SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
Tel: 0243 2011 747 Hotline: 097 211 8764

CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH?

CÂU HỎI:

Kính chào công ty Luật TNHH TLK, kính mong được Quý Công ty giải đáp vấn đề như sau: Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định bao nhiêu hình thức đầu tư? Cụ thể là những hình thức đầu tư nào? Mong được Quý Công ty giải đáp. Tôi xin cảm ơn!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật TNHH TLK, trên cơ sở quy định pháp luật và thực tiễn giải quyết, chúng tôi xin gửi tới bạn nội dung tư vấn như sau:

1. Hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được quy định như thế nào?
2. Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP
3. Tư vấn lựa chọn hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC hay đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

CƠ SỞ PHÁP LÝ:

1. Luật Đầu tư số: 61/2020/QH14 được Quốc Hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2020;

2. Nghị định số: 31/2021/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 26 tháng 3 năm 2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

3. Các văn bản pháp luật khác hướng dẫn có liên quan.

NỘI DUNG TƯ VẤN:

Video tư vấn pháp lý: Các hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành_Hotline: +(84) 97 211 8764

=> Xem thêm tại Youtube: Các hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam

Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu cùng với những chính sách thu hút nhà đầu tư, Việt Nam đang cho thấy là một trong những miền đất hứa của các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực trẻ, dồi dào. Tuy nhiên, thông thường các nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn trong việc xác định xem có những hình thức đầu tư nào theo pháp luật nước sở tại và chọn lựa hình thức đầu tư nào cho phù hợp. Hiểu được những băn khoăn, trăn trở của Quý Khách hàng, trong bài viết này, chúng tôi xin cung cấp cho Quý Khách hàng những quy định cơ bản nhất về các hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

cac-hinh-thuc-dau-tu-theo-quy-dinh-cua-phap-luat-viet-nam-hien-hanh

Ảnh 1. Các hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành_Hotline: +(84) 97 211 8764

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ QUAN TRỌNG LIÊN QUAN TỚI CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH 

1. Đầu tư là gì?

Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm mục đích thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực có thể là tiền, tài sản, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ. Các kết quả đạt được mong muốn có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực.

Đầu tư theo nghĩa hẹp bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực sẵn có ở hiện tại để tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm đem lại những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng.tư là gì 

Như vậy, đầu tư được hiểu là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, vật chất và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian nhất định nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.

2. Nhà đầu tư là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020: “Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.”

Như vậy, theo định nghĩa, ta xác định, nhà đầu tư có thể là cá nhân hoặc tổ chức, họ bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh. Nhà đầu tư ở đây có thể là nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

2.1. Nhà đầu tư trong nước

Căn cứ theo quy định tại khoản 20 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020: “Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”.

2.2. Nhà đầu tư nước ngoài

Căn cứ theo quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020: “Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”.

2.3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Căn cứ theo quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020: “Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh”.

Theo đó “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”.

3. Các hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật việt nam hiện hành

Điều 21 Luật Đầu tư 2020 quy định về các hình thức đầu tư tại Việt Nam hiện nay bao gồm:

- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;

- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;

- Thực hiện dự án đầu tư;

- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

- Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Trong đó:

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế: 

Nhà đầu tư có thể đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế. Với nhà đầu tư trong nước và tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Đầu tư năm 2020 thì nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, đối với nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư năm 2020, khi muốn thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật, phải có dự án đầu tư, và cần phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư trước khi đầu tư vào Việt Nam (trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa).

=> Xem thêm: Đăng ký đầu tư

Thực hiện hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế:

Nhà đầu tư có thể đầu tư bằng hình thức góp vốn vào tổ chức kinh tế được thành lập để thực hiện dự án hoặc có thể mua lại phần vốn góp của các thành viên trong tổ chức kinh tế đó khi họ có nhu cầu chuyển nhượng phần vốn góp.

Nhà đầu tư có thể đầu tư vào tổ chức kinh tế thông qua việc mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm mà tổ chức kinh tế có loại hình là công ty cổ phần bán ra hoặc mua lại cổ phần từ các cổ đông có nhu cầu chuyển nhượng

Thực hiện dự án đầu tư:

Nhà đầu tư có thể thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng dự án PPP (Hợp đồng đối tác công tư). Hợp đồng dự án PPP là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công. 

Căn cứ theo khoản 3 Điều 16 và Điều 45 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020, Hợp đồng dự án PPP bao gồm các loại hợp đồng sau đây:

- Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Build - Operate - Transfer, sau đây gọi là hợp đồng BOT): là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng, kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó cho Nhà nước;

- Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (Build - Transfer - Operate, sau đây gọi là hợp đồng BTO): là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; sau khi hoàn thành xây dựng, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng cho Nhà nước và được quyền kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong thời hạn nhất định;

- Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (Build - Own - Operate, sau đây gọi là hợp đồng BOO): là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng, sở hữu, kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chấm dứt hợp đồng;

- Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (Operate - Manage, sau đây gọi là hợp đồng O&M): là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để kinh doanh, quản lý một phần hoặc toàn bộ công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có trong thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chấm dứt hợp đồng;

- Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (Build - Transfer - Lease, sau đây gọi là hợp đồng BTL): là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng và chuyển giao cho Nhà nước sau khi hoàn thành; được quyền cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trên cơ sở vận hành, khai thác công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong thời hạn nhất định; cơ quan ký kết hợp đồng thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP;

- Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (Build - Lease - Transfer, sau đây gọi là hợp đồng BLT): là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng và cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trên cơ sở vận hành, khai thác công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong thời hạn nhất định; cơ quan ký kết hợp đồng thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó cho Nhà nước;

- Hợp đồng hỗn hợp là sự kết hợp giữa các loại hợp đồng trên.

Thực hiện đầu tư theo hình thức BCC:

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC được gọi là hợp đồng hợp tác kinh doanh, được ký kết giữa các nhà đầu tư với nhau để cùng kinh doanh mang lại lợi nhuận cho nhau, phân chia nhau sản phẩm, kết quả kinh doanh mà không cần thành lập tổ chức kinh tế. Các nhà đầu tư hợp kinh doanh với nhau theo hình thức hợp đồng BCC có thể là các nhà đầu tư trong nước với nhau hoặc là giữa nhà đầu tư trong nước với đầu tư nước ngoài.

Đối với đầu tư theo hợp đồng BCC thì nhà đầu tư cần thành lập Ban điều phối và thỏa thuận về chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của Ban điều phối luôn.

cac-hinh-thuc-dau-tu-theo-quy-dinh-cua-phap-luat-viet-nam-hien-hanh

Ảnh 2. Các hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành_Hotline: +(84) 97 211 8764

Tuy nhiên, chung quy lại ta có hai hình thức đầu tư chính là đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp. 

3.1. Đầu tư trực tiếp

Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư mà các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và trực tiếp nắm quyền quản lý, kiểm soát và sử dụng phần vốn góp của mình trong các hoạt động đầu tư kinh doanh. 

Như vậy, các hình thức đầu tư trực tiếp sẽ bao gồm:

- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;

- Thực hiện dự án đầu tư;

- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC;

- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp mà theo đó nhà đầu tư có quyền trong hoạt động đầu tư kinh doanh.

3.1. Đầu tư gián tiếp

Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư mà các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư, nhưng không nắm quyền quản lý, kiểm soát và sử dụng phần vốn góp của mình mà thông qua một bên thứ ba giúp mình kiểm soát, thực hiện dự án đầu tư.

Các hình thức đầu tư gián tiếp có thể kể đến như: 

- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần góp vốn (không bao gồm trường hợp mua cổ phần, phần vốn góp mà theo đó nhà đầu tư có quyền trong hoạt động đầu tư kinh doanh);

- Được quyền mua bán trái phiếu và các loại chứng khoán khác tại thị trường chứng khoán Việt Nam;

- Đầu tư thông qua các chế định tài chính trung gian;

- Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài được tiến hành thực hiện các hình thức đầu tư gián tiếp khác theo quy định của pháp luật.

3.2. Phân biệt hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp

3.2.1. Giống nhau:

Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp đều là hình thức nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư với mục đích sinh lời.

3.2.2. Khác nhau:

- Về quyền kiểm soát:

Đầu tư trực tiếp: Nhà đầu tư có quyền kiểm soát, quản lý, sử dụng nguồn vốn của mình để thực hiện các hoạt động kinh doanh một cách chủ động, trực tiếp mà không phải thông qua bên thứ 3.

Đầu tư gián tiếp: Nhà đầu tư chỉ bỏ vốn mà không nắm quyền kiểm soát, quản lý, sử dụng nguồn vốn của mình để thực hiện các hoạt động kinh doanh một cách trực tiếp, chủ động. Việc kiểm soát, quản lý và sử dụng nguồn vốn này sẽ thuộc về bên thứ ba.

- Về trách nhiệm:

Đầu tư trực tiếp: nhà đầu tư trực tiếp sẽ chịu trách nhiệm cao hơn so với nhà đầu tư gián tiếp vì nhà đầu tư trực tiếp là người kiểm soát, quản lý, sử dụng nguồn vốn của công ty để đầu tư, kinh doanh nên mọi quyết định của nhà đầu tư sẽ ảnh hưởng đến sự sống còn của tổ chức. Lợi nhuận của tổ chức thu được là cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào các quyết định, các chính sách mà nhà đầu tư đưa ra.

Đầu tư gián tiếp: nhà đầu tư gián tiếp sẽ chịu trách nhiệm với tổ chức ít hơn rất nhiều so với nhà đầu tư gián tiếp bởi nhà đầu tư gián tiếp chỉ đầu tư tiền của, tài sản của mình vào tổ chức mà không quản lý, kiểm soát, điều hành tổ chức. Trường hợp tổ chức kinh doanh không thuận lợi, phát sinh các khoản nợ hoặc các nghĩa vụ tài sản khác, lúc này, những nhà đầu tư gián tiếp chỉ chịu trách nhiệm với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản này trong phạm vi số vốn đã góp vào tổ chức (trong trường hợp nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần góp vốn nhưng không nắm quyền kiểm soát, quản lý tổ chức).

- Về mức độ rủi ro:

Đầu tư trực tiếp: Thông thường, nhà đầu tư trực tiếp sẽ là những người đóng góp về tài sản cũng như tinh thần, trí tuệ cho tổ chức nhiều hơn là những nhà đầu tư gián tiếp. Vì vậy, mức độ rủi ro về tài chính của nhà đầu tư trực tiếp sẽ cao hơn nhà đầu tư gián tiếp.

=> Xem thêm: Ưu đãi đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

II. BẠN NÊN LỰA CHỌN MỘT TỔ CHỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT? 

Một tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý chất lượng và uy tín cần có một số tiêu chí như sau:

Thứ nhất: Phải là tổ chức pháp lý chính thống, có giấy phép hoạt động hợp pháp;

Thứ hai: Có Ban lãnh đạo phải là luật sư, giàu kinh nghiệm và có học vị cao thì càng tốt;

Thứ ba: Có đội ngũ luật sư, hệ thống nhân sự bài bản, chuyên nghiệp, được đào tạo kỹ lưỡng;

Thứ tư: Thân thiện, tận tâm và nỗ lực hết sức vì lợi ích của khách hàng. Coi sự hài lòng của khách hàng, chất lượng công việc là danh dự của chính mình;

Thứ năm: Quy trình cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, chu đáo, linh hoạt và logic để tối ưu hóa hiệu suất công việc, đồng thời tiết kiệm tối đa thời gian của khách hàng;

Thứ sáu: Giá dịch vụ hợp lý, cạnh tranh;

Thứ bảy: Dịch vụ phong phú cả về lĩnh vực cung cấp tới các gói dịch vụ trong cùng một lĩnh vực để khách hàng lựa chọn gói dịch vụ phù hợp, cũng như có thể hỗ trợ toàn diện cho khách hàng trong suốt quá trình hoạt động;

Thứ tám: Có năng lực Kết nối – Xúc tiến quan hệ thương mại cho khách hàng nếu khách hàng có nhu cầu,...

tìm kiếm cho mình một tổ chức tư vấn pháp lý toàn diện, chuyên nghiệp và uy tín là điều mà bất cứ khách hàng nào cũng mong muốn. Bởi không ai muốn bị rủi ro thiệt hại cả về tài chính lẫn thời gian mà kết quả lại không đạt được như kỳ vọng. Tuy nhiên để tìm được tổ chức như vậy thì không phải là điều dễ dàng bởi số lượng đơn vị cấp dịch vụ tại thị trường Việt Nam hiện nay là rất nhiều với chất lượng khác nhau. 

Một gợi ý cho bạn rằng, Công ty Luật TNHH TLK của chúng tôi tuy không dám nhận là công ty cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất thị trường nhưng Chúng tôi thỏa mãn tất cả các tiêu chí nêu trên và còn nhiều hơn thế, chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn tốt cho Quý vị.

cac-hinh-thuc-dau-tu-theo-quy-dinh-cua-phap-luat-viet-nam-hien-hanh

Ảnh 3. Tư vấn pháp luật miễn phí_Hotline: +(84) 97 211 8764

III. MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Câu hỏi 1: FDI là gì?

Trả lời:

FDI là viết tắt của cụm từ đầu tư “Foreign Direct Investment” nghĩa là đầu tư trực tiếp nước ngoài. FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.

Câu hỏi 2: Điều kiện để Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?

Trả lời: 

Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng được các điều kiện sau:

- Phải có dự án đầu tư;

- Đáp ứng đủ các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ theo đúng quy định của Luật Đầu tư, các điều kiện về phạm vi hoạt động, hình thức đầu tư tại Việt Nam, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và các điều kiện khác theo đúng quy định của điều ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nước thành viên;

- Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền tại Việt Nam với bộ hồ sơ hợp lệ.

Câu hỏi 3: Tổ chức kinh tế được Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thì cần làm những thủ tục gì?

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 66 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, tổ chức kinh tế được Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp cần làm thủ tục sau:

- Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật Đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;

- Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều 26 của Luật Đầu tư sau khi nhà đầu tư nước ngoài được chấp thuận góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài với tư cách là thành viên, cổ đông của tổ chức kinh tế được xác lập khi hoàn tất thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông.

=> Xem thêm: Điều kiện đầu tư áp dụng với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam

Trên đây là một số nội dung tổng hợp tư vấn mà Chúng tôi xin dành tới Quý Khách hàng. với tư cách là đơn vị cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn thấu hiểu và sẵn sàng đồng hành giải quyết những nhu cầu cũng như những khó khăn mà Quý Khách hàng đang gặp phải. Nếu còn vướng mắc hoặc cần tư vấn chuyên sâu hơn, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ tới số Hotline: +(84) 97 211 8764 để được luật sư tư vấn trực tiếp (tư vấn hoàn toàn miễn phí).

Xin chân thành cảm ơn Quý vị!

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư – Công ty Luật TNHH TLK

CÔNG VIỆC LUẬT TLK THỰC HIỆN:

1. Tư vấn cho Quý khách hàng tất cả các vấn đề pháp lý liên quan tới đời sống xã hội, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư.

2. Cung cấp tới Quý Khách hàng, đại diện thực hiện tất cả các dịch vụ pháp lý liên quan tới đời sống xã hội, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư.

CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI:

1. Hỗ trợ cho Quý khách hàng trong việc kết nối – xúc tiến thương mại trong quá trình hoạt động.

2. Chiết khấu % phí dịch vụ khi quý khách hàng sử dụng từ lần thứ 2.

3. Chăm sóc tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật doanh nghiệp trong một năm (nếu Quý khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).

4. Chăm sóc, tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật thuế - kế toán cho doanh nghiệp trong vòng một năm (nếu Quý khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).

5. Cung cấp hệ thống quản trị nội bộ doanh nghiệp (nếu Quý khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).

CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI MỚI NHẤT TẠI ĐÂY

Chúng tôi luôn sẵn sàng làm người bạn đồng hành, tận tâm và là điểm tựa pháp lý vững chắc cho Quý khách hàng.

Kính chúc Quý khách sức khỏe cùng sự phát triển thịnh vượng!

Trong trường hợp có nhu cầu cần tư vấn và sử dụng dịch vụ, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY LUẬT TNHH TLK           

-  ĐT: +(84) 243 2011 747                       Hotline: +(84) 97 211 8764

-  Email: info@tlklawfirm.vn                 Website: tlklawfirm.vn

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

LIÊN HỆ CUNG CẤP DỊCH VỤ (Vui lòng click vào nút dưới đây để chọn gói dịch vụ)

×

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
Giấy phép hoạt động số: 01021852/TP/ĐKHĐ cấp bởi Sở Tư pháp TP. Hà Nội
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7
GỌI NGAY: 097 211 8764
Vì trách nhiệm cộng đồng - Tư vấn hoàn toàn miễn phí
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
Tổng lượt truy cập: 9.605.425
Xem trong ngày: 3.452
Đang xem: 60
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo