SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
Tel: 0243 2011 747 Hotline: 097 211 8764

LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI LỰA CHỌN? (PHẦN 1)

CÂU HỎI:

Kính chào công ty Luật TNHH TLK, kính mong được Quý Công ty giải đáp vấn đề như sau: Thời gian tới tôi dự định thành lập doanh nghiệp nhưng chưa nắm rõ các loại hình doanh nghiệp và chưa có lựa chọn thích hợp. Vậy cho tôi hỏi tôi nên thành lập doanh nghiệp theo loại hình nào? Mong được Quý Công ty giải đáp. Tôi xin cảm ơn!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

1. Loại hình doanh nghiệp và những lưu ý khi lựa chọn (Phần 2)
2. Thủ tục đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
3. Thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần

Cảm ơn Quý Khách hàng đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật TNHH TLK, trên cơ sở quy định pháp luật và thực tiễn giải quyết, chúng tôi xin gửi tới Quý Khách hàng nội dung tư vấn như sau:

CƠ SỞ PHÁP LÝ:

1. Luật Doanh nghiệp số: 59/2020/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2020;

2. Nghị định số: 01/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 04 tháng 01 năm 2021 quy định về Đăng ký doanh nghiệp;

3. Thông tư số: 01/2021/TT-BKHĐT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 16 tháng 3 năm 2021 quy định về việc hướng dẫn Đăng ký doanh nghiệp;

4. Các văn bản pháp luật khác hướng dẫn có liên quan.          

NỘI DUNG TƯ VẤN:

Video tư vấn pháp lý: Loại hình doanh nghiệp và những lưu ý khi lựa chọn (phần 1)_Hotline: +(84) 97 211 8764

=> Xem thêm tại Yotube: Các loại hình doanh nghiệp

Quý Khách hàng chuẩn bị thành lập doanh nghiệp nhưng đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với hoạt động kinh doanh...

Theo Luật Doanh nghiệp 2020 quy định có 5 loại hình doanh nghiệp chính: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Công ty hợp danh và Công ty cổ phần. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có đặc điểm riêng. Trong bài viết này Công ty Luật TNHH TLK sẽ cung cấp các thông tin hữu ích để Quý Khách hàng rõ hơn về các loại hình công ty, từ đó Quý Khách hàng có thể cân nhắc và lựa chọn loại hình phù hợp với mô hình kinh doanh của mình.

loai-hinh-doanh-nghiep-va-nhung-luu-y-khi-lua-chon

Ảnh 1. Loại hình doanh nghiệp và những lưu ý khi lựa chọn _ Hotline: + (84) 97 211 8764

 I. Một số vấn đề liên quan đến đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp:

1. Doanh nghiệp tư nhân:

1.1. Khái niệm doanh nghiệp tư nhân?

Theo Luật Doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân được thành lập một doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân không đồng thời là thành viên công ty hợp danh, chủ hộ kinh doanh”.

1.2. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp tư 

Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp tư nhân bao gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.

1.3. Ưu điểm khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân?

- Doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các hoạt động kinh doanh do chỉ có chủ sở hữu duy nhất;

- Tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng nhờ vào chế độ chịu trách nhiệm vô hạn;

- Doanh nghiệp tư nhân ít chịu ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định pháp luật hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác;

- Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

1.4. Nhược điểm khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân?

- Doanh nghiệp tư nhân chịu mức độ rủi ro cao do không có tư cách pháp nhân;

- Chủ Doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của Doanh nghiệp và của chủ Doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ Doanh nghiệp đã đầu tư;

- Chủ doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế về khả năng đầu tư do chỉ được thành lập 01 doanh nghiệp tư nhân, không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh, công ty TNHH hay cổ đông của công ty cổ phần.

Lưu ý: Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ sở hữu.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV):

2.1. Khái niệm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên?

“Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty”.

2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH MTV

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo mô hình sau: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

+) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

+) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

- Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.

2.3. Ưu điểm khi đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên?

-  Các thành viên công ty TNHH nói chung chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty, do vậy, chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên sẽ ít rủi ro hơn chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân;

- Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, dễ dàng ra quyết định trong các vấn đề liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp.

2.4. Nhược điểm khi đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên?

Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bị hạn chế do chỉ có 1 chủ sở hữu và không có quyền phát hành cổ phiếu. Do đó, trường hợp muốn huy động vốn từ cá nhân, tổ chức khác thì buộc phải thực hiện chuyển đổi sang loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

Lưu ý: Công ty TNHH MTV do cá nhân hoặc tổ chức là chủ sở hữu.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

3.1. Khái niệm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên?

“Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 2 đến 50 thành viên. Các thành viên chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Phần vốn góp của thành viên bị hạn chế chuyển nhượng, chỉ được chuyển nhượng khi có sự đồng ý của các thành viên còn lại”.

3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH hai thành viên trở lên

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

- Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

3.3. Ưu điểm khi đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên?

- Có sự tách bạch trong chế độ tài sản giữa công ty và thành viên góp vốn, vì vậy thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;

- Số lượng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp như công ty cổ phần;

- Chế độ chuyển nhượng vốn được quy định chặt chẽ nên dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi thành viên.

3.4. Nhược điểm khi đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên?

- Việc huy động vốn trong quá trình hoạt động bị hạn chế bằng phương thức tăng vốn góp của thành viên hoặc tiếp nhận thêm thành viên mới hoặc phát hành trái phiếu;

- Số lượng thành viên bị giới hạn không quá 50 thành viên nên loại hình này không phù hợp với quy mô kinh doanh lớn.

Lưu ý: Số lượng thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên là từ 02 đến 50 thành viên.

4. Công ty cổ phần:

4.1. Khái niệm công ty cổ phần? 

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Chủ thể nắm giữ cổ phần của công ty là các cổ đông. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật.

4.2. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần

- Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

+) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

+) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.

- Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

4.3. Ưu điểm khi đăng ký thành lập công ty cổ phần (CTCP)?

– Cũng như công ty TNHH, chế độ trách nhiệm của cổ đông CTCP là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro của các cổ đông không cao;

– Khả năng hoạt động rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề;

– Cơ cấu vốn hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty;

– Khả năng huy động vốn rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần;

– Việc chuyển nhượng vốn là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia vào công ty cổ phần là rất rộng.

4.4. Nhược điểm khi đăng ký thành lập công ty cổ phần?

– Việc quản lý và điều hành rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;

– Việc thành lập và quản lý cũng phức tạp do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán;

– Về nghĩa vụ thuế, ngoài nghĩa vụ thuế mà công ty phải thực hiện với ngân sách nhà nước, các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo quy định của pháp luật;

– Chi phí cho việc thành lập khá tốn kém;

– Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông;

– Do nhiều vấn đề quan trọng của công ty phải thông qua cuộc họp Đại hội đồng cổ đông để quyết định nên hạn chế tính linh hoạt, kịp thời trong hoạt động đầu tư kinh doanh cũng như các hoạt động khác của doanh nghiệp…

Lưu ý: Số lượng thành viên của công ty cổ phần là tối thiểu 03 cổ đông và không tối đa số lượng cổ đông.

5. Công ty hợp danh:

5.1. Khái niệm công ty hợp danh?

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

5.2. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty hợp danh

Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty hợp danh bao gồm Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.

5.3. Ưu điểm khi đăng ký thành lập công ty hợp danh?

- Các thành viên hợp danh trong công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn vì vậy dễ dàng nhận được sự tin cậy từ khách hàng, đối tác;

- Việc điều hành quản lý công ty hợp danh không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và thường là những người có uy tín, tin tưởng lẫn nhau.

5.4. Nhược điểm khi đăng ký thành lập công ty hợp danh?

- Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.

Lưu ý: Số lượng thành viên của công ty hợp danh tối thiểu là 02 thành viên và không giới hạn tối đa thành viên.

Trên đây là một số nội dung tổng hợp tư vấn mà Chúng tôi xin dành tới Quý Khách hàng. với tư cách là đơn vị cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn thấu hiểu và sẵn sàng đồng hành giải quyết những nhu cầu cũng như những khó khăn mà Quý Khách hàng đang gặp phải. Nếu còn vướng mắc hoặc cần tư vấn chuyên sâu hơn, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ tới số hotline: (+84) 97 211 8764 để được luật sư tư vấn trực tiếp (tư vấn hoàn toàn miễn phí).

Xin chân thành cảm ơn Quý vị!

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư – Công ty Luật TNHH TLK

CÔNG VIỆC LUẬT TLK THỰC HIỆN

1. Tư vấn cho Quý khách hàng tất cả các vấn đề pháp lý liên quan tới đời sống xã hội, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư.

2. Cung cấp tới Quý Khách hàng, đại diện thực hiện tất cả các dịch vụ pháp lý liên quan tới đời sống xã hội, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư.

CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI

1. Hỗ trợ cho Quý khách hàng trong việc kết nối – xúc tiến thương mại trong quá trình hoạt động.

2. Chiết khấu % phí dịch vụ khi Quý khách hàng sử dụng dịch vụ lần thứ hai.

3. Chăm sóc tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật Doanh nghiệp trong một năm (nếu Quý khách hàng là tổ chức, Doanh nghiệp).

4. Chăm sóc, tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật thuế - kế toán cho Doanh nghiệp trong vòng một năm (nếu Quý khách hàng là tổ chức, Doanh nghiệp).

5. Cung cấp hệ thống quản trị nội bộ Doanh nghiệp (nếu Quý khách hàng là tổ chức, Doanh nghiệp).

CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI MỚI NHẤT TẠI ĐÂY

Chúng tôi luôn sẵn sàng làm người bạn đồng hành, tận tâm và là điểm tựa pháp lý vững chắc cho Quý khách hàng.

Kính chúc Quý khách hàng sức khỏe cùng sự phát triển thịnh vượng!

Trong trường hợp có nhu cầu cần tư vấn, sử dụng dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây: 

CÔNG TY LUẬT TNHH TLK

- ĐT: +(84) 243 2011 747                      Hotline: +(84) 97 211 8764

- Email: info@tlklawfirm.vn                Website: tlklawfirm.vn

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

LIÊN HỆ SỬ DỤNG DỊCH VỤ LUẬT SƯ
(Vui lòng click vào nút dưới đây để chọn gói dịch vụ)

TƯ VẤN PHÁP LUẬT QUA VIDEO CỦA TLK

XEM THÊM
×
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
Giấy phép hoạt động số: 01021852/TP/ĐKHĐ cấp bởi Sở Tư pháp TP. Hà Nội
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7
GỌI NGAY: 097 211 8764
Vì trách nhiệm cộng đồng - Tư vấn hoàn toàn miễn phí
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
Tổng lượt truy cập: 9.605.425
Xem trong ngày: 3.452
Đang xem: 60
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo