng cháy chữa cháy cho tốt sẽ dẫn đến việc hỏa hoạn dễ dàng xảy ra, thậm chí là nó có thể lan ra nhanh chóng gây thiệt hại đến tài sản của người dân. 

Từ những lý do trên, việc pháp luật quy định cơ sở in xuất bản phẩm cần đáp ứng được các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy là hoàn toàn hợp lý.

=> Xem thêm: Thủ tục xin cấp biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy

II. CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CƠ SỞ IN XUẤT BẢN PHẨM ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY. 

cac-tieu-chi-xac-dinh-co-so-in-xuat-ban-pham-du-dieu-kien-ve-phong-chay-va-chua-chay

Ảnh 2. Các tiêu chí xác định cơ sở in xuất bản phẩm đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy. Hotline_ +(84) 97 211 8764

1. Có Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh/chi nhánh trong trường hợp địa điểm đặt xưởng in khác địa chỉ trụ sở chính.

2. Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an, cụ thể:

- Nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy phải phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động của cơ sở và gồm các nội dung cơ bản sau: Quy định việc quản lý, sử dụng điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị, dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt; quy định việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy; những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; những việc phải làm khi có cháy, nổ xảy ra;

- Sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải thể hiện đường, lối thoát nạn, vị trí bố trí phương tiện, thiết bị chữa cháy của khu vực, tầng nhà. Tùy theo tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể của cơ sở, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy có thể tách thành các sơ đồ chỉ dẫn riêng thể hiện một hoặc một số nội dung nêu trên;

- Biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm:

+ Biển cấm lửa, biển cấm hút thuốc, biển cấm mang, sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động, thiết bị thu phát sóng, các thiết bị, vật dụng, chất có khả năng phát sinh nhiệt, tia lửa hoặc lửa tại nơi sản xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ, xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng, hóa chất dễ cháy, nổ;

+ Biển báo khu vực có nguy hiểm về cháy, nổ;

+ Biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm: Biển chỉ hướng thoát nạn, cửa thoát nạn; biển chỉ vị trí trụ, cột, bể, bến lấy nước chữa cháy;

- Quy cách, mẫu biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4879:1989 Phòng cháy - Dấu hiệu an toàn. Trong trường hợp cần phải quy định rõ hiệu lực của biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn thì phải có biển phụ kèm theo;

- Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải được phổ biến và niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người biết và chấp hành.

3. Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Người làm nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

- Số lượng người phải được tập huấn:

+ Cơ sở có dưới 10 người thường xuyên làm việc thì tất cả những người làm việc tại cơ sở đó là thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành và do người đứng đầu cơ sở chỉ huy, chỉ đạo;

+ Cơ sở có từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 10 người, trong đó có 01 đội trưởng;

+ Cơ sở có trên 50 người đến 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 15 người, trong đó có 01 đội trưởng và 01 đội phó;

+ Cơ sở có trên 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 25 người, trong đó có 01 đội trưởng và 02 đội phó;

+ Cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập có trên 100 người thường xuyên làm việc thì mỗi bộ phận, phân xưởng có 01 tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; biên chế của tổ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 05 người, trong đó có 01 tổ trưởng.

- Người được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gồm:

+ Người có chức danh chỉ huy chữa cháy (Cháy tại cơ sở thì người đứng đầu cơ sở là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp người đứng đầu cơ sở vắng mặt thì đội trưởng đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy chữa cháy);

+ Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.

=> Xem thêm: Thủ tục xin cấp giấy Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

4. Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt:

- Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau:

+ Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy;

+ Đề ra tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau;

+ Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy;

+ Phương án chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời và được cấp có thẩm quyền phê duyệt lại khi có những thay đổi lớn về quy mô, tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy;

- Trách nhiệm xây dựng phương án: người đứng đầu cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy tại cơ sở;

- Thẩm quyền phê duyệt: chủ cơ sở có thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy;

- Phương án chữa cháy của cơ sở phải được tổ chức thực tập ít nhất một lần một năm và thực tập đột xuất khi có yêu cầu bảo đảm về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các sự kiện đặc biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tổ chức ở địa phương. Mỗi lần thực tập phương án chữa cháy có thể thực tập một hoặc nhiều tình huống khác nhau, nhưng phải bảo đảm tất cả các tình huống trong phương án lần lượt được tổ chức thực tập.

5. Phương án cứu nạn, cứu hộ:

- Phương án cứu nạn, cứu hộ phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau đây:

+ Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm khi xảy ra sự cố, tai nạn và các điều kiện liên quan đến hoạt động cứu nạn, cứu hộ;

+ Đề ra tình huống sự cố, tai nạn phức tạp nhất và một số tình huống sự cố, tai nạn đặc trưng khác có thể xảy ra; khả năng xảy ra các nguy hiểm tiếp theo của sự cố, tai nạn theo các mức độ khác nhau;

+ Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật cứu nạn, cứu hộ và các công việc phục vụ cứu nạn, cứu hộ phù hợp với từng giai đoạn của tình huống sự cố, tai nạn xảy ra;

+ Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ.

- Kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ gồm các nội dung cơ bản sau:

+ Chuẩn bị về lực lượng làm công tác cứu nạn, cứu hộ;

+ Chuẩn bị về phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ phù hợp với tình hình đặc điểm của cơ quan, tổ chức, cơ sở và địa phương;

+ Phân công nhiệm vụ, cơ chế phối hợp để tổ chức ứng phó với các tình huống sự cố, tai nạn có thể xảy ra;

+ Kinh phí bảo đảm cho hoạt động cứu nạn, cứu hộ;

+ Kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện.

- Trách nhiệm xây dựng phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ:

+ Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo xây dựng phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ;

+ Phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ sẽ được lưu hồ sơ và sao gửi cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Thẩm quyền phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ: Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ cơ sở.

- Chế độ và trách nhiệm tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ:

+ Phương án cứu nạn, cứu hộ phải được tổ chức thực tập, diễn tập ít nhất hai năm một lần và đột xuất khi có yêu cầu;

+ Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.

6. Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

7. Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an. 

8. Có kho chứa hàng: kho chứa hàng có thể ở bên trong nhà xưởng, có vách ngăn với các nơi khác và phải được làm bằng vật liệu chống cháy lan.

=> Xem thêm: Thủ tục xin thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy

III. BẠN NÊN LỰA CHỌN MỘT TỔ CHỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT? 

Một tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý chất lượng và uy tín cần có một số tiêu chí như sau:

Thứ nhất: Phải là tổ chức pháp lý chính thống, có giấy phép hoạt động hợp pháp;

Thứ hai: Có Ban lãnh đạo phải là luật sư, giàu kinh nghiệm và có học vị cao thì càng tốt;

Thứ ba: Có đội ngũ luật sư, hệ thống nhân sự bài bản, chuyên nghiệp, được đào tạo kỹ lưỡng;

Thứ tư: Thân thiện, tận tâm và nỗ lực hết sức vì lợi ích của khách hàng. Coi sự hài lòng của khách hàng, chất lượng công việc là danh dự của chính mình;

Thứ năm: Quy trình cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, chu đáo, linh hoạt và logic để tối ưu hóa hiệu suất công việc, đồng thời tiết kiệm tối đa thời gian của khách hàng;

Thứ sáu: Giá dịch vụ hợp lý, cạnh tranh;

Thứ bảy: Dịch vụ phong phú cả về lĩnh vực cung cấp tới các gói dịch vụ trong cùng một lĩnh vực để khách hàng lựa chọn gói dịch vụ phù hợp, cũng như có thể hỗ trợ toàn diện cho khách hàng trong suốt quá trình hoạt động;

Thứ tám: Có năng lực Kết nối – Xúc tiến quan hệ thương mại cho khách hàng nếu khách hàng có nhu cầu,...

Việc tìm kiếm cho mình một tổ chức tư vấn pháp lý toàn diện, chuyên nghiệp và uy tín là điều mà bất cứ khách hàng nào cũng mong muốn. Bởi không ai muốn bị rủi ro thiệt hại cả về tài chính lẫn thời gian mà kết quả lại không đạt được như kỳ vọng. Tuy nhiên để tìm được tổ chức như vậy thì không phải là điều dễ dàng bởi số lượng đơn vị cấp dịch vụ tại thị trường Việt Nam hiện nay là rất nhiều với chất lượng khác nhau. 

Một gợi ý cho bạn rằng, Công ty Luật TNHH TLK của chúng tôi tuy không dám nhận là công ty cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất thị trường nhưng Chúng tôi thỏa mãn tất cả các tiêu chí nêu trên và còn nhiều hơn thế, chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn tốt cho Quý vị.

IV. MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN TỚI VIỆC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KHAI BÁO HÓA CHẤT

Câu hỏi 1: Không có nội quy, tiêu lệnh , biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy bị phạt bao nhiêu tiền?

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 3, Điều  27 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí, niêm yết nội quy về phòng cháy và chữa cháy;

- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không bố trí, niêm yết tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy.

Câu hỏi 2: Cơ sở in xuất bản phẩm không xuất trình được hồ sơ, tài liệu về phòng cháy và chữa cháy khi cơ quan có thẩm quyền xuống cơ sở kiểm tra thì bị phạt bao nhiêu?

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều  28 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, đối với hành vi không xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ cho kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Câu hỏi 3: Thời gian huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là bao lâu?

Trả lời: 

- Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy lần đầu là từ 16 đến 24 giờ. Thời gian huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ. Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 08 giờ;

- Thời gian huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ lần đầu từ 32 giờ đến 48 giờ. Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ tối thiểu là 16 giờ. Thời gian huấn luyện lại để được cấp chứng nhận huấn luyện về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ sau khi giấy này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 32 giờ.

Trên đây là một số nội dung tổng hợp tư vấn mà Chúng tôi xin dành tới Quý Khách hàng. với tư cách là đơn vị cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn thấu hiểu và sẵn sàng đồng hành giải quyết những nhu cầu cũng như những khó khăn mà Quý Khách hàng đang gặp phải. Nếu còn vướng mắc hoặc cần tư vấn chuyên sâu hơn, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ tới số Hotline: +(84) 97 211 8764 để được luật sư tư vấn trực tiếp (tư vấn hoàn toàn miễn phí).

Xin chân thành cảm ơn Quý vị!

Phòng Thủ tục hành chính – Công ty Luật TNHH TLK

CÔNG VIỆC LUẬT TLK THỰC HIỆN

1. Tư vấn cho Quý Khách hàng tất cả các vấn đề pháp lý liên quan tới đời sống xã hội, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư.

2. Cung cấp tới Quý Khách hàng, đại diện thực hiện tất cả các dịch vụ pháp lý liên quan tới đời sống xã hội, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư.

CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI

1. Hỗ trợ cho Quý Khách hàng trong việc kết nối – xúc tiến thương mại trong quá trình hoạt động.

2. Chiết khấu % phí dịch vụ khi quý Khách hàng sử dụng từ lần thứ 2.

3. Chăm sóc tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật doanh nghiệp trong một năm (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).

4. Chăm sóc, tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật thuế - kế toán cho doanh nghiệp trong vòng một năm (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).

5. Cung cấp hệ thống quản trị nội bộ doanh nghiệp (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).

CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI MỚI NHẤT TẠI ĐÂY

Chúng tôi luôn sẵn sàng làm người bạn đồng hành, tận tâm và là điểm tựa pháp lý vững chắc cho Quý Khách hàng.

Kính chúc Quý Khách sức khỏe cùng sự phát triển thịnh vượng!

Trong trường hợp có nhu cầu cần tư vấn và sử dụng dịch vụ, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY LUẬT TNHH TLK           

-  ĐT: +(84) 243 2011 747                        Hotline: +(84) 97 211 8764

-  Email: info@tlklawfirm.vn                   Website: tlklawfirm.vn

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

LIÊN HỆ CUNG CẤP DỊCH VỤ (Vui lòng click vào nút dưới đây để chọn gói dịch vụ)

×

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
Giấy phép hoạt động số: 01021852/TP/ĐKHĐ cấp bởi Sở Tư pháp TP. Hà Nội
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7
GỌI NGAY: 097 211 8764
Vì trách nhiệm cộng đồng - Tư vấn hoàn toàn miễn phí
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
Tổng lượt truy cập: 9.605.425
Xem trong ngày: 3.452
Đang xem: 60
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo