1. Những điểm khác nhau giữa Luật cạnh tranh cũ và Luật cạnh tranh mới?
STT |
Vấn đề pháp lý |
Luật cạnh tranh 2004 |
Luật cạnh tranh 2018 |
1 |
Phạm vi điều chỉnh |
Luật cạnh tranh 2004 quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh. |
Ngoài phạm vi điều chỉnh theo luật cũ, Luật cạnh tranh 2018 còn quy định về “tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam” và “quản lý nhà nước về cạnh tranh”. |
2 |
Đối tượng áp dụng |
Luật cạnh tranh 2004 áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam và Hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam. |
Ngoài phạm vi điều chỉnh theo luật cũ, đối tượng điều chỉnh của Luật cạnh tranh 2018 còn là các đơn vị sự nghiệp công lập; Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan. |
3 |
Nguyên tắc cạnh tranh trong kinh doanh |
Luật cạnh tranh 2004 quy định việc cạnh tranh phải được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng và phải tuân theo các quy định của Luật |
Ngoài các nguyên tắc theo luật cũ, Luật cạnh tranh 2018 còn quy định thêm nguyên tắc công bằng và lành mạnh trong các nguyên tắc cạnh tranh trong kinh doanh. |
4 |
Trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh |
Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh |
Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh |
5 |
Ngưỡng giới hạn của hành vi tập trung kinh tế |
Điều 18 Luật Cạnh tranh 2004 quy định cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật |
Điều 30 của Luật Cạnh tranh 2018 quy định cấm doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.
|
6 |
Các hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh |
Luật Cạnh tranh 2004 chỉ nghiêm cấm các hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường của cơ quan Nhà nước, cụ thể:
Cơ quan quản lý nhà nước không được thực hiện những hành vi sau đây để cản trở cạnh tranh trên thị trường:
- Buộc doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ với doanh nghiệp được cơ quan này chỉ định, trừ hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
- Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp;
- Ép buộc các hiệp hội ngành nghề hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm loại trừ, hạn chế, cản trở các doanh nghiệp khác cạnh tranh trên thị trường;
Các hành vi khác cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp |
Ngoài nghiêm cấm các hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường của cơ quan Nhà nước, Luật Cạnh tranh 2018 còn bổ sung hành vi nghiêm cấm đối với tổ chức, cá nhân.
Cụ thể, nghiêm cấm tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.
|
7 |
Quy định về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh |
Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh |
Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm:
- Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
- Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ;
- Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ;
- Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;
- Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
- Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
- Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận;
- Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ |
Ngoài thoả thuận hạn chế cạnh tranh theo luật cũ, Luật cạnh tranh 2018 còn bổ sung các trường hợp khác cũng thuộc nhóm này, cụ thể:
- Thỏa thuận phân chia khách hàng
- Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.
- Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.
- Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
|
Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm |
- Cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 6, 7 và 8 Điều 8 của Luật cạnh tranh 2004.
- Cấm các thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 8 của Luật Luật cạnh tranh 2004 khi các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên. |
Dựa trên những quy định của Luật cạnh tranh cũ, Luật cạnh tranh 2018 bổ sung và quy định rõ ràng hơn về các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, cụ thể:
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật cạnh tranh 2018 khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật cạnh tranh 2018 khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường. |
Trường hợp miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm |
1. Thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này được miễn trừ có thời hạn nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau đây nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng:
a) Hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh;
b) Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ;
c) Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;
d) Thống nhất các điều kiện kinh doanh, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá;
đ) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa;
e) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
2. Trình tự, thủ tục, thời hạn miễn trừ được thực hiện theo quy định tại Mục 4 Chương này. |
Luật cạnh tranh 2018 đã bỏ trường hợp: Hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh; Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa và trình tự, thủ tục, thời hạn miễn trừ khỏi quy định về trường hợp miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm.
Đồng thời bổ sung thêm quy định:
Thỏa thuận lao động, thỏa thuận hợp tác trong các ngành, lĩnh vực đặc thù được thực hiện theo quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của luật đó |
(Còn tiếp phần 2 tại đây)
Kính thưa Quý khách hàng, với tư cách là đơn vị cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn thấu hiểu và sẵn sàng đồng hành giải quyết những nhu cầu cũng như những khó khăn mà Quý Khách hàng đang gặp phải. Bởi vậy, trong suốt quá trình hoạt động của mình, chúng tôi xác định giá dịch vụ cạnh tranh, chất lượng công việc và sự hài lòng của khách hàng luôn là mục tiêu quan trọng nhất. Điều đó không chỉ được thể hiện cụ thể thông qua quy trình xử lý chuyên nghiệp, chất lượng công việc mà còn thể hiện ở những cam kết và ưu đãi mà chúng tôi dành tặng Quý Khách hàng. |