QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHIẾM HỮU?
CÂU HỎI
Kính chào công ty Luật TNHH TLK, kính mong được Quý Công ty giải đáp vấn đề như sau: Tôi đang nghiên cứu quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về chiếm hữu, song gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu các nội dung về chiếm hữu trong Bộ luật Dân sự 2015. Mong được Quý Công ty giải đáp. Tôi xin cảm ơn!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
1. Quyền sở hữu là gì? Đặc điểm và phân loại quyền sở hữu?
2. Bảo vệ quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản?
3. Pháp luật quy định như thế nào về xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự?
Cảm ơn Quý Khách hàng đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật TNHH TLK, trên cơ sở quy định pháp luật và thực tiễn giải quyết, chúng tôi xin gửi tới Quý Khách hàng nội dung tư vấn như sau:
CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Bộ luật Dân sự số: 91/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015;
2. Các văn bản pháp luật khác hướng dẫn có liên quan.
NỘI DUNG TƯ VẤN
Chiếm hữu là một chế định quan trọng trong Bộ luật Dân sự liên quan mật thiết tới nhóm quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Hiểu được các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về chiếm hữu và sự khác nhau giữa chiếm hữu và quyền chiếm hữu sẽ giúp Quý khách có nền tảng vững chắc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân và những người xung quanh, đặc biệt trong trường hợp là người chiếm hữu ngay tình không có quyền năng chiếm hữu hay khi là bên thứ ba ngay tình khi hợp đồng vô hiệu. Tất cả những vấn đề quan trọng mà Quý vị đang khúc mắc liên quan tới quy định pháp luật về chiếm hữu sẽ được Chúng tôi tư vấn qua bài viết dưới đây.
Ảnh 1. Quy định pháp luật về chiếm hữu?_Hotline: 0972118764
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ QUAN TRỌNG LIÊN QUAN TỚI QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CHIẾM HỮU
1. Khái niệm chiếm hữu và quyền chiếm hữu
Theo từ điển tiếng Việt, chiếm hữu là một động từ có ý nghĩa thông thường nhất là nắm giữ (tư liệu sản xuất, tài sản lớn) làm của riêng. Dưới góc độ pháp lý, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu. Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ một số trường hợp chiếm hữu ngay tình, không trái với quy định pháp luật, đạo đức xã hội.
Quyền chiếm hữu là một trong ba quyền thuộc quyền sở hữu tài sản, bên cạnh quyền sử dụng và quyền định đoạt. Tuy Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn đi kèm không đưa ra khái niệm thế nào là quyền chiếm hữu nhưng ta có thể hiểu rằng, quyền chiếm hữu là quyền của một chủ thể pháp luật được nắm giữ, quản lý tài sản trên thực tế hoặc danh nghĩa pháp lý theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ.
Lưu ý: Chiếm hữu và quyền chiếm hữu là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Trong khi quyền chiếm hữu là một trong ba quyền năng của quyền sở hữu thì chiếm hữu chỉ đơn giản là một trạng thái pháp lý của một người bất kỳ đang trực tiếp cầm nắm tài sản. Và việc người đó trực tiếp cầm nắm tài sản không đồng nghĩa với việc anh ta có quyền chiếm hữu. Chiếm hữu trên thực tế hoặc danh nghĩa chỉ trở thành quyền chiếm hữu và được pháp luật bảo vệ khi việc chiếm hữu đó có căn cứ xác lập mối liên hệ hợp pháp với quyền sở hữu tài sản.
Lấy ví dụ để làm sáng tỏ hơn nhận định trên như sau: Chó nhà anh B chạy sang nhà anh A và anh A là người đang trực tiếp giữ nó dù biết rõ ràng rằng đây là chó của anh B hàng xóm. Trong tình huống này, anh A là người đang chiếm hữu con chó nhưng không có quyền chiếm hữu nó, người có quyền chiếm hữu con chó phải là chủ sở hữu tài sản (tức anh B). Như vậy, qua ví dụ nhỏ trên ta đã thấy có sự khác nhau giữa hai khái niệm chiếm hữu và quyền chiếm hữu. Người có quyền chiếm hữu có thể đồng thời là người chiếm hữu tài sản nhưng người chiếm hữu tài sản chưa chắc đã là người được pháp luật công nhận quyền chiếm hữu đối với tài sản ấy.
=> Xem thêm: Người thứ ba ngay tình là gì? Thế nào là người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự vô hiệu?
2. Thế nào là chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật?
Theo Bộ luật Dân sự 2015, chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:
- Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
- Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
- Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
- Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Trường hợp khác do pháp luật quy định.
Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là các trường hợp chiếm hữu không phù hợp với các căn cứ pháp luật quy định, chiếm hữu không phải là chủ sở hữu, không thuộc các trường hợp chiếm hữu có căn cứ pháp luật quy định tại Bộ luật Dân sự 2015. Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật vẫn có thể xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó nếu người chiếm hữu về tài sản không có pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan quy định khác.
=> Xem thêm: Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là gì? Đặc điểm của những quyền này?
3. Các hình thức chiếm hữu
3.1. Chiếm hữu ngay tình
Bộ luật dân sự 2015 định nghĩa chiếm hữu ngay tình như sau: chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu. Pháp luật công nhận và bảo vệ quyền của người chiếm hữu ngay tình.
Chiếm hữu ngay tình có thể là trường hợp chủ sở hữu chiếm hữu ngay tình hoặc trường hợp không phải là chủ sở hữu nhưng chiếm hữu ngay tình, chẳng hạn như người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản hoặc chuyển giao tài sản thông qua một giao dịch dân sự. Ngoài ra còn trường hợp người chiếm hữu không phải là chủ sở hữu cũng không được chủ sở hữu ủy quyền hay chuyển giao quyền chiếm hữu đối với tài sản nhưng được pháp luật quy định là chiếm hữu ngay tình. Đó là người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm; người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự và quy định khác có liên quan; các trường hợp khác mà pháp luật quy định.
3.2. Chiếm hữu không ngay tình
Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu. Đối với hình thức chiếm hữu này, người chiếm hữu không phải là chủ sở hữu tài sản biết rõ hoặc phải biết rằng mình đang chiếm hữu không phù hợp với các căn cứ quy định của pháp luật nhưng vẫn thực hiện hành vi chiếm hữu. Lẽ đương nhiên, pháp luật sẽ không bảo vệ việc chiếm hữu không ngay tình của người chiếm hữu, hơn thế người chiếm hữu không ngay tình còn phải bồi thường thiệt hại cho người có quyền chiếm hữu theo các quy định thực định.
Ví dụ, trong Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định rằng người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật và không ngay tình thì phải tiến hành hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Hay, trường hợp người chế biến không ngay tình thì chủ sở hữu nguyên vật liệu có quyền yêu cầu giao lại vật mới; nếu có nhiều chủ sở hữu nguyên vật liệu thì những người này là đồng chủ sở hữu theo phần đối với vật mới được tạo thành, tương ứng với giá trị nguyên vật liệu của mỗi người. Chủ sở hữu nguyên vật liệu bị chế biến không ngay tình có quyền yêu cầu người chế biến bồi thường thiệt hại.
3.3. Chiếm hữu liên tục
Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.
Theo khái niệm mà Bộ luật Dân sự đưa ra, chiếm hữu liên tục ở đây không nhất định phải là chiếm hữu trực tiếp, tức là, người chiếm hữu là chủ thể chiếm hữu trực tiếp nắm giữ, chi phối, thực hiện việc chiếm hữu thực tế trong một khoảng thời gian kéo dài liên tục mà có thể người chiếm hữu không trực tiếp thực hiện hành vi chiếm hữu nhưng cũng không chấm dứt việc chấm hữu mà chỉ giao lại cho một chủ thể khác chiếm hữu. Trường hợp sau vẫn được coi là chiếm hữu liên tục nếu thỏa mãn điều kiện việc chiếm hữu trong một khoảng thời gian liên tục mà không có tranh chấp về quyền tài sản hoặc có tranh chấp nhưng chưa có kết luận của cơ quan Nhà nước về nội dung tranh chấp đó.
3.4. Chiếm hữu công khai
Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình.
Người thực hiện chiếm hữu công khai là chủ thể không phải chủ sở hữu tài sản. Tuy nhiên người này thực hiện chiếm hữu công khai, để tất cả mọi người đều biết về việc người đó đang chiếm hữu tài sản, cũng như tính năng, công dụng của tài sản.
Mặt khác, việc chiếm hữu không công khai không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng chiếm hữu không ngay tình, quyền chiếm hữu không hợp pháp của người chiếm hữu. Công khai hoặc không công khai tình trạng chiếm hữu là sự lựa chọn của người chiếm hữu và pháp luật tôn trọng quyền lựa chọn đó, không một chủ thể nào có quyền suy đoán về việc chiếm hữu không ngay tình, không có quyền chiếm hữu của người chiếm hữu chỉ vì lý do người đó không công khai thực hiện chiếm hữu.
=> Xem thêm: Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản
4. Quy định về suy đoán tình trạng và quyền của người chiếm hữu
Thực tế rất khó để kết luận chắc chắn rằng một người chiếm hữu là ngay tình hay không ngay tình trong trường hợp người đó chiếm hữu không có căn cứ pháp luật mà ta chỉ có thể suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu dựa trên một số nguyên tắc mà Bộ luật Dân sự quy định.
Cụ thể, Bộ luật Dân sự 2015 quy định rằng thông thường người chiếm hữu sẽ được suy đoán là ngay tình, trường hợp người nào cho rằng người chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh sự không ngay tình của người đó. Trường hợp có tranh chấp về quyền đối với tài sản thì người chiếm hữu được suy đoán là người có quyền đó. Người có tranh chấp với người chiếm hữu phải chứng minh về việc người chiếm hữu không có quyền. Người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai được áp dụng thời hiệu hưởng quyền và được hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Lưu ý: Như vậy, người đang chiếm hữu tài sản dù trực tiếp hay gián tiếp đều được suy đoán là chiếm hữu ngay tình, có quyền chiếm hữu đối với tài sản đó và không có nghĩa vụ phải chứng minh. Trường hợp có tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh thì bên tranh chấp, người có nghi ngờ phải chứng minh được việc chiếm hữu không ngay tình của người chiếm hữu. Ngoài ra, việc chiếm hữu không liên tục, không công khai không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu.
Ảnh 2. Quy định pháp luật về chiếm hữu?_Hotline: 0972118764
5. Bảo vệ việc chiếm hữu
Như đã phân tích ở trên, người chiếm hữu được suy đoán về tình trạng chiếm hữu ngay tình và được áp dụng thời hiệu hưởng quyền, hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản chiếm hữu mang lại như người có quyền chiếm hữu mà không cần phải chứng minh. Đây là một quy định bảo vệ tốt hơn cho người chiếm hữu và bất lợi hơn cho những người đi đòi khôi phục chiếm hữu (đòi về tình trạng chiếm hữu, quyền chiếm hữu hoặc cả hai).
Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định rằng trường hợp việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người chiếm hữu có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại. Ta thấy rằng, các quy định của Bộ luật Dân sự 2015 bảo vệ mạnh mẽ việc chiếm hữu của người đang chiếm hữu tài sản và đối với những người phản đối việc chiếm hữu của người chiếm hữu bắt buộc phải chứng minh lý do người chiếm hữu không được chiếm hữu, có quyền chiếm hữu tài sản để dành lại sự chiếm hữu cho mình.
=> Xem thêm: Quy định pháp luật về quyền chiếm hữu?
II. BẠN NÊN LỰA CHỌN MỘT TỔ CHỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT?
Một tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý chất lượng và uy tín cần có một số tiêu chí như sau:
Thứ nhất: Phải là tổ chức pháp lý chính thống, có giấy phép hoạt động hợp pháp;
Thứ hai: Có Ban lãnh đạo phải là luật sư, giàu kinh nghiệm và có học vị cao thì càng tốt;
Thứ ba: Có đội ngũ luật sư, hệ thống nhân sự bài bản, chuyên nghiệp, được đào tạo kỹ lưỡng;
Thứ tư: Thân thiện, tận tâm và nỗ lực hết sức vì lợi ích của khách hàng. Coi sự hài lòng của khách hàng, chất lượng công việc là danh dự của chính mình;
Thứ năm: Quy trình cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, chu đáo, linh hoạt và logic để tối ưu hóa hiệu suất công việc, đồng thời tiết kiệm tối đa thời gian của khách hàng;
Thứ sáu: Giá dịch vụ hợp lý, cạnh tranh;
Thứ bảy: Dịch vụ phong phú cả về lĩnh vực cung cấp tới các gói dịch vụ trong cùng một lĩnh vực để khách hàng lựa chọn gói dịch vụ phù hợp, cũng như có thể hỗ trợ toàn diện cho khách hàng trong suốt quá trình hoạt động;
Thứ tám: Có năng lực Kết nối – Xúc tiến quan hệ thương mại cho khách hàng nếu khách hàng có nhu cầu,…
Việc tìm kiếm cho mình một tổ chức tư vấn pháp lý toàn diện, chuyên nghiệp và uy tín là điều mà bất cứ khách hàng nào cũng mong muốn. Bởi không ai muốn bị rủi ro thiệt hại cả về tài chính lẫn thời gian mà kết quả lại không đạt được như kỳ vọng. Tuy nhiên để tìm được tổ chức như vậy thì không phải là điều dễ dàng bởi số lượng đơn vị cấp dịch vụ tại thị trường Việt Nam hiện nay là rất nhiều với chất lượng khác nhau.
Một gợi ý cho bạn rằng, Công ty Luật TNHH TLK của chúng tôi tuy không dám nhận là công ty cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất thị trường nhưng Chúng tôi thỏa mãn tất cả các tiêu chí nêu trên và còn nhiều hơn thế, chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn tốt cho Quý vị.
=> Xem thêm: Quy định pháp luật về sở hữu riêng?
III. MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN TỚI QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CHIẾM HỮU
Câu hỏi 1: Cụ C – người hàng xóm của tôi vì bệnh tật mà mất năm 1980, sinh thời tuy không có quan hệ ruột già nhưng do thấy hoàn cảnh gia đình tôi khó khăn, con trai cụ lại đi làm ăn xa xứ nên cụ đã cho chúng tôi quản lý, sử dụng mảnh đất trống cạnh nhà có diện tích hơn 100m2. Khi ra đi cụ không kịp để lại di chúc, duy chỉ có một anh con trai là người thân lại biệt tích không thấy trở về, gia đình tôi đứng ra lo liệu ma chay cho cụ. Đến nay, anh con trai cụ C quay trở lại đòi quyền thừa kế đối với mảnh đất và yêu cầu chúng tôi phải bồi thường do chiếm hữu trái phép mảnh đất của anh ta. Thưa luật sư, liệu anh con trai kia làm đúng hay sai, chúng tôi có phải bồi thường cho anh ta hay không?
Trả lời:
Câu trả lời là không.
Trong trường hợp của gia đình anh, tuy anh không phải là người chiếm hữu có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình. Theo Bộ luật Dân sự 2015, anh đã chiếm hữu ngay tình, công khai, liên tục trong thời hạn hơn 30 năm (kể từ trước năm 1980 đến nay là năm 2022 đã hơn 30 năm) đối với bất động sản thì anh có quyền xác lập quyền sở hữu đối với mảnh đất ấy.
Thêm vào đó, anh con trai cụ C đã không còn quyền thừa kế do đã hết thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế. Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trong tình huống trên không có người thừa kế đang quản lý di sản nên di sản (mảnh đất hơn 100m2) sẽ thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu, tức anh đã xác lập quyền sở hữu đối với mảnh đất trên và được quyền sử dụng, quản lý, hưởng lợi tức, hoa lợi từ mảnh đất đó mang lại mà không phải bồi thường thiệt hại hay bị đòi quyền tài sản đối với mảnh đất trên.
Câu hỏi 2: Đầu năm nay, tôi có mua một chiếc điện thoại từ cửa tiệm cầm đồ và vào thời điểm mua tôi không biết rằng thực ra chiếc điện thoại ấy là sản phẩm của một tay trộm cắp tên B gán nợ cho cửa hàng trên. Chủ của chiếc điện thoại – anh A đã tìm đến tôi và yêu cầu tôi phải trả lại điện thoại cho anh ta nếu không sẽ trình báo lên công an phường. Điện thoại thì cũng đã mua, tiền cũng đã trả, tôi có phải trả lại điện thoại cho anh A không?
Trả lời:
Câu trả lời là không.
Ở đây, anh A là chủ sở hữu có quyền chiếm hữu đối với chiếc điện thoại bị trộm cắp, còn anh là người mua chiếc điện thoại có giao dịch với cửa hàng cầm đồ mà không biết được nguồn gốc trộm cắp của chiếc điện thoại đó, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, anh đang là người chiếm hữu chiếc điện thoại ngay tình. Cũng dựa trên quy định của Bộ luật này nêu rằng, chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại. Như vậy, giả sử giao dịch dân sự mua bán chiếc điện thoại của anh và cửa tiệm cầm đồ thỏa mãn đầy đủ các yếu tố không vô hiệu thì anh đang là bên thứ ba ngay tình trong tình huống này, anh có quyền sở hữu (bao gồm cả quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt) đối với chiếc điện thoại trên và không phải trả lại chiếc điện thoại cho A. A cũng không có quyền đòi lại từ anh mà phải đòi yêu cầu bồi thường từ B – tên trộm cắp chiếc điện thoại này.
=> Xem thêm: Người bán đất không phải là chủ sở hữu đất thì có thể kiện về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?
Trên đây là một số nội dung tổng hợp tư vấn mà Chúng tôi xin dành tới Quý Khách hàng. Với tư cách là đơn vị cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn thấu hiểu và sẵn sàng đồng hành giải quyết những nhu cầu cũng như những khó khăn mà Quý Khách hàng đang gặp phải. Nếu còn vướng mắc hoặc cần tư vấn chuyên sâu hơn, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ tới số tổng đài: 0972118764 để được luật sư tư vấn trực tiếp (tư vấn hoàn toàn miễn phí).
Xin chân thành cảm ơn Quý vị!
Phòng Tố tụng – Công ty Luật TNHH TLK
CÔNG VIỆC CÔNG TY LUẬT TNHH TLK THỰC HIỆN
1. Tư vấn cho Quý khách hàng tất cả các vấn đề pháp lý liên quan tới đời sống xã hội, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư.
2. Cung cấp tới Quý Khách hàng, đại diện thực hiện tất cả các dịch vụ pháp lý liên quan tới đời sống xã hội, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư.
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI
1. Hỗ trợ cho Quý Khách hàng trong việc kết nối – xúc tiến thương mại trong quá trình hoạt động.
2. Chiết khấu % phí dịch vụ khi Quý Khách hàng sử dụng dịch vụ lần thứ hai.
3. Chăm sóc tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật doanh nghiệp trong một năm (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).
4. Chăm sóc, tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật thuế - kế toán cho doanh nghiệp trong vòng một năm (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).
5. Cung cấp hệ thống quản trị nội bộ doanh nghiệp (nếu Quý Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI MỚI NHẤT TẠI ĐÂY
Chúng tôi luôn sẵn sàng làm người bạn đồng hành, tận tâm và là điểm tựa pháp lý vững chắc cho Quý Khách hàng.
Kính chúc Quý Khách hàng sức khỏe cùng sự phát triển thịnh vượng!
Trong trường hợp có nhu cầu cần tư vấn, sử dụng dịch vụ Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH TLK
- ĐT: +(84) 243 2011 747 Hotline: (+84) 97 211 8764
- Email: info@tlklawfirm.vn Website: tlklawfirm.vn