VIỆC GIÁM HỘ CÓ CẦN GIÁM SÁT KHÔNG?
CÂU HỎI
Kính chào công ty Luật TNHH TLK, kính mong được Quý Công ty giải đáp vấn đề như sau: Tôi có thắc mắc là việc giám hộ có cần giám sát không? Mong được Quý Công ty giải đáp. Tôi xin cảm ơn!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
1. Người chưa thành niên có được ra ở riêng với bố mẹ không?
2. Điều kiện của cá nhân và pháp nhân làm người giám hộ?
3. Quy định về người giám hộ đương nhiên? Giám hộ đương nhiên có được thay đổi không?
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật TNHH TLK, trên cơ sở quy định pháp luật và thực tiễn giải quyết, chúng tôi xin gửi tới bạn nội dung tư vấn như sau:
CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Bộ Luật Dân sự số: 91/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015;
2. Luật Hộ tịch số: 60/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014;
3. Các văn bản pháp luật hướng dẫn khác có liên quan.
NỘI DUNG TƯ VẤN
Giám hộ là một chế định “lâu đời” của pháp luật dân sự Việt Nam. Ngay từ Bộ luật Dân sự năm 1995 - Bộ luật đầu tiên sau khi nước Việt Nam thống nhất đất nước - đã ghi nhận chế định giám hộ. Người giám hộ thực hiện việc chăm sóc, giúp đỡ và bảo vệ quyển, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người bị tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của người được giám hộ. Do đó, việc giám hộ có ảnh hưởng rất lớn đối với người được giám hộ. Vậy việc giám hộ có cần giám sát hay không? Qua bài viết dưới đây, Chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề có phải giám sát việc giám hộ hay không và những nội dung khác có liên quan, mang đến cho Quý Khách hàng cái nhìn tổng quát nhất về giám sát việc giám hộ.
Ảnh 1. Việc giám hộ có cần giám sát không? _ Hotline: 097 211 8764
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ QUAN TRỌNG LIÊN QUAN TỚI GIÁM SÁT VIỆC GIÁM HỘ
1. Thế nào là giám hộ? Chủ thể pháp luật nào có thể là người giám hộ?
Căn cứ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 quy định giám hộ như sau:
“Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Uỷ ban nhân dân cấp xã cử, được Toà án chỉ định hoặc- được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ)”.
Cũng theo như quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì cả pháp nhân và cá nhân đều có thể làm người giám hộ, nhưng để làm người giám hộ thì các chủ thể phải đáp ứng một số điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.
2. Việc giám hộ có cần giám sát không?
Việc giám hộ ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của người được giám hộ vì người giám hộ là người chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người giám hộ và đồng thời cũng giúp người được giám hộ quản lý tài sản, thực hiện các giao dịch liên quan đến các tài sản này. Do đó, cần thiết phải có cơ chế giám sát, kiểm tra để đảm bảo việc giám hộ được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ. Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể về giám sát việc giám hộ xuất phát chính từ yêu cầu đảm bảo mục đích giám hộ.
Căn cứ dựa trên các quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì có thể thấy người giám sát việc giám hộ có thể là:
“Người thân thích của người được giám hộ thỏa thuận cử người giám sát việc giám hộ trong số những người thân thích hoặc chọn cá nhân, pháp nhân khác làm người giám sát việc giám hộ.
Việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ phải được sự đồng ý của người đó. Trường hợp giám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thì người giám sát phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.
Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người được giám hộ.”
Giám sát việc giám hộ là một công việc quan trọng, đòi hỏi sự quan tâm của người giám sát. Vì vậy, việc cử, chọn, người giám sát việc giám hộ phải được sự đồng ý của người đó. Trường hợp giám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thì người giám sát phải đăng ký tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ. Đây là quy định cần thiết để đảm bảo việc giám hộ cũng như để thuận lợi trong trường hợp có thay đổi giám hộ, hoặc chuyển giao việc giám hộ về sau.
Ngoài ra tại Bộ luật Dân sự 2015 quy định cũng đồng thời dự liệu trường hợp không có người thân thích của người được giám hộ hoặc những người thân thích không cử, chọn được người giám sát việc giám hộ thì Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người giám hộ cử cá nhân hoặc pháp nhân giám sát việc giám hộ.
3. Người giám sát việc giám hộ có cần đáp ứng yêu cầu gì không?
Bộ luật Dân sự 2015 quy định các điều kiện để có thể trở thành người giám sát việc giám hộ như sau:
“Người giám sát việc giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu là cá nhân, có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám sát nếu là pháp nhân; có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám sát.”
Như vậy, để có thể trở thành người giám sát việc giám hộ thì cá nhân hoặc pháp nhân phải đáp ứng hai điều kiện:
Đối với cá nhân:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám sát.
Đối với pháp nhân:
- Có năng lực pháp luật dân sự.
- Có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám sát.
Hai điều kiện này đều là những điều kiện bắt buộc và cần thiết đối với việc giám sát việc giám hộ. Điều kiện thứ nhất là căn cứ để người giám sát có khả năng thực hiện việc giám sát hay không (liên quan đến yếu tố nhận thức và làm chủ hành vi của cá nhân một cách đầy đủ; liên quan đến khả năng thực hiện việc giám sát không trái với lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của pháp nhân). Điều kiện thứ hai là điều kiện để đảm bảo việc giám sát là thực tế, không phải trên danh nghĩa.
4. Quyền và nghĩa vụ của người giám sát việc giám hộ
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì người giám sát việc giám hộ có quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Giám sát, kiểm tra việc giám hộ của người giám hộ có đảm bảo mục đích của giám hộ hay không;
- Giám sát và có ý kiến kịp thời bằng văn bản về việc người giám hộ xác lập, thực hiện giao dịch dân sự bằng tài sản của người được giám hộ;
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét thay đổi hoặc chấm dứt việc giám hộ khi phát hiện thấy việc giám hộ không đảm bảo được mục đích của giám hộ hoặc không còn cần thiết; thay đổi, chấm dứt việc giám sát việc giám hộ khi việc giám sát, người giám sát không còn đáp ứng đủ các điều kiện hoặc không còn cần thiết.
Theo đó, người giám sát việc giám hộ có quyền yêu cầu thay đổi người giám hộ trong trường hợp cần thiết.
II. BẠN NÊN LỰA CHỌN MỘT TỔ CHỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT?
Một tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý chất lượng và uy tín cần có một số tiêu chí như sau:
Thứ nhất: Phải là tổ chức pháp lý chính thống, có giấy phép hoạt động hợp pháp;
Thứ hai: Có Ban lãnh đạo phải là luật sư, giàu kinh nghiệm và có học vị cao thì càng tốt;
Thứ ba: Có đội ngũ luật sư, hệ thống nhân sự bài bản, chuyên nghiệp, được đào tạo kỹ lưỡng;
Thứ tư: Thân thiện, tận tâm và nỗ lực hết sức vì lợi ích của khách hàng. Coi sự hài lòng của khách hàng, chất lượng công việc là danh dự của chính mình;
Thứ năm: Quy trình cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, chu đáo, linh hoạt và logic để tối ưu hóa hiệu suất công việc, đồng thời tiết kiệm tối đa thời gian của khách hàng;
Thứ sáu: Giá dịch vụ hợp lý, cạnh tranh;
Thứ bảy: Dịch vụ phong phú cả về lĩnh vực cung cấp tới các gói dịch vụ trong cùng một lĩnh vực để khách hàng lựa chọn gói dịch vụ phù hợp, cũng như có thể hỗ trợ toàn diện cho khách hàng trong suốt quá trình hoạt động;
Thứ tám: Có năng lực Kết nối – Xúc tiến quan hệ thương mại cho khách hàng nếu khách hàng có nhu cầu,…
Việc tìm kiếm cho mình một tổ chức tư vấn pháp lý toàn diện, chuyên nghiệp và uy tín là điều mà bất cứ khách hàng nào cũng mong muốn. Bởi không ai muốn bị rủi ro thiệt hại cả về tài chính lẫn thời gian mà kết quả lại không đạt được như kỳ vọng. Tuy nhiên để tìm được tổ chức như vậy thì không phải là điều dễ dàng bởi số lượng đơn vị cấp dịch vụ tại thị trường Việt Nam hiện nay là rất nhiều với chất lượng khác nhau.
Một gợi ý cho bạn rằng, Công ty Luật TNHH TLK của chúng tôi tuy không dám nhận là công ty cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất thị trường nhưng Chúng tôi thỏa mãn tất cả các tiêu chí nêu trên và còn nhiều hơn thế, chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn tốt cho Quý vị.
Ảnh 2. Việc giám hộ có cần giám sát không? _ Hotline: 097 211 8764
III. MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN TỚI GIÁM SÁT VIỆC GIÁM HỘ
Câu hỏi 1: Người giám hộ cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có phải hỏi ý kiến của người giám sát việc giám hộ không?
Trả lời:
Tại Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Câu hỏi 2: Tôi muốn làm thủ tục đăng ký giám hộ nhưng vẫn chưa rõ trình tự thủ tục thế nào? Mong Luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn!
Trả lời:
Thủ tục đăng ký giám hộ được quy định rõ ràng trong Luật Hộ tịch năm 2014 như sau:
- Trường hợp đăng ký giám hộ cử:
(1) Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và văn bản cử người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
(2) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
- Trường hợp đăng ký giám hộ đương nhiên:
(1) Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ luật Dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên.
(2) Trình tự đăng ký giám hộ đương nhiên được thực hiện theo quy định.
Ảnh 3. Việc giám hộ có cần giám sát không? _ Hotline: 097 211 8764
Trên đây là một số nội dung tổng hợp tư vấn mà Chúng tôi xin dành tới Quý Khách hàng. Với tư cách là đơn vị cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn thấu hiểu và sẵn sàng đồng hành giải quyết những nhu cầu cũng như những khó khăn mà Quý Khách hàng đang gặp phải. Nếu còn vướng mắc hoặc cần tư vấn chuyên sâu hơn, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ tới số tổng đài: 097 211 8764 để được luật sư tư vấn trực tiếp (tư vấn hoàn toàn miễn phí).
Xin chân thành cảm ơn Quý vị!
Phòng Tố tụng – Công ty Luật TNHH TLK
CÔNG VIỆC LUẬT TLK THỰC HIỆN
1. Tư vấn cho Quý khách hàng tất cả các vấn đề pháp lý liên quan tới đời sống xã hội, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư.
2. Cung cấp tới Quý Khách hàng, đại diện thực hiện tất cả các dịch vụ pháp lý liên quan tới đời sống xã hội, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư.
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI
1. Hỗ trợ cho Quý Khách hàng trong việc kết nối – xúc tiến thương mại trong quá trình hoạt động.
2. Chiết khấu % phí dịch vụ khi Quý Khách hàng sử dụng dịch vụ lần thứ hai.
3. Chăm sóc tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật doanh nghiệp trong một năm (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).
4. Chăm sóc, tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật thuế - kế toán cho doanh nghiệp trong vòng một năm (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).
5. Cung cấp hệ thống quản trị nội bộ doanh nghiệp (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI MỚI NHẤT TẠI ĐÂY
Chúng tôi luôn sẵn sàng làm người bạn đồng hành, tận tâm và là điểm tựa pháp lý vững chắc cho Quý Khách hàng.
Kính chúc Quý Khách hàng sức khỏe cùng sự phát triển thịnh vượng!
Trong trường hợp có nhu cầu cần tư vấn, sử dụng dịch vụ Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
- ĐT: +(84) 243 2011 747 Hotline: +(84) 97 211 8764
- Email: info@tlklawfirm.vn Website: tlklawfirm.vn