SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
Tel: 0243 2011 747 Hotline: 097 211 8764

PHÂN BIỆT NGƯỜI TỪ 18 TUỔI, TỪ ĐỦ 18 TUỔI, DƯỚI 18 TUỔI VÀ CHƯA ĐỦ 18 TUỔI

CÂU HỎI

Kính chào công ty Luật TNHH TLK, kính mong được Quý Công ty giải đáp vấn đề như sau: Hiện tại tôi vẫn chưa rõ sự khác nhau về mặt pháp lý giữa người từ 18 tuổi, từ đủ 18 tuổi, dưới 18 tuổi và chưa đủ 18 tuổi. Mong được Quý Công ty giải đáp. Tôi xin cảm ơn!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

1. 03 mốc tuổi bắt buộc phải đổi thẻ căn cước công dân ai cũng cần biết

2. Hình thức kỷ luật kéo dài thời gian nâng lương

3. Thế nào thì được coi là người chưa thành niên?

4. Năng lực pháp luật dân sự là gì? Năng lực hành vi dân sự là gì?

5. Năng lực hành vi dân sự bị hạn chế là gì? Người có năng lực hành vi dân sự bị hạn chế có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật không?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật TNHH TLK, trên cơ sở quy định pháp luật và thực tiễn giải quyết, chúng tôi xin gửi tới bạn nội dung tư vấn như sau:

CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Bộ Luật Dân sự số: 91/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015;

2. Bộ Luật Hình sự số: 100/2015/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015;

3. Các văn bản pháp luật hướng dẫn khác có liên quan.

NỘI DUNG TƯ VẤN

Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển dẫn đến xảy ra ngày càng nhiều các quan hệ pháp luật. Người dân ngày càng ý thức được rõ tầm quan trọng của pháp luật, thế nhưng đa phần họ chưa xác định được rõ các khái niệm trong luật nói chung và độ tuổi để áp dụng các điều luật nói riêng. Việc xác định chính xác độ tuổi của một người là vô cùng quan trọng. Vì nếu xác định sai độ tuổi sẽ dẫn đến việc áp dụng quy định pháp luật sai, đồng nghĩa các hậu quả/rủi ro pháp lý có thể xảy ra. 

Qua bài viết dưới đây, Công ty Luật TNHH TLK sẽ phân biệt rõ người từ 18 tuổi, từ đủ 18 tuổi, dưới 18 tuổi và chưa đủ 18 tuổi và những nội dung khác có liên quan, mang đến cho Quý Khách hàng cái nhìn tổng quát nhất về thế nào là người từ 18 tuổi, từ đủ 18 tuổi, dưới 18 tuổi và chưa đủ 18 tuổi.

phan-biet-nguoi-tu-18-tuoi-tu-du-18-tuoi-duoi-18-tuoi-va-chua-du-18-tuoi

Ảnh 1. Phân biệt người từ 18 tuổi, từ đủ 18 tuổi, dưới 18 tuổi và chưa đủ 18 tuổi _Hotline: +(84) 97 211 8764

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ QUAN TRỌNG LIÊN QUAN TỚI NGƯỜI TỪ 18 TUỔI, TỪ ĐỦ 18 TUỔI, DƯỚI 18 TUỔI VÀ CHƯA ĐỦ 18 TUỔI

1. Cách phân biệt “từ đủ”, “từ”, “chưa đủ”, “dưới” đối với tuổi của cá nhân

“Từ đủ”, “dưới” và “chưa đủ” là ba khái niệm phổ biến dùng để xác định tuổi của một người trong các văn bản pháp luật Việt Nam. Theo đó, Quý Khách hàng người cần phân biệt để áp dụng quy định pháp luật một cách phù hợp.

1.1. “Từ đủ”

Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên”.

Theo đó, người từ đủ x tuổi được hiểu là từ ngày sinh nhật thứ x của người ấy.

Ví dụ: Nguyễn Văn A sinh ngày 20/9/2001 thì ngày 20/9/2019 sẽ được xem là đủ 18 tuổi, và từ đủ 18 tuổi xác định từ ngày 20/9/2019.

1.2. “Từ”

Người từ x tuổi được xác định là từ ngày đủ x tuổi + 01 ngày.

Ví dụ: Nguyễn Văn A sinh ngày 20/9/2001 thì ngày 20/9/2018 sẽ được xem là đủ 17 tuổi, và từ 18 tuổi xác định từ ngày 20/9/2018 + 01 ngày là ngày 21/9/2018.

1.3. “Chưa đủ”

Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi”.

Như vậy, chưa đủ x tuổi được hiểu là người đó chưa đến ngày sinh nhật thứ x của mình.

Ví dụ: Người chưa đủ 18 tuổi, hiểu là chưa tới ngày sinh nhật lần thứ 18 của người đó. Nguyễn Văn A sinh ngày 20/9/2001 thì ngày 20/9/2019 sẽ được xem là đủ 18 tuổi, chưa tới 20/9/2019 thì được xem là chưa đủ 18 tuổi.

1.4. “Dưới”

Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về xóa án tích như sau:

1. Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi;

b) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý”.

Đối với trường hợp này, dựa trên quy định về xóa án tích của Bộ Luật hình sự 2015 thì dưới cũng được hiểu là như chưa đủ.

2. Một số vấn đề pháp lý cơ bản để phân biệt người từ 18 tuổi, từ đủ 18 tuổi, dưới 18 tuổi và chưa đủ 18 tuổi dưới góc độ pháp lý

2.1. Năng lực pháp luật dân sự của người từ 18 tuổi, từ đủ 18 tuổi, dưới 18 tuổi và chưa đủ 18 tuổi

Theo Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi cá nhân đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết”.

Vì vậy, tất cả các cá nhân kể cả người từ 18 tuổi, từ đủ 18 tuổi, dưới 18 tuổi và chưa đủ 18 tuổi đều có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự. 

2.2. Năng lực hành vi dân sự của người từ 18 tuổi, từ đủ 18 tuổi, dưới 18 tuổi và chưa đủ 18 tuổi

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015: “Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên”. Do đó:

- Người dưới 18 tuổi và chưa đủ 18 tuổi sẽ được xem là người chưa thành niên. 

- Người thành niên, tức là người từ đủ 18 tuổi, được suy đoán là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trừ các trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và người chưa thành niên chỉ có năng lực hành vi dân sự một phần.

2.3. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân của người từ 18 tuổi, từ đủ 18 tuổi, dưới 18 tuổi và chưa đủ 18 tuổi

Thứ nhất, căn cứ theo Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường”. Người gây thiệt hại đã đủ 18 tuổi thì họ phải dùng tài sản của mình để bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Trong trường hợp, người này chưa có tài sản riêng hoặc tài sản không đủ để bồi thường thì có thể động viên cha mẹ của họ bồi thường thay. Nếu cha mẹ không tự nguyện bồi thường thay thì Tòa án quyết định người phải bồi thường là người đã gây ra thiệt hại và quyết định bản án đó có thể được tạm hoãn thi hành cho đến khi họ có tài sản để thực hiện việc bồi thường.

Thứ hai, người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại bằng tài sản của mình; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu. 

Thứ ba, người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì người đó phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu đó bằng tài sản của cha, mẹ.

Thứ tư, người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý thì các tổ chức này phải bồi thường thiệt hại. Nếu các tổ chức này chứng minh được mình không có lỗi thì cha, mẹ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường thiệt hại. 

Thứ năm, người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc tài sản không đủ để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

2.4. Giám hộ của người từ 18 tuổi, từ đủ 18 tuổi, dưới 18 tuổi và chưa đủ 18 tuổi

Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về người được giám hộ: 

1. Người được giám hộ bao gồm:

a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;

b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;

c) Người mất năng lực hành vi dân sự;

d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Theo đó, người thành niên, tức là người từ đủ 18 tuổi chỉ được giám hộ khi bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Còn người chưa chưa đủ 18 tuổi có thể được giám hộ trong hai trường hợp: 

- Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không thể xác định được cha, mẹ. Trong trường hợp này, người chưa thành niên phải là người có cha và mẹ đã mất hoặc không thể xác định được cả cha lẫn mẹ là ai. Điều này có nghĩa là nếu như người thành niên vẫn còn cha hoặc mẹ hoặc xác định được cha hoặc mẹ là ai thì người đấy sẽ là người đại diện. 

- Người thành niên có cha, mẹ nhưng lại rơi vào các trường hợp mà Bộ luật quy định.

3. Sự khác nhau trong quy định chung về pháp luật hình sự đối với người từ 18 tuổi, từ đủ 18 tuổi, dưới 18 tuổi và chưa đủ 18 tuổi

3.1. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với người từ 18 tuổi, từ đủ 18 tuổi, dưới 18 tuổi và chưa đủ 18 tuổi

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tuổi trách nhiệm hình sự như sau: 

- Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm;

- Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Người đạt tuổi chịu trách nhiệm hình sự là người có năng lực trách nhiệm hình sự (là người có đủ điều kiện để có thể có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội).

Người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) đang còn trong giai đoạn phát triển cả về trí lực, thể lực. Họ chưa có nhân sinh quan và thế giới quan về cuộc sống xã hội như người đã trưởng thành. Do đó, pháp luật tuy có đưa ra những quy định về việc chịu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên, nhưng người chưa đủ 18 tuổi được hưởng chính sách giảm nhẹ theo quy định tại Bộ luật Hình sự.

3.2. Các hình phạt được áp dụng đối với người từ 18 tuổi, từ đủ 18 tuổi, dưới 18 tuổi và chưa đủ 18 tuổi

Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm: 

+ Hình phạt cảnh cáo được áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng chưa đến mức được miễn hình phạt; 

+ Phạt tiền;

+ Cải tạo không giam giữ;

+ Tù có thời hạn.

II. BẠN NÊN LỰA CHỌN MỘT TỔ CHỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT?

Một tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý chất lượng và uy tín cần có một số tiêu chí như sau:

Thứ nhất: Phải là tổ chức pháp lý chính thống, có giấy phép hoạt động hợp pháp;

Thứ hai: Có Ban lãnh đạo phải là luật sư, giàu kinh nghiệm và có học vị cao thì càng tốt;

Thứ ba: Có đội ngũ luật sư, hệ thống nhân sự bài bản, chuyên nghiệp, được đào tạo kỹ lưỡng;

Thứ tư: Thân thiện, tận tâm và nỗ lực hết sức vì lợi ích của khách hàng. Coi sự hài lòng của khách hàng, chất lượng công việc là danh dự của chính mình;

Thứ năm: Quy trình cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, chu đáo, linh hoạt và logic để tối ưu hóa hiệu suất công việc, đồng thời tiết kiệm tối đa thời gian của khách hàng;

Thứ sáu: Giá dịch vụ hợp lý, cạnh tranh;

Thứ bảy: Dịch vụ phong phú cả về lĩnh vực cung cấp tới các gói dịch vụ trong cùng một lĩnh vực để khách hàng lựa chọn gói dịch vụ phù hợp, cũng như có thể hỗ trợ toàn diện cho khách hàng trong suốt quá trình hoạt động;

Thứ tám: Có năng lực Kết nối – Xúc tiến quan hệ thương mại cho khách hàng nếu khách hàng có nhu cầu,… 

Việc tìm kiếm cho mình một tổ chức tư vấn pháp lý toàn diện, chuyên nghiệp và uy tín là điều mà bất cứ khách hàng nào cũng mong muốn. Bởi không ai muốn bị rủi ro thiệt hại cả về tài chính lẫn thời gian mà kết quả lại không đạt được như kỳ vọng. Tuy nhiên để tìm được tổ chức như vậy thì không phải là điều dễ dàng bởi số lượng đơn vị cấp dịch vụ tại thị trường Việt Nam hiện nay là rất nhiều với chất lượng khác nhau. 

Một gợi ý cho bạn rằng, Công ty Luật TNHH TLK của chúng tôi tuy không dám nhận là công ty cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất thị trường nhưng Chúng tôi thỏa mãn tất cả các tiêu chí nêu trên và còn nhiều hơn thế, chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn tốt cho Quý vị.

phan-biet-nguoi-tu-18-tuoi-tu-du-18-tuoi-duoi-18-tuoi-va-chua-du-18-tuoi

Ảnh 2. Phân biệt người từ 18 tuổi, từ đủ 18 tuổi, dưới 18 tuổi và chưa đủ 18 tuổi _ Hotline: +(84) 97 211 8764

III. MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN TỚI PHÂN BIỆT NGƯỜI TỪ 18 TUỔI, TỪ ĐỦ 18 TUỔI, DƯỚI 18 TUỔI VÀ CHƯA ĐỦ 18 TUỔI

Câu hỏi 1: Thời gian qua, tình trạng quan hệ tình dục ở trẻ vị thành niên có chiều hướng gia tăng, vấn đề này không chỉ tiềm ẩn nhiều nguy hại tới sức khỏe, cuộc sống tương lai của các em mà còn vi phạm pháp luật. Hiện nay, theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định các hành vi xâm hại tình dục như hiếp dâm, cưỡng hiếp… đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy nếu quan hệ với người dưới 18 tuổi tự nguyện thì có phạm tội không? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: 

1. Quan hệ thuận tình đối với người dưới 13 tuổi

Theo Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, người nào giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi thì bị phạt tù từ 07 -15 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Lưu ý: Người phạm tội này phải là người từ đủ 14 tuổi trở lên. Trường hợp người dưới 14 tuổi giao cấu hoặc quan hệ tình dục với người dưới 13 tuổi không bị xử lý hình sự.

2. Quan hệ tự nguyện với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là đối tượng chưa có đủ nhận thức rõ ràng về kiến thức xã hội, tâm sinh lý còn đang phát triển chưa ổn định. Vì vậy, nếu người trên 18 tuổi phát sinh quan hệ tự nguyện với người từ 13 đến dưới 16 tuổi thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Việc quan hệ tự nguyện với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi được Bộ luật Hình sự 2015 quy định với tội danh giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Cụ thể, người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tự nguyện thì bị phạt tù từ 01 - 05 năm.

Như vậy, người dưới 18 tuổi quan hệ với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tự nguyện thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.

3. Quan hệ với người từ đủ 16 tuổi trở lên

Trong Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 không có quy định nào về xử lý hình sự với hành vi quan hệ với người trên 16 tuổi một cách tự nguyện. Nghĩa là, nếu bạn quan hệ tình dục với người trên 16 tuổi tự nguyện không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng dâm, hiếp dâm hay giao cấu với trẻ em. Tuy nhiên, trong trường hợp quan hệ với người từ 16 tuổi trở lên theo hình thức mua bán dâm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Câu hỏi 2: Chào luật sư. Cháu năm nay học xong lớp 12 rồi tính theo năm thì đủ 18 tuổi nhưng cháu sinh tháng 12 thì tính tháng chưa đủ. Xin hỏi luật sư cháu có thể làm hồ sơ xin vào các công ty trong nước được không ạ? Cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Người chưa thành niên theo quy định của pháp luật là người chưa đủ 18 tuổi.

Tại Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về người lao động như sau:

“1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.

Như vậy về nguyên tắc, đủ 15 tuổi trở lên có thể tham gia lao động với vai trò là người lao động.

Vì vậy theo pháp luật Việt Nam thì bạn có thể làm hồ sơ xin vào làm tại các công ty được nếu công ty có tuyển dụng người chưa đủ 18 tuổi. 

Trên đây là một số nội dung tổng hợp tư vấn mà Chúng tôi xin dành tới Quý Khách hàng. Với tư cách là đơn vị cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn thấu hiểu và sẵn sàng đồng hành giải quyết những nhu cầu cũng như những khó khăn mà Quý Khách hàng đang gặp phải. Nếu còn vướng mắc hoặc cần tư vấn chuyên sâu hơn, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ tới số tổng đài: +(84) 97 211 8764 để được luật sư tư vấn trực tiếp (tư vấn hoàn toàn miễn phí).

Xin chân thành cảm ơn Quý vị!

Phòng Tố tụng – Công ty Luật TNHH TLK

CÔNG VIỆC CÔNG TY LUẬT TNHH TLK THỰC HIỆN

1. Tư vấn cho Quý khách hàng tất cả các vấn đề pháp lý liên quan tới đời sống xã hội, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư.

2. Cung cấp tới Quý Khách hàng, đại diện thực hiện tất cả các dịch vụ pháp lý liên quan tới đời sống xã hội, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư.

CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI

1. Hỗ trợ cho Quý Khách hàng trong việc kết nối – xúc tiến thương mại trong quá trình hoạt động.

2. Chiết khấu % phí dịch vụ khi Quý Khách hàng sử dụng dịch vụ lần thứ hai.

3. Chăm sóc tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật doanh nghiệp trong một năm (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).

4. Chăm sóc, tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật thuế - kế toán cho doanh nghiệp trong vòng một năm (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).

5. Cung cấp hệ thống quản trị nội bộ doanh nghiệp (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).

CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI MỚI NHẤT TẠI ĐÂY

Chúng tôi luôn sẵn sàng làm người bạn đồng hành, tận tâm và là điểm tựa pháp lý vững chắc cho Quý Khách hàng.

Kính chúc Quý Khách hàng sức khỏe cùng sự phát triển thịnh vượng!

Trong trường hợp có nhu cầu cần tư vấn, sử dụng dịch vụ Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây: 

CÔNG TY LUẬT TNHH TLK

- ĐT: +(84) 243 2011 747                              Hotline: +(84) 97 211 8764

- Email: info@tlklawfirm.vn                        Website: tlklawfirm.vn

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

LIÊN HỆ SỬ DỤNG DỊCH VỤ LUẬT SƯ
(Vui lòng click vào nút dưới đây để chọn gói dịch vụ)

TƯ VẤN PHÁP LUẬT QUA VIDEO CỦA TLK

XEM THÊM
×
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
Giấy phép hoạt động số: 01021852/TP/ĐKHĐ cấp bởi Sở Tư pháp TP. Hà Nội
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7
GỌI NGAY: 097 211 8764
Vì trách nhiệm cộng đồng - Tư vấn hoàn toàn miễn phí
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
Tổng lượt truy cập: 9.605.425
Xem trong ngày: 3.452
Đang xem: 60
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo