TỰ XÂY DỰNG, LẮP RÁP TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ DÙNG TÀI SẢN NÀY PHỤC VỤ CHO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP |
|
CÂU HỎI |
Thưa Luật sư, tôi là giám đốc Công ty CP B, Công ty Chúng tôi chuyên sản xuất linh kiện máy móc, trong khẩu tổ chức sản xuất có bộ phận đánh bóng sản phẩm. Hiện nay, bộ phận đánh bóng sản phẩm có chế tạo được một máy đánh bóng sản phẩm và dự kiến đưa vào hoạt động, mong Luật sư tư vấn cho Chúng tôi một số nội dung: 1. Công ty chúng tôi có thể tự sản xuất máy đánh bóng sản phẩm để đưa vào sản xuất hay không? 2. Máy đánh bóng sản phẩm đó phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì trước khi đưa vào hoạt động? 3. Công ty chúng tôi phải thực hiện những yêu cầu gì theo quy định của pháp luật để đưa máy đánh bóng đó vào hoạt động sản xuất? Chúng tôi xin cảm ơn. |
BÀI VIẾT LIÊN QUAN |
1. Điều kiện để doanh nghiệp được chứng nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ 2. Cơ quan quản lý hệ thống đo đếm điện năng (TU-TI) của trạm biến áp |
Cảm ơn Quý Khách hàng đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật TNHH TLK, trên cơ sở quy định pháp luật và thực tiễn giải quyết, chúng tôi xin gửi tới Quý Khách hàng nội dung tư vấn như sau: |
CƠ SỞ PHÁP LÝ |
1. Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số: 69/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014; 2. Nghị định số: 91/2015/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 13 tháng 10 năm 2015 Về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp; 3. Thông tư số: 200/2015/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành ngày 15 tháng 12 năm 2015 Hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nuớc và doanh nghiệp có vốn nhà nước 4. TCVN 2290:1978 đối với nhóm thiết bị sản xuất - yêu cầu chung về an toàn; 5. TCVN 5184-90 đối với máy cắt kim loại; 6. TCVN 7996-2-3:2014 về Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ - An toàn - Phần 2-3: Yêu cầu cụ thể đối với máy mài, máy đánh bóng và máy làm nhẵn kiểu đĩa; 7. Các văn bản pháp luật hướng dẫn khác có liên quan. |
NỘI DUNG TƯ VẤN |
1. Công ty Công ty chúng tôi có thể tự sản xuất máy đánh bóng sản phẩm để đưa vào sản xuất hay không? Căn cứ Khoản 1 Điều 35 Thông tư số: 200/2015/TT-BTC quy định về tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình như sau: “a) Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá. b) Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình. c) Những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau thành một hệ thống để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:” Tham chiếu quy định của pháp luật hiểu rằng Tài sản cố định là những tài sản có trạng thái vật chất, sử dụng vào mục đích sản xuất và do doanh nghiệp nắm giữ. Bên cạnh đó, Tài sản cố định phải là tài sản đáp ứng được các tiêu chí như có kết cấu độc lập hoặc có nhiều bộ phận liên kết với nhau thành một kết cấu hoàn chỉnh, thống nhất để có thể thực hiện một chức năng nhất định…. Do vậy, máy mài mà Quý Công ty sản xuất ra sẽ được coi là một Tài sản cố định. Bên cạnh đó căn cứ tiết d2 Khoản 1 Điều 35 thông tư số: 200/2015/TT-BTC quy định như sau: “……….()…….Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu hình cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. - Trong cả hai trường hợp trên, nguyên giá TSCĐ bao gồm cả chi phí lắp đặt, chạy thử trừ giá trị sản phẩm thu hồi trong quá trình chạy thử, sản xuất thử. Doanh nghiệp không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình các khoản lãi nội bộ và các khoản chi phí không hợp lý như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự sản xuất.” Tham chiếu quy định của pháp luật được viện dẫn nêu trên thấy rằng, Quý Công ty hoàn toàn có thể tự xây dựng, lắp ráp Tài sản cố định và dùng tài sản này phục vụ cho quá trình sản xuất của mình. Nguyên giá của Tài sản cố định hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của Tài sản cố định hữu hình cộng với các chi phí trực tiếp liên quan tới việc đưa Tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. 2. Máy đánh bóng sản phẩm đó phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì trước khi đưa vào hoạt động? Công ty chúng tôi cần phải thực hiện những yêu cầu gì để đưa máy đánh bóng vào sử dụng? Liên quan tới máy đánh bóng sản phẩm, trước khi đưa vào sử dụng Quý Công ty cần xác định kết cấu, thông số kỹ thuật…vv phải phù hợp với các quy định tại TCVN 2290:1978, TCVN 5184-90; TCVN 7996-2-3:2014. Theo đó, thiết bị sản xuất là máy đánh bóng phải an toàn khi lắp ráp, tháo dỡ, vận hành, sửa chữa, vận chuyển và bảo quản, khi sử dụng từng bộ phận hoặc đồng bộ hoặc cả hệ thống công nghệ. Trong quá trình vận hành thiết bị không được phát sinh những chất độc hại làm bẩn môi trường xung quanh (không khí, đất, nước...) vượt quá mức quy định, phải đảm bảo về an toàn về cháy, nổ. Bên cạnh đó, thiết bị khi vận hành theo tài liệu kĩ thuật đã quy định, không được gây ra nguy hiểm do tác dụng của độ ẩm, bức xạ mặt trời, rung xóc, áp suất và nhiệt độ cao hay thấp, chất xâm thực, tải trọng gió. Thêm nữa, máy đánh bóng với bánh mài bằng vải, yêu cầu bánh mài bằng vải cần phải được che chắn bằng vỏ che bảo vệ nhưng không gây trở ngại khi làm việc. Trong trường hợp có yêu cầu cần hút bụi trong vùng gia công thì vỏ che bảo vệ còn cần có khả năng thu gom bụi và có thể nối ghép với thiết bị hút bụi. Căn cứ theo yêu cầu, quy định của pháp luật, Quý Công ty cần xây dựng một bộ tài liệu kỹ thuật hướng dẫn sử dụng máy, các Quy chuẩn kỹ thuật của máy phải phù hợp với các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật theo quy định. Một vấn đề nữa, hiện tại pháp luật chưa quy định rõ nghĩa vụ thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận hợp quy máy móc thiết bị đối với trường hợp tự sản xuất máy móc rồi đưa vào sử dụng như Quý Công ty. Tuy nhiên, Chúng tôi kiến nghị rằng Quý Công ty nên liên hệ tới Tổng Cục đo lường tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam để xác định xem Quý Công ty có thuộc đối tượng cần phải xin cấp Giấy chứng nhận hợp quy máy móc thiết bị hay không để có cơ sở thực hiện cho đúng, từ đó sẽ giúp Quý Công ty yên tâm hơn khi đưa máy đánh bóng vào hoạt động. Kính thưa Quý khách hàng, với tư cách là đơn vị cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn thấu hiểu và sẵn sàng đồng hành giải quyết những nhu cầu cũng như những khó khăn mà Quý Khách hàng đang gặp phải. Bởi vậy, trong suốt quá trình hoạt động của mình, chúng tôi xác định giá dịch vụ cạnh tranh, chất lượng công việc và sự hài lòng của khách hàng luôn là mục tiêu quan trọng nhất. Điều đó không chỉ được thể hiện cụ thể thông qua quy trình xử lý chuyên nghiệp, chất lượng công việc mà còn thể hiện ở những cam kết và ưu đãi mà chúng tôi dành tặng Quý Khách hàng. |
CÔNG VIỆC TLK THỰC HIỆN |
1. Tư vấn cho Quý khách hàng tất cả các vấn đề pháp lý liên quan tới đời sống xã hội, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài;
2. Cung cấp tới Quý Khách hàng, đại diện thực hiện tất cả các dịch vụ pháp lý liên quan tới đời sống xã hội, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài. |
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI |
1. Hỗ trợ cho Quý khách hàng trong việc kết nối – xúc tiến thương mại trong quá trình hoạt động. 2. Chiết khấu 12% phí dịch vụ khi quý khách hàng sử dụng dịch vụ lần thứ 2. 3. Chăm sóc tư vấn pháp lý miễn phí về pháp luật doanh nghiệp trong một năm (nếu Quý khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).
Kết quả thi hành nghề luật sư đợt 2 năm 2023 |